Trường phổ thông chấn động tin 39 nữ sinh đồng loạt mang bầu
Tin đồn 39 các nữ sinh mang thai tại trường THCS và THPT Mỹ Lạc, xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa (Long An) đã gây chấn động dư luận hơn 1 tháng qua.
Nữ sinh mang bầu (Ảnh minh họa)
Để hóa giải thực hư tin đồn này, chúng tôi đã đến tận trường tìm hiểu rõ chân tướng sự việc.
Sự thật về số lượng nữ sinh mang bầu
Chúng tôi có mặt tại ngôi trường vào đầu giờ chiều. Tiếp chúng tôi, thầy Hùng – giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trước đây cũng là Phó hiệu trưởng lâu năm của trường cho biết: Vào cuối năm học 2012 – 2013, khi cô giáo và các bạn trong lớp phát hiện ra 2 em có những biểu hiện khác thường thì ban giám hiệu đã gọi các em lên hỏi chuyện.
Ban đầu các em nêu ra đủ các lí do: thức khuya, gia đình có việc bận, thậm chí còn nêu ra lí do đang bị bệnh nhưng cuối cùng vẫn phải thú nhận là vì để khẳng định tình yêu nên đã dâng hiến hết cho bạn trai, kết quả là “vác” bụng bầu khi vẫn đang là học sinh. Đó là trường hợp em N.T.Y.T (SN 1995) – học sinh lớp 12 của trường, quê ở xã Long Thạch bất ngờ lên xe hoa về nhà chồng.
Khi các thầy cô giáo đến nhà trực tiếp hỏi thì phụ huynh mới cho biết phải tổ chức đám cưới gấp vì em T đã mang thai. Vụ việc này khiến nhà trường chưa hết ngỡ ngàng thì lại một trường hợp tiếp theo khiến các thầy cô giáo không khỏi đau đầu, bàng hoàng khi em T.L.H.N (SN 1995) – học sinh lớp 12, ngụ ở xã Mỹ Lạc cũng vội vàng tổ chức đám cưới vì đã mang bầu.
Cứ ngỡ rằng đây là hai trường hợp cá biệt hay đã từng có những “chiến tích” vẻ vang ở trường nhưng ngược lại, đây lại là hai học sinh rất ngoan ngoãn, học giỏi, hòa nhã với bạn bè. Tiếp đó, ban giám hiệu nhà trường lại tiếp tục đau đầu vì ngày 8/6, có hai học sinh của trường là C.T.N.A (SN 1997 – học sinh lớp 10) và P.T.V.L (SN 1996 – học sinh lớp 9) lại được gia đình tổ chức đám cưới linh đình.
Nhà trường và Ủy ban xã Mỹ Lạc tiến hành ngăn chặn kịp thời, phạt hành chính với hai gia đình ngang nhiên vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình này. Nhưng “phép vua thua lệ làng”, không cưới thì biết làm sao với cái bụng đang to dần? Theo thầy Hùng cho biết thì hiện tạihai em này vẫn tiếp tục theo học ở trường.
Ngôi trường này đã nổi tiếng nay lại càng nổi hơn khi “đùng một cái” gần đây lại rộ lên tin đồn: một cô giáo dạy cấp 3 của trường được phụ huynh học sinh mời về làm gia sư cho con trai. Không biết cô trò dạy nhau thế nào mà kết quả là cô giáo này đã mang bầu. Được biết, trong thời gian giảng dạy, đã nảy sinh quan hệ luyến ái giữa cô giáo và học trò. Do đang trong thời gian tuyển sinh năm học mới nên nhà trường chưa làm việc với giáo viên này.
Khi nhắc tới con số 39 nữ sinh của trường mang bầu khi vẫn đang đi học, cô giáo Trần Thị Kim Nhãn – Phó hiệu trưởng thanh minh: “ Tin đồn rầm rộ khắp nơi từ tháng 5 đến nay, tôi bước ra khỏi nhà là người ta lại hỏi thăm.
