Trường THPT Marie Curie tăng cường giáo dục đạo đức học sinh sau vụ ẩu đả ngoài nhà trường
Sáng 30-10, trao đổi với PV Báo SGGP, ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (quận 3, TPHCM) xác nhận, đã xảy ra một vụ học sinh của trường ẩu đả ngoài khuôn viên trường học trong tuần qua.
Sau vụ việc, nhà trường tăng cường giáo dục đạo đức học sinh.
Theo đó, ngay khi nhận được tin báo từ học sinh, lãnh đạo nhà trường đã chủ động báo cho cơ quan công an tại địa phương để tiến hành lấy lời khai của các bên liên quan và xác minh vụ việc.
Trường THPT Marie Curie, nơi có học sinh tham gia vụ ẩu đả ngoài nhà trường
Qua xác minh ban đầu từ cơ quan công an cho biết, vụ việc xảy ra vào tối ngày 21-10. Nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn của một nhóm học sinh khối 11 của trường. Tối hôm đó, các học sinh này đã hẹn gặp nhau ngoài khuôn viên trường học để giải quyết mâu thuẫn.
Tại đây, do mâu thuẫn không được giải quyết nên các học sinh đã rượt đuổi và chém nhau dẫn đến một học sinh bị thương ở mặt, phải vào viện khâu vết thương và xuất viện ngay trong đêm. Ngoài ra, một học sinh khác cũng bị chém đứt gân tay, vừa trải qua ca phẫu thuật tại Bệnh viện nhân dân Gia Định và đã xuất viện hôm 23-10.
Video đang HOT
Hiện tại, tất cả học sinh đều đi học bình thường trở lại.
Công an phường 6, quận 3 đã nhận được tin báo và tiến hành lấy lời khai của các học sinh có liên quan, với sự chứng kiến của gia đình các em. Ngoài nhóm học sinh của Trường THPT Marie Curie, vụ việc còn liên quan đến một số học sinh của một trường THPT khác trên địa bàn quận Tân Phú.
Ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie cho biết, sự việc xảy ra ngoài nhà trường nên sau khi có biên bản kết luận từ phía công an, nhà trường sẽ lập hội đồng kỷ luật để xem xét, đưa ra hình thức xử lý phù hợp đối với những học sinh này.
Tuy nhiên, do các học sinh tham gia vụ ẩu đả đều là lần đầu tiên vi phạm nên nhà trường sẽ cân nhắc, đưa ra các hình thức kỷ luật phù hợp để vừa có tính răn đe, vừa tạo cơ hội cho các em sửa chữa sai lầm.
Ngoài ra, cũng theo thầy hiệu trưởng, ngay sau khi xảy ra vụ việc, thứ hai vừa qua (ngày 28-10), trong giờ sinh hoạt đầu tuần, nhà trường đã mời chuyên gia tâm lý và đại diện cơ quan công an đến sinh hoạt với học sinh toàn trường về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, tránh để xảy ra mâu thuẫn không đáng có.
Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt định kỳ giữa ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm, nhà trường cũng thường xuyên nhắc nhở các thầy, cô giáo chú ý lồng ghép việc giáo dục văn hóa, hành xử của học sinh trong và ngoài nhà trường, cũng như có sự phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục các em.
THU TÂM
Theo sggp
Giáo dục đạo đức thông qua tất cả môn học trong Chương trình mới
Cử tri tỉnh Bình Dương thể hiện quan ngại về vấn đề đạo đức của người dân hiện nay, trong đó có một phần liên quan đến trách nhiệm của nhà trường trong giáo dục đạo đức học sinh.
Ảnh minh họa/INT
Do đó, đề nghị trong chương trình giảng dạy đạo đức ở nhà trường cần chú trọng nêu nhiều tấm gương tốt, người thật, việc thật góp phần lan tỏa các phẩm chất đạo đức tốt trong xã hội.
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh được thực hiện thông qua tất cả các môn học, hoạt động giáo dục, trong đó môn Giáo dục công dân (ở tiểu học gọi là môn Đạo đức, ở THCS gọi là môn Giáo dục công dân, ở THPT gọi là môn Giáo dục kinh tế và pháp luật) đóng vai trò quan trọng.
Để tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở GD-ĐT triển khai đồng bộ nhiều giải pháp:
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cấp các ngành, tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và môi trường xã hội lành mạnh.
Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT về giáo dục đạo đức, lối sống. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình tư tưởng, đạo đức học sinh.
Nêu nhiều tấm gương việc tốt, các trường hợp điển hình, gần gũi với đời sống học sinh trong chương trình giảng dạy đạo đức ở nhà trường.
Rà soát, tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên vào trong các môn học chính khóa: Các chuyên đề lễ giáo cho trẻ em mầm non, môn Đạo đức cho học sinh tiểu học, môn Giáo dục công dân cho học sinh trung học và các môn học, hoạt động giáo dục khác.
Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức: Chú trọng việc tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động khám phá, phân tích, khai thác các thông tin, xử lý các tình huống thực tiễn, các trường hợp điển hình, gần gũi với đời sống học sinh; coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm để học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, từ đó tự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai; vận dụng các hình thức giáo dục theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả (dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài trường); tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho học sinh; kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục của gia đình và xã hội. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Nền giáo dục tiên tiến là nền giáo dục phải chăm lo, ưu tiên cho học sinh khó khăn Chia sẻ tại Hội thảo "30 năm mô hình giáo dục Đinh Tiên Hoàng và giải pháp giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông hiện nay", Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) cho rằng: Một nền giáo dục văn minh, tiên tiến trước hết phải chăm...