Trường nhà người ta: Mỗi sinh viên được tặng 1 triệu đồng để hỗ trợ mùa dịch
Cụ thể mỗi sinh viên nhà trường đang ở trong Ký túc xá sẽ được hỗ trợ 1.000.000đ trong thời gian chống dịch Covid-19.
Theo kết quả trong cuộc họp Ban Giám đốc về phòng chống dịch Covid-19, ngày 31/3 Giám đốc Học viện Toà án đã chính thức thông báo việc giảng dạy tạm ngừng đến hết 15/4. Sinh viên sẽ ở Ký túc xá tự học theo đề cương môn học có sự hướng dẫn của giáo viên.
Trước đó Học viện Toà án là một trong số ít các trường trên địa bàn TP Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì lịch học tập, giảng dạy như kế hoạch được phê duyệt. Ngày 29/2, trường có thông báo khẩn đến toàn bộ sinh viên về thời gian trở lại trường vào ngày 2/3. Các học viên, sinh viên ở ngoài Học viện đã tiến hành thu xếp vào ở KTX trước 18h00 ngày 13/3/2020.
Nhà trường đang rất sát sao trong việc kiểm soát chặt chẽ người lạ vào Học viện, tổ chức đo thân nhiệt, ghi chép vào sổ theo dõi hằng ngày, hướng dẫn khai báo y tế, phân công cụ thể ca trực.
Mới đây, trên trang Fanpage chính thức, Học viện Toà án vừa đăng tải thông báo về việc hỗ trợ sinh viên trong thời gian chống dịch. Theo đó, được sự quan tâm của PGS.TS. Nguyễn Hoà Bình – Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, TS. Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Giám đốc Học viện Toà án và các đồng chí lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao, mỗi sinh viên đang ở trong Ký túc xá sẽ được hỗ trợ 1.000.000đ trong thời gian chống dịch từ Quỹ Tình nghĩa của Hệ thống Toà án nhân dân.
Video đang HOT
Thông báo chính thức được đăng tải từ phía Học viện Toà án.
Ngày 30/3, Học viện Tòa án đã ra thông báo đến toàn bộ sinh viên không được phép ra ngoài khuôn viên. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng, trưởng ban phòng chống Covid-19 sẽ xem xét và đưa ra quyết định. Các trường hợp không muốn tiếp tục học tập ở Học viện có thể làm đơn xin tạm nghỉ học và phải cam kết tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình kể từ thời điểm rời khỏi Học viện, đồng thời tự nguyện học lại ở các kỳ sau.
Nhà trường cũng yêu cầu học viện, sinh viên và đội ngũ cán bộ bắt buộc phải sử dụng khẩu trang thường xuyên trong hoạt động nơi đông người, sát khuẩn khi đi thang máy, kiểm tra thân nhiệt hàng ngày. Các trường hợp thân nhiệt trên 37 độ sẽ được bố trí vào phòng riêng, sau 15 phút nếu thân nhiệt không giảm sẽ không được vào học viện.
Trường cần bố trí khoảng cách hợp lý trong các lớp học; khuyến khích mọi người tự nghiên cứu, không tự do đi lại, không sang phòng khác, không tụ tập quá 10 người trên sân.
Các học viên đang ở ngoài học viện tiếp tục không đến trường cho đến khi có thông báo chính thức. Những học viên này có trách nhiệm tự học, nghiên cứu bài giảng, học và thi bù. Học viên ra ngoài khi không được phép hoặc né tránh kiểm dịch sẽ không được trở lại trường. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm khắc theo quy định của trường và yêu cầu chống dịch Covid-19.
Diệu Thu
Muốn đòi nợ bạn cùng phòng ký túc nhưng mà phải về quê có việc gấp, nam sinh để lại lời nhắn nhắc khéo vô cùng dễ thương
Vì không gặp được bạn cùng ký túc, nam sinh đã để lại lời nhắn vô cùng dễ thương khiến ai đọc vào cũng phải phì cười.
Ký túc xá là lựa chọn của rất nhiều sinh viên sống xa nhà. Gần trường, an ninh đảm bảo, chi phí hợp lý và một cuộc sống tập thể vui vẻ, bớt đi cảm giác cô đơn nhớ nhà chính là những điều ai cũng nghĩ đến khi nhắc về chuyện ở kí túc. Thế nhưng, vào ở rồi mới biết có vố số những nỗi khổ "dở khóc dở cười" được gọi là đặc quyền cho người ở nội trú mà không phải ai cũng được trải nghiệm.
Sống chung phòng, bạn bè ký túc xá còn bên cạnh nhau nhiều hơn các thành viên trong gia đình. Với sinh viên nữ, bạn cùng phòng sẽ nhanh chóng trở thành BFF sau những buổi chuyện trò tâm sự. Còn với hội anh em, chỉ cần cùng ăn, chơi hay thậm chí dùng chung nhau bộ quần áo là có thể trở thành cạ cứng rồi.
Sống chung với nhau, mỗi người mỗi tính, để phòng luôn hòa thuận thì ai cũng phải biết nhún nhường đặc biệt là trong chuyện tiền nong và vệ sinh chung. Nếu không biết cách đòi nợ như thế nào cho văn minh, hay nhắc nhở bạn sống sao cho sạch, hãy học ngay cách của cậu nam sinh dưới đây.
Muốn đòi nợ bạn cùng phòng ký túc nhưng mà phải về quê có việc gấp, nam sinh để lại lời nhắn trên mẫu giấy vô cùng dễ thương. Ảnh: Văn Thắng/Hội Những Người Ở Khu B - KTX ĐHQG TP.HCM.
Cụ thể, dân mạng đang truyền tay nhau mẩu giấy được xem là "tâm thư" của nam sinh nhắn cho bạn cùng phòng ký túc của mình trước khi về quê. Nguyên văn bức thư của cậu bạn như sau: " Thân gửi mấy bạn chung phòng, mình phải về quê một tuần. Bạn nào muốn xài chỗ của mình phải ăn ở cho sạch sẽ, gọn gàng nha, đồ đạc của mình đừng có phá. Còn bạn... với bạn..., tuần sau mình lên nhớ trả tiền cho mình nha. Bye bye mọi người!!!".
Ngay sau khi được đăng tải, phần đa cư dân mạng cho rằng đây là cách đòi nợ vô cùng văn minh. " Không cần lớn tiếng làm gì, chỉ cần nhẹ nhàng tình cảm như thế này thôi là đã giảm bớt không khí căng thẳng rồi. Có bạn cùng phòng tâm lý thế này thì thực sự rất hạnh phúc luôn", bạn B.N cho hay.
Đồng thời, nhiều người cũng cho rằng có vay thì nên biết trả đúng hạn, cùng là sinh viên với nhau cho nên tránh mượn tiền nhau. " Thời sinh viên làm gì có nhiều tiền đâu, cho nên những ai cho bạn vay tiền thì nên đáng trân trọng. Vay rồi thì phải nhớ trả, chứ đừng để người khác phải đòi, rồi đến khi mất bạn không hay", bạn Q.A chia sẻ.
Theo helino
Choáng trước cảnh dàn súng ống máy ảnh chen chúc nhau mùa chụp kỷ yếu, ngỡ như họp báo sự kiện của sao hạng A Độ chịu chơi cho kỷ yếu của học sinh - sinh viên phải nói là tăng theo thời gian. Ảnh kỷ yếu không chỉ là nơi lưu giữ kỷ niệm của thời học sinh, sinh viên, đánh dấu bước trưởng thành mà còn là công cụ để chính các bạn trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình. Cứ mỗi mùa kỷ yếu...