Trường THCS Giảng Võ, 30 năm chặng đường phát triển
Ngày 15/11/2019, Trường THCS Giảng Võ đã long trọng tổ chức 30 năm ngày thành lập và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ.
Tới tham dự buổi lễ cùng thầy và trò trường THCS Giảng Võ trong ngày kỷ niệm 30 năm thành lập trường có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại diện UBND thành phố Hà Nội, Đảng ủy, UBND quận Ba Đình, phường Giảng Võ…
Thứ trưởng Bộ Tư pháp ông Phan Chí Hiếu tới tham dự cùng thầy và trò Trường THCS Giảng Võ. (thứ 3 từ trái sang)
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Hôm nay trường THCS Giảng Võ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Đây chính là phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng cho những đóng góp của thầy và trò trường THCS Giảng Võ.
Ngày 26/9/1989, trường THCS Giảng Võ được thành lập theo quyết định của UBND quận Ba Đình. Sau 30 năm trường đã có những bước trưởng thành và phát triển vượt bậc với quy mô 74 lớp, gần 4000 học sinh và gần 200 cán bộ giáo viên, nhân viên…
Buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ.
Trong thời gian hoạt động nhà trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy; không ngừng mở rộng, cập nhật kiến thức cho giáo viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chất lượng giảng dạy, phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm…
Nhà trường luôn xác định mục tiêu rõ ràng và nhất quán đó là lấy giáo dục toàn diện là trọng tâm cho mọi hoạt động trong nhà trường, học sinh là tâm điểm của hoạt động dạy và học. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động cũng như nội dung giáo dục phù hợp cho công tác dạy và học, tạo dựng môi trường giáo dục khoa học, hài hòa, thân thiện.
Thầy giáo Đoàn Công Thạo – Hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ phát biểu khai mạc buổi lễ.
Chính vì vậy học sinh trường Giảng Võ không chỉ được dạy dỗ đầy đủ toàn diện về kiến thức khoa học phổ thông cơ bản, phát triển năng khiếu, khả năng sáng tạo, rèn luyện thể chất mà còn phát triển năng khiếu khả năng sáng tạo….
Kết quả nhà trường đạt được đó là nhiều thành tích tích cực qua các năm, tỷ lệ học sinh khá giỏi trên 90%, trong đó học sinh giỏi trên 70% nhiều học sinh đạt thủ khoa trong các kỳ thi tuyển sinh vào trường chuyên THPT.
Riêng học sinh lớp 9 của nhà trường đã giành được 2453 giải học sinh giỏi cấp Quận và 1016 giải cấp Thành phố, 623 giải Quốc gia – Khu vực và Quốc Tế.
Video đang HOT
Các em học sinh tới tham dự buổi lễ đông đủ trong bộ đồng phục nhà trường.
Trong 30 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã vinh dự được tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ của Thành phố Hà Nội và của ngành Giáo dục cụ thể:
Bằng khen của Thành phố Hà Nội: 2 lần vào năm 2005 và 2008; Lá cờ đầu Thành phố Hà Nội: 8 lần
Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008; Bằng khen của Chính phủ năm 2008; Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của Chính phủ; Cờ đơn vị tiêu biểu xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương lao động hạng Nhì; Huân chương lao động hạng Nhất; Huân chương độc lập hạng Ba.
Không khí trang nghiêm tại buổi lễ.
Học sinh các khối lớp tập trung tại sân trường.
30 năm vì Giảng Võ là nhà.
Để có được kết quả như ngày hôm nay đó là 30 năm của tinh thần đoàn kết, phát huy trí tuệ, sự lỗ lực, cố gắng của thế hệ các nhà giáo, học sinh, kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành, sự giúp dỡ ủng hộ của các cơ quan đơn vị, phụ huynh học sinh…
Ngọc Huy
Theo phapluatplus
Những "mẹ hiền" lặng thầm mà cao cả
Đó là những "mẹ hiền" có tấm lòng cao đẹp, đã không quản khó nhọc, kiên trì nỗ lực dìu dắt những học sinh thiếu may mắn vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.
Thời gian gần đây, môi trường giáo dục nước ta phần nào bị ảnh hưởng bởi những vụ việc đáng tiếc như gian lận thi cử, bạo lực học đường, lạm thu tài chính... Đó là những mảng tối rải rác trong sân trường, đã ít nhiều gây hoang mang dư luận.
