Trưởng phòng TNMT Phú Quốc bị nghi chỉ đạo dỡ công trình lúc say xỉn
Lãnh đạo huyện Phú Quốc phủ nhận thông tin tố cáo ông Lê Quang Minh và chỉ đạo công an vào cuộc.
Sáng 9/1, ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết đã chỉ đạo Công an huyện truy tìm người đăng Facebook có nội dung liên quan đến ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện.
“Lúc người dân quay clip, đồng chí Minh không tham gia vào công việc của đội trật tự đô thị đang tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Người đăng Facebook ghi đồng chí Minh chỉ đạo phá hoại tài sản của người dân là không đúng”, ông Huỳnh nói với Zing.vn.
Ông Minh (áo trắng) xuất hiện trong clip.
Bốn ngày trước, một tài khoản Facebook đăng clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh làm việc của cơ quan chức năng với chủ một công trình xây dựng trái phép ở xã Dương Tơ. Đăng kèm clip là dòng trạng thái: “Anh Minh, Trưởng phòng Tài nguyên huyện đảo Phú Quốc uống rượu say, không mặc đồng phục, ngoài giờ hành chính vào phá hoại tài sản trên đất có chủ quyền của người dân”.
Ông Minh cho biết sự việc xảy ra lúc 16h30 ngày 6/1. Hôm đó là ngày nghỉ, ông đi công việc cá nhân về ngang, thấy cảnh lộn xộn nên ghé vào xem chứ không có ý kiến gì.
“Tôi chỉ đứng nhìn chứ hoàn toàn không nói hay chỉ đạo điều gì. Người nào đăng Facebook sai sự thật thì để công an làm rõ”, ông Minh nói.
Video đang HOT
Việt Tường
Theo Zing
Cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam: Cần bác bỏ luận điệu xuyên tạc
Theo PGS -TS Nguyễn Mạnh Hà, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam cách đây 40 năm là chúng ta bảo vệ Tổ quốc, sau đó thể theo nguyện vọng của nhân dân Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã giúp đánh đổ chế độ phản động Pôn Pốt.
PGS -TS Nguyễn Mạnh Hà (ảnh IT).
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7.1.1979 -7.1.2019), PV Dân Việt có trao đổi với PGS -TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia HCM, ông cũng từng là người lính) về một số vấn đề xung quanh cuộc chiến này.
Thưa ông, trước đây có những luận điệu cho rằng chúng ta xâm lược Campuchia, nhưng sự thật lịch sử là chúng ta đã giúp đỡ dân tộc bạn thoát khỏi nạn diệt chủng của chế độ Pôn Pốt?
- Đúng như vậy. Cần phải khẳng định rằng cuộc chiến biên giới Tây Nam của chúng ta cách đây 40 năm là cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, chống quân xâm lược Pôn Pốt. Từ ngày 30.4.1977 quân Pôn Pốt đã đánh sang biên giới của nước ta trên quy mô cấp sư đoàn (sư đoàn khoảng 10 nghìn đến 15 nghìn quân); tiếp đó chúng tiếp tục đánh sang nước ta với quy mô còn lớn hơn, có lần địch còn dùng trên 10 sư đoàn.
Cần khẳng định lại cuộc chiến tranh của chúng ta là để bảo vệ Tổ quốc. Sau đó thể theo yêu cầu của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước và các lực lượng vũ trang Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ Pôn Pốt, giúp dân tộc này thoát khỏi họa diệt chủng. Chính vì thế cuộc chiến tranh của chúng ta là chính nghĩa, vừa bảo vệ an toàn khu vực biên giới Tây Nam, vừa giúp nhân dân Campuchia hồi sinh đất nước. Chúng ta không có lợi ích gì khi đánh sang Campuchia và ở lại bên đó một thời gian.
Luận điệu nói chúng ta xâm lược là sự bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn lịch sử, chính người dân Campuchia nói bộ đội Việt Nam là bộ đội nhà phật. Chính Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng nói không có quân tình nguyện Việt Nam sang giúp có lẽ người dân Campuchia bị chế độ Pôn Pốt diệt chủng hết.
Người dân Campuchia phải lánh sang vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam tránh Khmer Đỏ tàn sát (ảnh TL).
Để giúp nước bạn, chúng ta phải chịu tổn thất về con người, vật chất, sau đó một thời gian dài lại bị bao vây cấm vận, có thể nói thiệt hại của chúng ta là vô cùng lớn thưa ông?
- Chúng ta đã thiệt hại nhiều về người và của cải, sau đó bị bao vây, cấm vận trên trường quốc tế một thời gian nên đất nước gặp nhiều khó khăn. Có thể nói để giúp nhân dân Campuchia, chúng ta đã phải trả cái giá không hề nhỏ. Thủ tướng Campuchia Hun Sen từng nói: Việt Nam đã hy sinh quân tình nguyện ở Campuchia hàng vạn người, bị thương không biết bao nhiêu. Việt Nam đã phải trả một cái giá rất cao khi giúp đỡ Campuchia. Vừa hy sinh tính mạng của dân, quân, vừa hy sinh tài sản, vừa hy sinh chính trị, ngoại giao. Hồi đó Việt Nam bị cấm vận từ bên ngoài do giải phóng giúp Campuchia, vì nhân dân, đất nước Campuchia chịu hy sinh và hơn 30 năm người ta mới công nhận. Đây là những vấn đề không thể nào quên được.