Video đang HOT
Sự thật là chỉ có 2 học sinh lớp 12 mang thai lúc còn đi học, chứ không phải là 39 em như lời của những kẻ “xấu miệng” thêu dệt. Hai em đó cũng vừa thi đậu tốt nghiệp, kết quả cũng khá cao, sau đó gia đình cũng tổ chức đám cưới đàng hoàng”.
Câu chuyện về trường Mỹ Lạc với nhiều nữ sinh mang bầu đã trở nên nổi tiếng. Báo chí cũng rầm rộ đưa tin khiến ngôi trường trở nên tai tiếng. Cô Nhãn tâm sự: “Bây giờ cứ hễ tôi đi đâu, họp hành hay công tác, thậm chí chỉ bước chân ra khỏi nhà, thấy tôi là người ta lại hỏi han về chuyện ở trường. Biết là mình phải có trách nhiệm về việc này nhưng không làm sao giải thích hết cho mọi người hiểu về chân tướng sự việc. Con số 39 học sinh mang bầu trong năm học vừa qua chỉ là tin đồn nhảm nhí”.
Theo quan sát của chúng tôi thì xung quanh ngôi trường có ít hàng quán, chỗ vui chơi giải trí nhưng bên cạnh trường lại có hai nhà trọ và một số quán Internet. Hơn nữa, ngày nay công nghệ thông tin đã phát triển vượt bậc, học sinh không khó để có thể tiếp cận với Internet, những hình ảnh “mát mẻ”, thậm chí cả những thước phim “đen” cũng dễ dàng truyền tay nhau hơn, do vậy quan hệ nam nữ không còn xa lạ.
Để giải quyết thực trạng này, nhà trường đã cử ra một đội cờ đỏ cùng với các cán bộ nhà trường luôn theo dõi, giám sát tại các hàng quán này, hễ thấy có học sinh vào là ban giám hiệu đều nhắc nhở, răn đe, nếu không thay đổi thì sẽ mời gia đình lên làm việc.
Nhưng cũng phải nói thêm, ngoài việc giáo dục ở trường thì gia đình cũng cần phải có những giải pháp riêng để dạy dỗ con em mình chứ không thể ỷ lại, đẩy hết trách nhiệm cho nhà trường. Ngoài ra, cô còn cho biết: Công tác giáo dục giới tính được thực hiện rất tốt và đầy đủ, mỗi năm tổ chức 3 lần với sự góp mặt của bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện Phủ Thừa và cán bộ kế hoạch hóa gia đình.
Tuy nhiên, chất lượng của các buổi giáo dục này chưa được kiểm tra, giám sát kĩ lưỡng. Cô Nhãn thừa nhận là chưa biết các em đã tiếp thu và hiểu được những gì, đây là một thiếu sót của nhà trường. Cùng ngày hôm đó, chúng tôi có buổi làm việc cùng ông Trần Hoàng Nhân – giám đốc Sở GD&ĐT Long An và cán bộ các phòng ban liên quan.
Ông Nhân cho hay, vụ việc nghiêm trọng như vậy mà lãnh đạo Sở lại không hề hay biết, đến khi báo chí đến hỏi ông mới ớ người ra. Lãnh đạo Sở đã yêu cầu các trường trong tỉnh thống kê, báo cáo tình hình học sinh mang thai trong thời gian đi học thì mới biết: toàn tỉnh có 10 trường hợp mang thai khi đang đi học, tại trường THPT Mộc Hóa (1 nữ sinh lớp 11), Đức Huệ (1 nữ sinh lớp 11), Thạnh Hóa (1 nữ sinh lớp 10 và 1 nữ sinh lớp 11), Châu Thành (1 nữ sinh lớp 10 và 1 nữ sinh lớp 12), Bến Lức (2 nữ sinh lớp 11) và 2 trường Mỹ Lạc nói trên.
Đến nay, tất cả các học sinh nói trên đều đã nghỉ học, có vài trường hợp thì đã tốt nghiệp. Số lượng học sinh mang thai là một phần rất nhỏ so với hơn 20.000 nữ sinh toàn tỉnh nhưng “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Có thể nói, đây là một sự việc tai tiếng ảnh hưởng lớn đến gia đình, nhà trường và cả ngành giáo dục Long An.
