Trưởng phòng Nông nghiệp gây thất thoát tiền tỷ
Với vai trò là Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), trong quá trình thực hiện đền bù, giải tỏa dự án thủy điện Đăkđrinh, ông Dũng đã cố ý làm trái, gây thất thoát nhiều tỷ đồng.
Ngày 18/3, Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt tạm giam ông Nguyễn Anh Dũng (Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Tây) về hành vi Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.
Người dân huyện Sơn Tây nhận tiền đền bù từ dự án thủy điện Đăkđrinh. Ảnh: Trí Tín.
Trước đó ngày 4/2, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã bắt tạm giam ông Hà Văn Tiên (Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Tây, Phó chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng dự án thủy điện Đăkđrinh) và Nguyễn Vỹ Cường (cán bộ phụ trách địa chính xã Sơn Liên) về hành vi tương tự. Lúc đó, ông Dũng đang ốm nằm viện nên được tại ngoại.
Theo điều tra, biết rõ đất đai nằm trong vùng sắp được đền bù từ thủy điện Đăkđrinh, ba cán bộ đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm giấy tờ đất đai, hoa màu trong vùng dự án đứng tên mình hoặc người thân chờ thời cơ hưởng lợi. Số tiền họ tư lợi của nhà nước được xác định gần 4 tỷ đồng.
Công trình thủy điện Đăkđrinh có công suất 125 MW, tổng vốn đầu tư la 3.423 tỷ đồng. Tổng diện tích lòng hồ của công trình là 900 ha, trai dài qua hai huyện Kon Plông và Sơn Tây với dung tích hồ chứa là 248 triệu m3. Hiện công trình đã tích nước, phát điện từ giữa năm ngoái.
Trí Tín
Video đang HOT
Theo VNE
Truy bắt những đầu nậu ma túy bên kia biên giới
Lực lượng chức năng của Lào mỏng, địa bàn rộng nên tội phạm ma túy dễ bề hoạt động. Ở Lào, giá mua heroin rẻ hơn rất nhiều so với ở Việt Nam nên tội phạm thường bất chấp tính mạng để tìm cách vượt biên giới đưa hàng về Việt Nam để kiếm lời.
Tỉnh Thanh Hóa có tới 190 km đường biên giáp với tỉnh Hủa Phăn - Lào, nơi có địa hình hiểm trở và "nóng" về ma túy của đất nước này. Nếu không có sự hợp tác với lực lượng chức năng Lào để ngăn chặn những đường dây ma túy tràn vào Việt Nam thì việc giữ được gần 200km đường biên của Việt Nam giáp Lào "sạch" ma túy là điều không thể.
Nói về nguồn ma túy ở bên kia biên giới, sau những chuyên án được phá, các chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa nhận định, việc sản xuất ma túy không chỉ ở Tam Giác Vàng mà đã lan xuống các vùng lân cận, Vì vậy, tình hình mua bán, vận chuyển các chất ma túy từ Hủa Phăn vào Sơn La, Thanh Hóa của Việt Nam luôn có chiều hướng gia tăng với những diễn biến hết sức phức tạp.
Đại tá Nguyễn Đức Tuấn- Trưởng Phòng phòng chống tội phạm ma túy- BĐBP tỉnh Thanh Hóa kể lại câu chuyện phá những chuyên án ma túy lớn
Những đường dây xuyên biên giới
Các địa danh nổi tiếng ở ngoại biên như bản Muống, bản Huổi, Hiềng, bản Pa Háng...thực chất đều là các tụ điểm tập kết, trung chuyển mà thôi. Còn nguồn của chúng, ngoài gốc gác là Tam Giác Vàng thì đều là từ các ông chủ ở Sầm Nưa, Viêng Xay thuộc tỉnh Hủa Phăn, Lào. Đây không chỉ là nơi trung chuyển ma túy từ Tam giác Vàng về mà còn là nơi sản xuất ra ma túy, là nguồn của ma túy "chảy" vào khu vực biên giới Sơn La và cả khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa để cung cấp cho một thị trường rộng lớn gồm miền Bắc, miền Trung Việt Nam và lên cả các tỉnh biên giới phía bắc sang Trung Quốc.
Tháng 10/2012, qua điều tra, lực lượng đánh án đã phát hiện một số địa bàn có hoạt động mua bán, vận chuyển các chất ma túy là bản Cang,Phô Xay, Hủa Khăng (huyện Sầm Nưa), thị trấn Viêng Xay, các bản A Nụ, Lơi, Na Hàm, Khằm Nàng (huyện Viêng Xay), bản Ta Mô (Mường Én), phát hiện một số đường dây, đối tượng mua bán.
Các đối tượng được xác định là Lý Pó Va (SN 1992, trú tại bản Cang), Gia Pó Cha (SN 1982, bản Ta Mô). Hoạt động của các đối tượng là thu mua thuốc phiện ở các vùng rồi đưa về Sầm Nưa, sau đó chuyển đi các vùng khu vực Tam Giác Vàng, một phần về Sầm Nưa để điều chế sản xuất heroin và ma túy tổng hợp để cung cấp cho các đối tượng ở Viêng Xay, Xốp Bâu đưa qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Trước tình hình trên, chuyên án 213Lv được thành lập.