Bộ đội tình nguyện Việt Nam truy kích quân Khmre Đỏ (ảnh TL).
Những người lính Việt Nam sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975) dường như không được ngơi nghỉ ,thưa ông?
- Đúng như vậy, sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, những người lính Việt Nam chưa được nghỉ ngơi đã phải bước vào cuộc chiến mới. Có nhiều trường hợp đã giải ngũ lại tái ngũ để ra chiến trường. Ban đầu quân Pôn Pốt khiêu khích xâm phạm biên giới, sau đó chúng tiến hành thành cuộc chiến tranh xâm lược. Ngoài việc sử dụng lực lượng đông, chúng còn tuyên bố coi Việt Nam là kẻ thù, phải tiến công để chiếm lại 6 tỉnh ở miền Tây Nam Bộ mà chúng cho rằng là đất của chúng.
Ban đầu chúng ta đã mềm dẻo, kiên trì giải quyết vấn đề Campuchia bằng biện pháp ngoại giao. Dù chúng gây hấn nhưng chúng ta không tuyên truyền, đưa thông tin lên báo chí mà tìm cách gặp gỡ để giải quyết. Vì lúc đó các nhà lãnh đạo của chúng ta nghĩ, hai nước đã từng quan hệ thân thiết, từng giúp đỡ nhau trong chiến tranh chống Mỹ rất tốt, nay có mâu thuẫn quanh vấn đề biên giới thì ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, bên phía Pôn Pốt họ không có thiện chí, họ tuyên bố vấn đề đất đai, biên giới với Việt Nam không thể giải quyết bằng còn đường ngoại giao mà phải bằng biện pháp quân sự. Thực tế họ đã gây hấn trước và dùng lực lượng quân sự đông để tấn công chúng ta, khiến chúng ta phải dùng biện pháp quân sự để tự vệ.
Những nhà lãnh đạo của Khmer Đỏ cũng từng là đồng chí với chúng ta, nhưng họ lại thay đổi hoàn toàn và có những hành động không thể chấp nhận được, đây cũng là bài học lớn trong đối ngoại của chúng ta hiện nay thưa ông?
- Theo tôi bài học rút ra là chúng ta phải rất tỉnh táo để nhận rõ bạn, rõ thù, nhận thức được bối cảnh tình hình quốc tế cũng như lợi ích chiến lược của những nước lớn để có ứng xử đúng đắn, phù hợp, để không bị động, bất ngờ. Quay trở lại với vấn đề Campuchia, chúng ta giúp bạn trên tinh thần quốc tế cao cả. Chúng ta nhận thức giúp bạn là giúp mình. Dân tộc Campuchia, đất nước Campuchia cũng đã giúp đỡ chúng ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Còn như Pôn Pốt- Iêng Xary nhiều lãnh đạo Khmer Đỏ cũng từng là người đảng viên Cộng sản, sau đó không rõ tại sao họ đã thay đổi bản chất như vậy. Trong nước, chính sách của họ đã đẩy người dân đến họa diệt chủng, còn đối ngoại, chúng đã đẩy thù hận dân tộc rất nặng nề với chúng ta.
Xin cảm ơn ông (!)
Ngay khi miền Nam Việt Nam vừa được giải phóng, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari đưa quân đánh chiếm đảo Phú Quốc (3.5.1975), Thổ Chu (10.5.1975) và sau đó liên tiếp xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ nước ta dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh với quy mô ngày càng lớn.
Trong các cuộc tiến công xâm lược dọc biên giới Tây Nam, quân Pôn Pốt đã tiến hành nhiều vụ thảm sát khủng khiếp đối với dân thường Việt Nam, trong đó có thể kể đến vụ thảm sát ở Ba Chúc (An Giang). Ngày nay, Khu di tích nhà mồ Ba Chúc đang còn chứa đựng 1.159 bộ xương cốt người dân vô tội bị quân Pôn Pốt giết hại.
Tính từ tháng 5.1975 đến ngày 23.12.1978, chúng đã giết hại 5.230 dân thường Việt Nam vô tội với những phương thức cực kỳ man rợ; đốt phá nhiều trường học, bệnh viện, nhà thờ, chùa chiền, cướp, giết trâu bò, làm cho hàng nghìn ha hoa màu của Việt Nam bị bỏ hoang, nhiều người phải lìa bỏ nhà cửa, ruộng vườn; gây bao đau thương, tang tóc cho nhân dân Việt Nam.
Theo Danviet
Dự án khu lưu niệm 28 tỷ đồng bị xuyên tạc được điều chỉnh Dự án khu lưu niệm 28 tỷ đồng ở Thừa Thiên - Huế được điều chỉnh về tên gọi, mục tiêu, quy mô một số hạng mục. Liên quan đến dự án xây dựng khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu 28 tỷ đồng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND tỉnh vừa thống nhất sẽ tiến hành điều chỉnh dự án này....