Theo Xahoi
Cô bé 11 tuổi nuôi 5 em nhỏ ăn học
Mới 11 tuổi nhưng em Sùng Thị Dợ, học sinh lớp 6A Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã phải thay bố mẹ chăm sóc nuôi 3 em và 2 cháu nhỏ ăn học. Trong túp lều nhỏ được dựng lên từ tre nứa, 6 chị em tự chăm sóc nhau.
Sùng Thị Dợ là học sinh người dân tộc Mông, thuộc bản Sa Lung, xã Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Sinh ra trong một gia đình có tới 9 anh chị em, Dợ là con thứ 5 trong gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ, Dợ đã ước ao lớn lên được đi học chữ để không phải làm nương, làm rẫy vất vả khổ cực như những anh chị của mình.
Em Sùng Thị Dợ (áo hồng bìa phải) cùng 5 em nhỏ trong căn lều trọ học ở Trường THCS Mường Lý.
Quyết tâm theo học chữ bằng được, dù nhà xa trường hơn 7km nhưng 6 năm qua, chưa bao giờ Dợ có ý định bỏ học. Dợ tâm sự: "Nhà nghèo lắm, bố mẹ và anh chị làm nương vất vả lắm. Ngày trước nhà ở bản Muống 1 nhưng mới đến bản Sa Lung để làm nương, em ở lại trường đi học. Phải gắng học chữ thật giỏi, chứ không muốn làm nương vất vả lắm".
Anh chị của Dợ đều phải sớm theo bố mẹ đi làm nương không ai biết đến cái chữ. "Hai anh đầu thì lấy vợ rồi đi làm nương, còn hai chị gái cũng làm nương và đi chăm bò chứ không được đi học giống như em đâu. Em muốn đi học để về dạy chữ cho anh chị em của em", Dợ hồn nhiên nói.
Với dáng người nhỏ nhắn, Dợ đã làm cho nhiều thầy cô và các bạn học sinh Trường THCS Mường Lý phải khâm phục về sự ham học và gắng vươn lên trong học tập. Điều khiến mọi người cảm phục là mới 11 tuổi, xa gia đình nhưng Dợ lại một mình nuôi 5 em nhỏ (gồm 3 em ruột và 2 cháu là con anh chị của Dợ) trong một túp lều nhỏ. Năm em nhỏ mà Dợ đang chăm nuôi gồm 3 em ruột: Sùng A Phương (4 tuổi), Sùng Thị Pà và Sùng Thị Du (5 tuổi, sinh đôi) và 2 cháu: Sùng Thị Sùng (5 tuổi), Sùng A Cháng (4 tuổi).
Mới 11 tuổi, nhưng em Sùng Thị Dợ (áo hồng) đã phải vừa học vừa lo chăm sóc 5 em nhỏ.
"Em lớn nhất nên phải chăm nuôi các em, các cháu. Bố mẹ em với anh chị giao cho em nuôi các em, các cháu để gắng học lấy con chữ khỏi phải đi làm nương. Xa nhà nên mấy chị em phải tự chăm nuôi lấy nhau", em Dợ chia sẻ.
Hàng ngày, ngoài giờ lên lớp Dợ phải làm tất cả các công việc như đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo, tắm rửa cho các em và các cháu. Mỗi ngày, Dợ phải thức dậy rất sớm để lo làm những việc cần thiết như giặt quần áo, đi lấy nước, đánh thức các em dậy để chuẩn bị lên lớp. Sau đó, Dợ lại bắt đầu đi chợ, mua con cá, mớ rau hay đi hái rau rừng về lo nấu cơm bữa cơm trưa. Buổi chiều, em lên lớp học rồi lại lo về để chuẩn bị buổi chiều cho các em.
Một mình phải vất vả lo cho các em, các cháu công việc tưởng chừng như rất khó khăn này giờ đã trở thành quen thuộc đối với Dợ. Mỗi lúc có thời gian rảnh rỗi, hay được nghỉ học ở nhà Dợ lại mang sách vở ra để dạy cho các em các cháu lo học chữ. 11 tuổi Dợ đã phải đảm nhiệm hết tất cả công việc của một người mẹ, người chị, rồi cả việc làm cô giáo dạy chữ cho các em của mình.