Nhưng thật đáng mừng, bất chấp những tồn tại đó, bao năm qua, bức tranh giáo dục nước nhà vẫn sáng lên những gam màu tươi vui, trong trẻo với đông đảo những tấm gương nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước, trọn đời sống và làm việc với tâm huyết "tất cả vì học sinh thân yêu".
Sát cánh cùng đội ngũ giáo viên đông đảo trong các trường phổ thông, nhiều nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ chuyên biệt, đang ngày đêm tận tụy gieo niềm hy vọng cho những trẻ em thiệt thòi, có hoàn cảnh đặc biệt ở các trường chuyên biệt.
Đó là những tấm gương mẫu mực, xứng đáng được xã hội tôn vinh và đội ngũ nhà giáo cả nước noi theo.
Nghề giáo đòi hỏi một sự hy sinh, yêu nghề, mến trẻ và đối với các giáo viên dạy trẻ khuyết tật, sự hy sinh này còn lớn lao, vất vả, gian khổ cực nhọc hơn rất nhiều.
Người dạy học ở các trường chuyên biệt phải có một ý chí, nghị lực phi thường và trên hết phải có tấm lòng yêu thương cao cả thì mới có thể bám trụ được với nghề.
Niềm hạnh phúc của nhà giáo dạy trẻ khuyết tật là giúp cho học sinh lạc quan, tự khẳng định bản thân, có niềm tin vào cuộc sống và có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trong đội ngũ nhà giáo đang ngày đêm dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, nổi bật lên những tấm gương sáng mẫu mực, đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến trong giáo dục học sinh khuyết tật, chuyên biệt, đóng góp cho xã hội một cách lặng thầm với nghị lực phi thường và tấm lòng yêu thương học sinh cao cả.
Có thể kể đến cô giáo Phạm Thị Thu Thanh, giáo viên Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, (Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh) với hành trình hàng chục năm trời miệt mài chăm nuôi, dạy dỗ trẻ khiếm thị.
Cô là một trong số các giáo viên từng được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" tôn vinh các nhà giáo dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội.
Đó là cô Hoàng Thị Nguyệt, giáo viên Trường giáo dục Chuyên biệt Hy Vọng quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, suốt 23 năm qua luôn dành nhiều tâm huyết để dạy dỗ học sinh chuyên biệt, được các em yêu mến, có uy tín với phụ huynh học sinh.
Với tình yêu nghề nồng cháy, cô xác định việc dạy học sinh chuyên biệt là niềm hạnh phúc của bản thân, thôi thúc cô luôn tận tâm với công việc mình đã chọn.
Sát cánh cùng đội ngũ nhà giáo đương nhiệm là những cựu giáo chức đáng kính, những nhà giáo tuy đã nghỉ hưu vẫn tâm huyết với công tác nuôi dạy trẻ chuyên biệt.
Có thể kể đến cô giáo Trương Thị Thu Cúc, 64 tuổi, ngụ huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Từ sau ngày nghỉ hưu đến nay, cô mở lớp học tình thương dạy những trẻbị bệnh Down, thiểu năng trí tuệ hay có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn, trích lương hưu mua sách vở, bút mực cho các em.
Cô còn vận động các mạnh thường quân hỗ trợ dụng cụ học tập, tặng quần áo, xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn, mua thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho tất cả các em.
Tiếp theo là cô giáo Trần Thị Mươn (59 tuổi, ngụ Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
Tuy gia đình chẳng mấy khá giả nhưng thấy nhiều em nhỏ trong xóm không được đến lớp, cô bèn tự đi học lớp sơ cấp sư phạm, xong về quê bỏ tiền túi mở lớp tình thương xóa mù chữ, sắm bàn ghế, tập sách, quần áo, rồi đi đến từng nhà vận động những đứa trẻ không được đến trường, đến lớp học xóa mù chữ dành riêng cho những em nhỏ nhà nghèo, cảnh đời bất hạnh và thiếu thốn tình thương.
Cô giáo Nguyễn Thị Huỳnh Nga được nhận giải thưởng KOVA 2016 ở hạng mục "Sống đẹp" (Ảnh: baovinhlong.com.vn).
