Trưởng thành từ ngôi trường đặc biệt
Trường Giáo dưỡng số 3 – Bộ Công an (đóng tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), có chức năng quản lý, giáo dục trẻ em vị thành niên làm trái pháp luật, thuộc địa bàn các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên.
Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, nơi đây đang thực sự là môi trường giáo dục mẫu mực, giúp các em tu dưỡng, rèn luyện trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội…
Thầy giáo, Đại úy Huỳnh Ngọc Linh, Phó Hiệu trưởng Trường Giáo dưỡng số 3, đưa chúng tôi đi tham quan khu văn hóa của nhà trường. Chứng kiến buổi học văn hóa ở ngôi trường hết sức đặc biệt này, chúng tôi càng thêm cảm phục những người thầy “gieo mầm thiện” nơi đây.
Cũng bảng đen, phấn trắng; cũng những bài học về phép tính cộng trừ nhân chia… Chỉ khác, thầy cô giáo là những chiến sĩ Công an và học sinh là những đứa trẻ có một thời hư hỏng do sự nuông chiều; hoặc thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình.
Bỏ qua bao nhọc nhằn vất vả của cuộc sống còn nhiều khó khăn, các thầy cô giáo đã “hóa thân” thành những người cha, người mẹ để yêu thương, chăm sóc cho các em; giúp các em có một thời lầm lỗi xóa đi mặc cảm chú tâm học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt.
Học sinh Trường Giáo dưỡng số 3 được CBCS Công an dạy nghề mộc.
Chia sẻ với chúng tôi, Trung tá Nguyễn Anh Hữu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường được thành lập từ 40 năm trước (28-6-1977), theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quốc Hoàn ký. Khởi đầu là 3 gian nhà tranh tre nứa lá được tiếp quản từ cơ sở của Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ bàn giao lại.
Video đang HOT
Khu vực này giáp ranh với Khu căn cứ Huyện ủy Hòa Vang (còn gọi là Phú Túc), trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước là vùng giao tranh rất ác liệt giữa ta và địch, nhiều bộ đội, dân quân du kích, cán bộ hoạt động cách mạng và nhân dân ta hy sinh, chết bởi bom đạn của kẻ địch.
Sau giải phóng, đây được xem là vùng “rừng thiêng nước độc”, do bởi dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn… Những người lính đầu tiên sau khi tiếp quản bắt tay vào khai hoang phục hóa, tổ chức lại cuộc sống nơi vùng đất mới, tăng gia sản xuất và đón nhận hàng nghìn học sinh hư từ các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên gửi vào….
“Giờ đây, trường đã có một cơ sở vật chất khang trang, bề thế xây dựng bằng công sức của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, giáo viên, cán bộ tư vấn cùng hàng vạn học sinh thuộc các thế hệ của nhà trường. Bên cạnh việc giáo dục văn hóa, đạo đức, chính trị, pháp luật… trường còn đào tạo, hướng nghiệp và dạy nghề. Hầu hết, trẻ em vi phạm pháp luật vào đây đều được học văn hóa và học nghề”.
Trung tá Hữu tự hào bày tỏ rằng, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Trường Giáo dưỡng số 3 đã tổ chức tiếp nhận, nuôi dưỡng, quản lý gần 10 nghìn em, hầu hết trong số này đã tiến bộ ra trường.
Để giúp các em có điều kiện học văn hóa, nhà trường đã xây dựng Khu văn hóa với 12 phòng học cơ bản, bàn ghế theo tiêu chuẩn, có thể tổ chức cho các em học văn hóa trong ngày, hằng năm đều tổ chức thi học kỳ, thi tốt nghiệp cuối cấp.
Bằng các nguồn kinh phí hỗ trợ khác nhau, trường cũng đã đầu tư khu dạy nghề, phối hợp với các cơ sở dạy nghề uy tín trên địa bàn thành phố để đào tạo nghề và cấp chứng chỉ cho các em. Trong hơn 10 năm trở lại đây, trường đã tổ chức thi tốt nghiệp và cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho trên 1.000 học sinh với các nghề thông dụng như: điện tử, điện dân dụng, cơ khí gò hàn, sửa chữa xe máy, may mặc, xây dựng, uốn tóc, dệt chiếu, dệt khăn, mộc dân dụng, sơn nước…
Qua thống kê cho thấy, phần lớn trẻ em vào trường có các hành vi vi phạm như đánh nhau, gây rối TTCC, trộm cắp, cướp giật tài sản, ma túy, mại dâm… thậm chí có em phạm tội giết người. Hầu hết các em xuất thân từ hoàn cảnh gia đình nghèo khó, cha mẹ bỏ nhau; hoặc có cha mẹ vướng vào con đường tù tội, ma túy, gia đình thiếu quan tâm đến con cái…
Do vậy, tâm lý của trẻ hầu hết đều bị tổn thương nặng, các em thường có những hành động bột phát, thường hay chống đối, tính khí thất thường và rất dễ bị kích động. Hiểu được vấn đề này, những người thầy, người cô giáo nơi đây phải hết lòng thương yêu các em, nhiệt tình, kiên nhẫn, có kiến thức sư phạm, kiến thức sâu về tâm lý trẻ em, nhất là phải có cái tâm của người làm giáo dục.
