Trường ở địa phương này không được lấy địa phương khác để đặt tên
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đưa ra những quy định đầy đủ và cụ thể về việc đặt tên trường cao đẳng, trung cấp để tránh tình trạng gây hiểu lầm cho người học như trong thời gian qua.
Trường CĐ Y Dược Sài Gòn có trụ sở chính ở Khánh Hòa nhưng tên gọi khiến người học hiểu lầm là ở TP.HCM – MỸ QUYÊN
Tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính
Tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định điều lệ trường trung cấp, điều lệ trường cao đẳng mới đây, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (thuộc Bộ LĐ-TB-XH) đưa ra nguyên tắc đặt tên trường cao đẳng (CĐ) và trung cấp (TC). Theo đó, yêu cầu tên trường bằng tiếng Việt phải có cụm từ xác định loại trường (trường CĐ, CĐ cộng đồng, trường TC), cụm từ xác định loại hình, lĩnh vực hoặc nhóm ngành, nghề đào tạo chính (nếu cần), cụm từ xác định chất lượng, đẳng cấp (nếu cần), tên trường không được trùng với tên của trường CĐ đã thành lập trước đó…
Ở nguyên tắc cụm từ xác định tên riêng, có thể đặt tên địa phương, tên danh nhân văn hóa, tên danh nhân lịch sử, tên cá nhân, tên tổ chức. Đặc biệt, cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường. Việc đặt tên riêng của trường phải rõ ràng, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường, không gây nhầm lẫn về đẳng cấp, thứ hạng trường. Đây chính là điểm mới trong quy định đặt tên trường.
Gây hoang mang người học
Video đang HOT
Trước đó, phụ huynh và người học hoang mang khi có tình trạng một số trường CĐ có trụ sở ở một nơi nhưng tên trường lại liên quan đến các địa danh lớn.
Chẳng hạn Trường quốc tế Nam Việt có giấy phép thành lập của Bộ LĐ-TB-XH ngày 18.7.2008, trụ sở chính tại thôn Phước Thượng, xã Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa, nhưng năm 2018 lại được đổi tên thành Trường CĐ Y Dược Sài Gòn, thực hiện tuyển sinh và đào tạo một số ngành khối sức khỏe tại cơ sở Nha Trang, Q.Bình Tân (TP.HCM) và Q.12 (TP.HCM).
Hay Trường CĐ Y Dược Hà Nội trong giấy phép đăng ký hoạt động lại có trụ sở tại Khúc Xuyên, TP.Bắc Ninh, với tên gọi trước đây là Trường CĐ Y Dược Thăng Long. Trường này cũng đăng ký hoạt động tuyển sinh và đào tạo ở các địa điểm Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài ra, các trường như CĐ Y Dược Pasteur (trụ sở chính ở Yên Bái), CĐ Y Dược ASEAN (trụ sở ở Hưng Yên) đều có tên rất “kêu” nhưng từng có thời gian đã tuyển sinh tràn lan ở TP.HCM với địa điểm thuê mướn, không đủ cơ sở vật chất lẫn giảng viên.
Trao đổi với Thanh Niên , ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết: “Việc đặt tên các trường CĐ, TC trong thời gian qua được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46, 47 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH quy định điều lệ trường CĐ, điều lệ trường TC.
Tuy nhiên, quy định hiện hành vẫn còn những bất cập nhất định như một số trường đặt tên gắn với địa phương khác với địa phương nơi đặt trụ sở chính, gắn với cụm từ xác định chất lượng, thứ hạng, phạm vi hoạt động chưa đúng với thực tế về chất lượng đào tạo, phạm vi hoạt động và các điều kiện đảm bảo của trường.
Theo ông Dũng, việc đặt tên trường theo quy định mới này còn tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh về chất lượng, uy tín, thương hiệu giữa các trường và giúp người học nhận biết, lựa chọn đúng trường, đúng ngành, nghề để theo học.