Cạnh đó là cô giáo Nguyễn Thị Huỳnh Nga (62 tuổi, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) là một trong 7 cá nhân trên toàn quốc vinh dự được nhận giải thưởng KOVA ở hạng mục Sống đẹp về "những việc làm tốt đẹp, lan tỏa tính nhân văn trong cộng đồng".
Gần 20 năm qua cả lúc đang công tác lẫn khi nghỉ hưu cô mở lớp tình thương dạy miễn phí cho trên 700 trẻ em mồ côi, thiểu năng, tâm thần nhẹ, lang thang cơ nhỡ không có điều kiện đến trường, khiến mọi người khâm phục.
Thêm một nhà giáo đáng kính khác là cô giáo Hoàng Thị Yên, ngót 60 tuổi, có thâm niên hơn 37 năm dạy tiểu học ở huyện vùng cao Ba Chẽ (Quảng Ninh).
Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, lại chưa từng được đào tạo về chuyên ngành dạy trẻ khuyết tật, nhưng bằng tình yêu thương, trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề nghiệp, qua gần 40 năm cô đã giảng dạy và giúp rất nhiều học sinh khuyết tật vùng cao hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.
Nhiều cựu giáo chức thủ đô Hà Nội cũng nêu cao những tấm gương sáng mẫu mực.
Đó là nhà giáo Đỗ Thị Thoa, sinh năm 1943, ở thị xã Sơn Tây, từ khi nghỉ hưu năm 1993 cho đến nay, cô tự trích lương hưu của mình, mua đồ dùng học tập, đồ ăn, nước uống và đồng phục cho học sinh, gây dựng và duy trì lớp học tình thương dành riêng cho các em thiểu năng trí tuệ, câm điếc.
Một tấm gương khác: cô Nguyễn Thị Côi ở quận Hoàng Mai, năm nay gần 80 tuổi, đã hơn 20 năm lập lớp học tình thương dạy miễn phí cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ, trẻ em nghèo và bị thiểu năng trí tuệ, mắc các bệnh về thần kinh... trên địa bàn thủ đô.
Còn nhiều lắm những tấm gương nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật, mà với dung lượng một bài báo khó có thể kể ra hết được.
Các cô đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến trong giáo dục học sinh khuyết tật, chuyên biệt. Dù đang công tác hay đã nghỉ hưu, với nghị lực phi thường và tấm lòng yêu thương cao cả, các cô luôn tự nguyện đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục trẻ kém may mắn, lặng thầm đóng góp cho xã hội, luôn được xã hội trân trọng.
Những tấm gương bình dị mà rất đỗi cao quý, những việc làm đậm tính nhân văn của các cô đã góp phần xoa dịu nỗi đau, giúp những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn vượt lên nghịch cảnh, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, hoàn toàn xứng đáng được xã hội tôn vinh.
Suốt bao năm qua, các cô hàng ngày cần mẫn nuôi dạy đàn con bất hạnh như những bà mẹ nhân hậu trong ca khúc quen thuộc "Cô và mẹ" của nhạc sĩ Phạm Tuyên: "Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền".
Đó là những "mẹ hiền" có tấm lòng cao đẹp, đã không quản khó nhọc, kiên trì nỗ lực dìu dắt những học sinh thiếu may mắn vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.
Với những cống hiến lặng thầm mà cao cả, các cô là những tấm gương rạng ngời đáng kính, đáng trọng, trọn đời tận tụy cống hiến, toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp "trồng người", đã góp phần to lớn làm đẹp thêm hình ảnh người giáo viên nhân dân.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tôi xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ, kính phục, xin chúc các "mẹ hiền" luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để tiếp tục chăm nuôi dạy dỗ trẻ em kém may mắn, đồng hành với sự nghiệp "trồng người" cao quý.
Đỗ Thành Dương
Theo giaoduc.net
10 cái camera trong lớp cũng không giúp 'cục cưng' của phụ huynh nên người 'Tôi đổ tiền vào trường này nên dĩ nhiên tôi sẽ đòi hỏi cao ở giáo viên'. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, một người mẹ đã dõng dạc tuyên bố trước lớp như thế. "Việc gắn hay không gắn camera không quan trọng bằng việc phụ huynh có hợp tác với giáo viên trong việc giáo dục con em mình hay...