Heroin cùng dụng cụ chế biến ma túy tổng hợp được thu giữ trong một vụ án tại Sầm Nưa
Trong chuyên án 234Lv vào cuối năm 2013, các đối tượng buôn bán ma túy cũng hoạt động với những đường dây ma túy giống hệt với chuyên án 213. Qua trinh sát, lực lượng PCTP ma túy BĐBP Thanh Hóa đã phát hiện một đường dây chuyên buôn bán, vận chuyển các chất ma túy với số lượng lớn từ Bắc Lào qua các tỉnh Bo Kẹo, U Đom Say, Luông Pha Băng và thủ đô Viêng Chăn rồi về thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn.
Đánh án!
Đại tá Nguyễn Đức Tuấn- Trưởng Phòng phòng chống tội phạm ma túy cho biết: "Từ Hủa Phăn, "chiếc vòi bạch tuộc" tiếp tục vươn ra các địa bàn giáp biên như các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa của Việt Nam. Chúng móc nối với đối tượng người Việt, vận chuyển qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Đường dây tổ chức của chúng rất chặt chẽ, các đối tượng có mối quan hệ xã hội khá phức tạp. Thủ đoạn hoạt động của bọn chúng rất tinh vi, xảo quyệt, manh động và liều lĩnh, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng để chống trả khi bị bắt giữ. Bởi vậy, điều quan trọng là lực lượng biên phòng phải biết lựa chọn thời cơ để khi tung mẻ lưới là có thể bắt được tội phạm, thu được tang vật mà lại đảm bảo tuyệt đối an toàn".
Một chiếc máy đóng bánh ma túy được lực lượng chức năng phát hiện
Qua điều tra, các trinh sát cũng nắm khá rõ về phương thức vận chuyển cũng như hoạt động của các đối tượng trong đường dây vận chuyển, buôn bán ma túy. Hàng tuần, các ông chủ cho tay chân lái xe xuống các tỉnh Luông Pha Băng, Viêng Chăn, Bo Kẹo, U Đom Xay để mua ma tuý tổng hợp và heroin với số lượng lớn rồi đưa về Sầm Nưa, Viêng Xay.
Tại đây, ma túy có thể được pha chế, đóng bánh lại, sau đó chúng bán cho các trùm nhỏ hơn ở Viêng Thong, Sốp Bâu hoặc bản Muống, bản Huổi Hiềng, bản Pa Háng... kể cả các đối tượng ở Việt Nam sang và thuê bọn tay chân vận chuyển qua biên giới. Lợi dụng việc đi lại thăm thân, buôn bán và vận chuyển hàng hoá, chúng đã hình thành nhiều đường dây, ổ nhóm dọc trên các tuyến đường như Sầm Nưa - Viêng Xay - Na Mèo; Sầm Nưa - Xốp Bâu -Pa Háng; Sầm Nưa - Sầm Tớ - Pa Háng... để cung cấp ma tuý vào Việt Nam hoặc vận chuyển đến một nước thứ ba.
Trong chuyên án 213, vào 15h ngày 29/12/2012, khi các đối tượng Lý Pó Va và Gia Pó Cha đang trên đường vận chuyển thuốc phiện đi tiêu thụ, đã bị lực lượng biên phòng phục sẵn bắt giữ. Tang vật thu được gồm 33kg thuốc phiện 1 xe máy, 2 điện thoại di động và 245.000 kíp Lào. Các đối tượng khai nhận đang vận chuyển số thuốc phiện trên từ huyện Mường Én về Sầm Nưa để bán cho đối tượng Si Di Sông (Sầm Nưa) để tinh chế thành ma túy rồi đưa vào Việt Nam tiêu thụ.
Các đối tượng cùng tang vật bị bắt giữ trong chuyên án 234Lv
Tại chuyên án 234, ngày 1/4/2014, xác định thời cơ đã đến, Ban chuyên án quyết định phá án, các đối tượng đã dùng súng chống trả tuy nhiên, lực lượng đánh án đã không để chúng thoát. 5 đối tượng cùng trú tại bản Na Lưu- Viêng Xay gồm Thạo Dia Giang Hơ (36 tuổi), Nàng Xay Giang (35 tuổi), Thạo Dia Hơ (36 tuổi), Nàng Xay Vàng (27 tuổi), Nàng Xa Giang (18 tuổi). Khai thác mở rộng, Ban chuyên án còn bắt thêm hai đối tượng khác cũng là mắt xích quan trọng trong đường dây ma túy này và thu giữ một số lượng lớn tang vật: 8 kg heroin (tương đương 27 bánh), 1250 viên hồng phiến, 2 khẩu súng kíp, 20 kíp nổ, 9800 USD, 43.571.0000 kíp Lào.
"Hai chuyên án 213 và 234 được đánh giá là những chuyên án lớn điển hình của bộ đội biên phòng Thanh Hóa. Việc bóc gỡ một phần đường dây, tóm gọn một số đầu nậu ma túy bên kia biên giới đã hạn chế được rất nhiều lượng ma túy thẩm lậu vào Việt Nam" - Đại tá Tuấn nhấn mạnh.
Nguyễn Thùy
Theo dantri
Agribank nói gì khi trưởng phòng giao dịch ôm 17 tỉ đồng bỏ trốn? Chiều 2.2, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã chính thức lên tiếng về vụ Trưởng phòng giao dịch Hòa Hưng, chi nhánh Mạc Thị Bưởi, TPHCM biến mất với số tiền 17 tỉ đồng. Công an TPHCM đã bắt một người liên quan. Tòa nhà nơi ông Nguyễn Lê Kiều Quang mang 17 tỉ đồng vào rồi biến...