Theo khảo sát của Công an các tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên những năm qua cho thấy, tỉ lệ trẻ em hư đưa vào trường nuôi dưỡng, giáo dục khi ra trường trở về địa phương tỉ lệ tái phạm rất ít.
Đặc biệt, tỉnh Quảng Ngãi 10 năm trở lại đây không có học sinh nào ra trường vi phạm pháp luật. Nhiều học sinh từ mái trường này trở về với xã hội đã phấn đấu học tập trở thành thạc sỹ, kỹ sư, bác sỹ, cán bộ, doanh nhân, công nhân lành nghề, đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với những thành tích đạt được, trong 40 năm qua, Trường Giáo dưỡng số 3 đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng Ba; hàng trăm lượt cán bộ, giáo viên được tặng thưởng Huân, Huy chương, Kỷ niệm chương và Bằng khen.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập trường, tập thể nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước ký Quyết định tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Điều hạnh phúc nhất đối với đội ngũ những người thầy, cô giáo mặc trang phục CAND công tác tại ngôi trường này đó là nhiều học sinh do mình nuôi dưỡng, giáo dục đã trở thành những đảng viên, cán bộ nhà nước… cùng góp sức mình xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trên đường phát triển và hội nhập.
(Theo Công An Nhân Dân)
Đối mặt với cuộc chiến chống cái chết trắng
Theo nhận định của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, nước ta có nhiều cung đường nóng về ma túy.
Ngày 21/3, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã đến thăm và động viên tinh thần của Ban chuyên án thuộc C47.
Ngoài khu vực "Tam giác vàng", thì Quốc lộ 6 dài trên 500 Km đi qua 4 tỉnh: Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên; Tuyến quốc lộ số 1: Hà Nội - Lạng Sơn có chiều dài 154 km đi qua 4 tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn; Các tuyến đường 7; đường 8; đường 9 là những tuyến đường huyết mạch qua các cửa khẩu biên giới Việt - Lào.
Đây là những cung đường mà bọn tội phạm thường xuyên lợi dụng để vận chuyển ma túy đi các tỉnh tiêu thụ, hoặc từ bên kia biên giới vào nội địa.
Điều đáng chú ý là là hầu hết các vụ vận chuyển này đều có nhiều đối tượng đi theo để cảnh giới và làm hoa tiêu và đều trang bị vũ khí nóng sẵn sàng chống trả khi bị lực lượng chức năng phát hiện.
Vụ bắt giữ đối tượng vận chuyển ma túy với số lượng 100 bánh heroin gần đây nhất tại trạm soát vé huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Những hình ảnh về vụ bắt giữ đã cho thấy những nguy hiểm mà lực lượng công an phải đối mặt trong cuộc chiến với loại tội phạm cực kỳ nguy hiểm này.
Trong kế hoạch của Ban chuyên án, đối tượng sẽ bị bắt giữ tại Trạm thu phí Lương Sơn, Hòa Bình. Tuy nhiên, đối tượng đã cực kỳ manh động khi cố tình đâm thẳng vào lực lượng vây bắt để tháo chạy.
Trên đường tháo chạy, để đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện lưu thông trên đường, Ban chuyên án đã tiếp tục truy đuổi. Khi đến chốt chặn thứ 2, nơi mật độ dân cư thưa, ít người qua lại, Ban chuyên án quyết định chặn bắt đối tượng.
Đại tá Nguyễn Đức Thính - Trưởng Phòng 3 - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, thuật lại: Lúc cách ngã 3 Xuân Mai khoảng 3 km. Cục C47 và Công an Hòa Bình thấy rằng có điều kiện để chặn bắt đối tượng một lần nữa, nên có một xe trinh sát đã đi lên chẹn vào đầu xe của đối tượng, rồi một xe thứ 2 tạt vào ngang xe của đối tượng. Xe của đối tượng đã bị lật nghiêng. Sau đó, tổ công tác đã khống chế được đối tượng và bắt được đối tượng một cách an toàn.
Vụ bắt giữ này một lần nữa giúp người dân có thể hiểu hơn, cảm phục hơn, những chiến công thầm lặng của những người lính Công an nhân dân trên mặt trận đấu tranh ngăn ngừa cái chết trắng.
Theo ANTV
Chủ nhà bị osin trộm 80 lượng vàng viết 'tâm thư' cảm ơn công an Cảm động trước chiến công phá án xuất sắc của lực lượng công an, gia đình bị hại đã gửi thư cảm ơn. Lực lượng công an áp giải Hòa từ nhà riêng về cơ quan công an để điều traẢnh cơ quan công an cung cấp) Ngày 13.2, Công an TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) cho biết đơn vị này đã nhận...