Công việc hàng ngày của Dợ là lấy nước, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, tắm rửa... cho 5 em nhỏ.
Đi học xa nhà nên Dợ được nhà trường sắp sếp cho chỗ ở trong khu kí túc xá của trường nhưng vì phải lo cho các em, các cháu nên Dợ phải ra ở lều thường xuyên để tiện cho việc chăm sóc các em các cháu. Nhà cách xa trường nên lâu lâu mấy chị em, cô cháu mới được về thăm nhà một lần. Bình thường thì tháng được về hai lần nhưng cũng có khi cả tháng không được về nhà. Đường xa nếu muốn về nhà thì phải có người nhà xuống đón mới được về không thì phải ở lại lều.
Tháng nào không về được thì người nhà đem tiền và gạo xuống trường cho Dợ để có tiền chăm lo cho các em các cháu. Cuộc sống trọ học của cô học trò nhỏ gặp rất nhiều khó khăn khi gia đình không có nhiều tiền để cho em.
"Khi nào hết tiền mua thức ăn thì đi hái rau rừng về ăn. Gạo đủ ăn được chứ tiền thì chẳng có tháng nào đủ cả. Phải đi chợ mua rau, mua muối, mua nhiều thứ lắm, rồi cả tiền để mua bút sách vở nữa. Hết tiền thì chị em chỉ ăn cơm không với muối thôi", Dợ cho biết
Không chỉ chăm lo tốt cho các em mà Dợ cũng chăm ngoan và học giỏi. Hiện Dợ là lớp trưởng của lớp 6A. Theo như lời của thầy giáo Hoàng Trọng An, chủ nhiệm lớp 6A Trường THCS Mường Lý nhận xét thì trong số 44 học sinh của lớp thì Dợ rất nhanh nhẹn, cần cù chăm chỉ siêng năng.
"Em Dợ là một học sinh chăm ngoan học tốt, dù phải chăm lo cho các em ngoài giờ lên lớp nhưng em Dợ vẫn luôn cố gắng vươn lên. Trong lớp Dợ học không thua kém so với các em khác. Đặc biệt, em Dợ có sự nhanh nhẹn trong tiếp thu bài học và học hơn các học sinh khác trong môn Toán và Tiếng Anh", thầy An chia sẻ.
Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, Dợ lại mang sách vở ra học bài và dạy chữ cho các em các cháu trong túp lều.
Thầy An cho biết thêm: "Mới đây em Dợ được nhận học bổng Để em không phải bỏ học với số tiền hơn 2 triệu đồng. Số tiền này đã khích lệ cho em Dợ rất nhiều, nhận được số tiền trên em Dợ rất vui mừng và đã để dành tiết kiệm phục vụ cho công việc học tập của mình. Mỗi tháng mỗi tuần chỉ lấy một ít để trang trải cho việc học tập".
Thầy giáo Nguyễn Văn Hà - Hiệu phó Trường THCS Mường Lý nhận xét: "Trường hợp như em Dợ là vô cùng đặc biệt và là học sinh duy nhất ở đây. Mới 11 tuổi phải trọ học xa nhà nhưng một mình phải nuôi 5 em nhỏ, ở trong lều tranh vách nứa. Ngoài việc phải lo học tập cho mình, em Dợ còn phải đảm nhiệm công việc chăm sóc, lo lắng cho các em. Nhà trường cũng dành cho em sự qua tâm đặc biệt, mỗi khi có sự giúp đỡ gì đều dành hỗ trợ cho trường hợp em Dợ".
Thái Bá - Duy Tuyên
Theo Dân trí
Bỗng dưng mắc "bệnh lạ", hàng chục nữ sinh phải nghỉ học Thời gian qua, nhiều nữ sinh tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Tam Thanh (huyện miền núi Quan Sơn, Thanh Hóa) bỗng dưng mắc "bệnh lạ" với biểu hiện lúc thì cười sằng sặc không dứt, rồi lại gào khóc, nói nhảm theo kiểu dây chuyền khiến các em phải tạm thời nghỉ học. Thời gian bệnh lạ xuất hiện...