Ý kiến
Tên phải phản ánh đúng địa danh, ngành học…
Đúng là thời gian qua có không ít trường có tên gọi dễ gây hiểu lầm cho người học. Việc trường ở nơi này nhưng tên gọi lại mang tên một địa danh khác là rất không nên. Việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa bổ sung thêm những nguyên tắc cụ thể, rõ ràng hơn để các trường đặt tên phù hợp, tên trường gắn với địa danh, ngành nghề, bản chất…, tránh để người học hiểu lầm trong việc đặt tên trường, là rất cần thiết và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ.
Tiến sĩ Phạm Hữu Lộc (Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng)
Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc đặt tên trường là hợp lý
Trường ở tỉnh này nhưng lấy tên của thành phố khác, hoặc trường không có cơ sở vật chất nhưng đặt những cái tên rất “kêu” nhằm thu hút tuyển sinh, sẽ tạo ra sự nhầm lẫn cho người học và hiểu lầm của phụ huynh. Dự thảo điều lệ trường CĐ và TC mới đây có sửa đổi, bổ sung một số nội dung, trong đó có nguyên tắc đặt tên, là rất hợp lý.
Thạc sĩ Trần Thanh Hải (Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông)
Thí sinh đam mê làm ca sĩ, diễn viên có thể học 3 năm ở trường cao đẳng
Nếu có đam mê với sân khấu và muốn học thời gian ngắn sau để sớm tham gia biểu diễn, thí sinh có thể chọn các ngành về diễn viên, thanh nhạc, đạo diễn... tại một số trường cao đẳng.
Một buổi thi năng khiếu dành cho ngành diễn viên - MỸ QUYÊN
Bà Trương Nguyễn Ánh Nga, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, cho biết: Năm 2021, trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển và thi tuyển (ngành năng khiếu) dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương với 335 chỉ tiêu cho 11 ngành. Trong đó 2 ngành tập trung nhiều chỉ tiêu nhất là thanh nhạc (100 chỉ tiêu) và diễn viên kịch - điện ảnh (80 ).
Được biết, trường tổ chức thi năng khiếu cho 3 ngành thanh nhạc (hát, thẩm âm), diễn viên kịch - điện ảnh (diễn tiểu phẩm, tiếng nói, nhạc cảm) và đạo diễn sân khấu (diễn tiểu phẩm và cấu trưc tiểu phẩm, tiếng nói, nhạc cảm), thời gian dự kiến từ 19-22.7.
Đối với các ngành quản lý văn hóa, hướng dẫn du lịch, khoa học thư viện (chuyên ngành thư viện công cộng, thư viện trường học), kinh doanh xuất bản phẩm (chuyên ngành quản trị bán hàng, thương mại điện tử, truyền thông marketing), nhiếp ảnh, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp và hội họa, trường sẽ xét điểm trung bình năm lớp 12.
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ 5.4 đến 18.6, thời gian xét tuyển dự kiến từ 1- 8.7. Thí sinh có thể nộp trực tiếp tại trường tại hoặc đăng ký trực tuyến tại trang web của trường, hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Ngoài ra, tại TP.HCM có Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn cũng tuyển sinh các ngành năng khiếu như diễn viên kịch - điện ảnh, thanh nhạc, đạo diễn sân khấu, quay phim, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, may thời trang. Trường có tổ chức thi các môn năng khiếu gồm diễn tiểu phẩm, hát, viết kịch bản, chụp ảnh, trang trí màu ứng với mỗi ngành trên.
Bên cạnh đó, trường xét tuyển 20 ngành khác như quản trị lữ hành, quản trị khách sạn, hướng dẫn du lịch, kế toán, tài chính ngân hàng... dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT (hệ CĐ 2 và 3 năm) và tốt nghiệp THCS (hệ CĐ 9 cộng).
FPT Polytechnic nhân rộng mô hình Phổ thông Cao đẳng trên toàn quốc Trong năm 2020 vừa qua, Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic đã triển khai đào tạo tại 5 tỉnh thành. Bước sang năm 2021, PTCĐ tiếp tục mở rộng cơ sở ra các tỉnh Hải Phòng, Bắc Giang, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế,... Tìm hiểu ngay thông tin chi tiết xét tuyển tại đây ! Nếu như trước kia, học đại học...