Trưởng phòng dùng bằng chị gái: Lấy chồng bằng tên chị?
Liệu ông Sơn có biết vợ mình mang tên giả, dùng bằng cấp 3 của chị gái làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk?
Sáng ngày 12/10/2019, trao đổi với Đất Việt, ĐBQH Phạm Văn Hòa – Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, đứng dưới góc độ gia đình, rất khó tin khi người chồng bà Trần Thị Như Thảo (44 tuổi, trưởng phòng Hành chính – Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) không biết vợ mình mang tên giả, dùng bằng chị gái để làm việc tại cơ quan Nhà nước và theo học trung cấp, đại học, thạc sĩ.
Tuy nhiên, ông Hòa cho rằng, việc xem xét trách nhiệm chỉ dừng ở mức cá nhân bà Như Thảo và nhiều đơn vị cơ quan nhà nước khác ở Đắk Lắk.
Bà Trần Thị Như Thảo.
“Theo thông tin mới nhất thì hồ sơ tư pháp của bà Thảo tại TP. Buôn Mê Thuật, Đắk Lắk tại giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển khẩu, nhập khẩu cũng mang Trần Thị Ngọc Ái Sa. Điều này bất thường.
Bởi một người đi đăng ký kết hôn phải trình CMTND và sổ hộ khẩu. Nếu như cơ quan quản lý tư pháp cấp xã làm đúng quy định thì chắc chắn bà Thảo sẽ không giả thân phận của mình được. Những giấy tờ này đều thể hiện hình ảnh và các nội dung khác liên quan đến nhân thân của một con người, trong khi bà Thảo và chị gái không phải trường hợp sinh đôi, chắc chắn có điểm khác nhau…” – ông Hòa cho biết.
Chính vì thế, theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, ngoài việc xem xét trách nhiệm người giới thiệu bà Thảo vào Đảng, người bổ nhiệm bà Thảo tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk thì có thể còn phải xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý hộ tịch, nhân khẩu ở TP. Buôn Ma Thuột.
Nói về trách nhiệm người chồng bà Trần Thị Như Thảo – ông Lê Thanh Sơn (hiện đang công tác tại doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Đắk Lắk), ông Hòa cho rằng, nhiều khả năng chồng bà Thảo biết được việc làm sai trái của của vợ mình.
Tuy nhiên, việc xử lý kỷ luật ngoài tính nghiêm minh thì cũng phải mang tính chất nhân văn.
“Trong trường hợp này chỉ nên xem xét trách nhiệm chính thuộc về bà Thảo, còn đối với chồng và chị gái của nữ cán bộ này thì không nên truy cứu, chỉ cần yêu cầu họ kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Bởi sau sự việc, bà Thảo chắc chắn đã phải trả giá rất nhiều cho hành động của mình” – ông Hòa bày tỏ.
Video đang HOT
Bàn về sự việc này với Đất Việt, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng – Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội cũng đánh giá, trường hợp của bà Trần Thị Ngọc Thảo ở Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk có nhiều nét giống như vụ “nâng đỡ không trong sáng” bà Quỳnh Anh ở Thanh Hóa trước kia.
Ông Nhưỡng cho biết, hiện nay công tác cán bộ đang có vấn đề và nhiều tiêu cực nên mới dẫn đến tình trạng được “nâng đỡ”. Tuy nhiên, chỉ có người trong cuộc mới biết nâng đỡ với mục đích gì, là kiếm tiền, kiếm tình, trả nợ hay bị ép buộc…
Ông Nhưỡng cho rằng, cần phải xem xét trách nhiệm của người được tuyển vào lẫn những người bổ nhiệm, không thể chỉ dừng lại ở mức cho bà Thảo nghỉ việc và kỷ luật.
Giấy đăng ký kết hôn của ông Lê Thanh Sơn với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) – Ảnh TPO.
“Từ lúc tuyển dụng vào, qua bao nhiêu lần xét mới lên được chức trưởng phòng, tại sao bằng cấp lại không phát hiện ra, để đến thời điểm này mới phát hiện ra? Trường hợp này cần phải xử lý người đứng đầu và tập thể đã đưa cô ấy lên vị trí đó theo quy định của pháp luật.
Biện pháp để bà Thảo viết đơn xin nghỉ việc là hình thức tẩu tán nhân sự, những người lãnh đạo lạm dụng quyền lực nhằm giải quyết êm thấm trong nội bộ của mình”, ông Lưu Bình Nhưỡng phân tích.
Theo thông tin trên báo Tiền phong, giấy đăng ký kết hôn của ông Lê Thanh Sơn với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) được UBND P. Tự An, TP. Buôn Ma Thuột cấp vào năm 2000.
Nhưng trong một bản khai khác tại P. Tự An vào năm 2002, ông Sơn lại khai lập gia đình với bà Ái Sa (giả) vào năm 1997.
Khi bị phát hiện dùng bằng của chị gái để học trung cấp, đại học, thạc sĩ, bà Thảo cũng khai giai đoạn 1997 – 1999 lấy chồng và sinh sống với gia đình nhà chồng ở TP. Buôn Ma Thuột.
Trong lời khai này, bà Thảo cũng thông tin từ năm 1997 đến nay đều sống tại TP. Buôn Ma Thuột và chỉ một nơi cư trú là nhà chồng ở đường Thăng Long nội thành.
Thế nhưng trong tàng thư tại Đội Quản lý hành chính Công an TP Buôn Ma Thuột có một bản khai nhân khẩu của Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) với nội dung: 1989-1998 ở Đà Lạt; 1998-2001 ở xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk làm nội trợ; từ 2001 đến nay ở nhà số 47 Thăng Long và làm kế toán.
Nhận xét về những thông tin này, ông Nhưỡng đánh giá, trong vụ việc này còn có sự “tiếp tay” của những người thân trong gia đình.
“Đối với người thân của bà Thảo (chồng, chị gái) cũng là những người trực tiếp tiếp tay cho bà Thảo, cho bà Thảo mượn bằng cấp để tiến thân thì làm sao mà nói vô can được, trừ trường hợp cô chị chứng minh được em gái ăn cắp bằng”, ông Lưu Bình Nhưỡng nói.
Văn Thanh
Theo baodatviet
Nữ trưởng phòng đánh tráo nhân thân: Lộ thêm nhiều điểm bất thường
Nhiều điểm bất thường trong hồ sơ tàng trữ liên quan đến nữ Trưởng phòng đánh tráo nhân thân tại Tỉnh ủy Đắk Lắk- bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) mà phóng viên Tiền Phong vừa phát hiện được, cho thấy cần có sự vào cuộc của cơ quan điều tra.
Trước sự băn khoăn của công chúng về vụ tiến thân hy hữu của người phụ nữ suốt 20 năm che giấu được thân phận với họ tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm, phóng viên Tiền Phong tiếp tục đến các cơ quan chức trách để tìm hiểu vấn đề.
Tại UBND phường Tự An, và Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP Buôn Ma Thuột, phóng viên đã tìm thấy các thông tin bất thường từ hồ sơ lưu trữ.
Giấy chứng nhận kết hôn đăng ký ngày 20/9/2000
Hồ sơ tư pháp lưu tại UBND phường Tự An ghi Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông bà Lê Thanh Sơn-Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) được cấp ngày 20/9/2000. Còn theo bản khai khác cũng tại phường này, vào ngày 14/10/2002 ông Lê Thanh Sơn viết "Năm 1997 tôi kết hôn cùng Trần Thị Ngọc Ái Sa ...".
Công văn số 3106-CV/VPTU ký ngày 7/10/2019 do Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cung cấp cho báo chí để "phối hợp thông tin việc xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên", căn cứ vào kết quả xác minh trên địa bàn tỉnh, lời tự khai và bản tường trình viết ngày 12/9 của bà Sa (giả), thì "từ năm 1997 đến năm 1999", bà Sa (giả) đã lấy chồng, sinh sống với gia đình nhà chồng tại đường Thăng Long, thành phố Buôn Ma Thuột ..."
Thế nhưng trong tàng thư lưu tại Đội Quản lý hành chính Công an TP Buôn Ma Thuột, trong một Bản khai nhân khẩu, Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả) lại khai: 1989-1998 ở Đà Lạt; 1998-2001 ở xã Ea Na huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk làm nội trợ; từ 2001-nay ở nhà số 47 Thăng Long- BMT làm kế toán.
"Giấy chứng nhận chuyển đi" số 519 vào ngày 6/2/2002 ghi tên Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), được "giải quyết nhập theo chồng" từ xã Ea Na huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) về phường Tự An- TP Buôn Ma Thuột, chuyển một mình, không kèm ai, với chữ ký con dấu của đầy đủ cơ quan Công an các cấp xã, huyện, tỉnh. Kèm theo đó, là Giấy bảo đảm đăng ký hộ khẩu do ông Lê Văn Kh chủ hộ, bố chồng bà Sa (giả), ký ngày 29/8/2002 đồng ý cho con dâu và cháu nội được nhập tịch vào sổ hộ khẩu gia đình.
Trong sổ hộ tịch của phường, trang ghi thông tin về giấy đăng ký kết hôn cấp ngày 20/9/2000 cho Lê Thanh Sơn và Trần Thị Ngọc Ái Sa, thì địa chỉ bà Sa khi kết hôn là 120/14 phường Lộc Sơn tỉnh Lâm Đồng. Còn trong "Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu" có đóng dấu ký tên xác nhận của Trưởng Công an xã Ea Na, thì vào ngày 22/1/2002 bà Sa mới cắt khẩu từ xã này chuyển về nhà số ... đường Thăng Long- phường Tự An với lý do "Lấy chồng".
Những khai báo bất thường này liên quan thế nào tới "quy trình" đánh tráo nhân thân của Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), người đã giấu kín họ tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm suốt 20 năm để thăng tiến và được đặt vào vị trí lãnh đạo một phòng trong Tỉnh ủy Đắk Lắk? Vấn đề này cần được cơ quan điều tra vào cuộc để xác minh cho rõ.
Theo HOÀNG THIÊN NGA (Tiền phong)
Thông tin bất ngờ '3 trong 1' về nữ trưởng phòng Ái Sa ở Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguồn tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk tiết lộ, 3 tên gọi Trần Thị Ngọc Thêm, Trần Thị Ngọc Thảo hay Trần Thị Ngọc Ái Sa... đều là một. Nguồn tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk tối 8/10 cho biết, liên quan đến quy trình xác minh lý lịch kết nạp Đảng đối với bà Trần Thị Ngọc Ái...