Trường Mầm non Vĩnh Hồng và Trường Tiểu học Nhân Quyền: Tăng cường công tác đảm bảo VSATTP và công tác tổ chức bán trú cho học sinh
Có thể nói những năm qua, tình hình kinh tế – xã hội của huyện Bình Giang có bước tăng trưởng, đời sống nhân dân ổn định, chất lượng cuộc sống nâng cao.
Điều đó đã tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp GD&ĐT phát triển cả về chất và lượng. Năm học 2019 – 2020, với sự cố gắng, nỗ lực vượt khó của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công tác GD&ĐT huyện Bình Giang tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là việc triển khai có hiệu quả công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác tổ chức bán trú cho học sinh trong các trường học. Trong đó Trường Mầm non Vĩnh Hồng và Trường Tiểu học Nhân Quyền là hai ngôi trường tiêu biểu cho các trường trên địa bàn thực hiện tốt hai công tác này.
Đến với Trường Mầm non Vĩnh Hồng, chúng tôi được cô Hiệu trưởng Trần Thị Thúy Hiền chia sẻ: Năm học 2019 – 2020, trường có 22 nhóm lớp với tổng số 551 học sinh và 50 đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên .Với phương châm làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, nên ngoài nhiệm vụ chuyên môn, nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng các bữa ăn cho trẻ, nhất là vấn đề về an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể, qua đó góp phần đảm bảo để trẻ phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực.
Một giờ học của các em học sinh Trường Mầm non Vĩnh Hồng
Khi triển khai công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà trường có rất nhiều lợi thế,luôn nhận được sự quan tâm của UBND huyện, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của phòng GD&ĐT huyện Bình Giang. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ và tâm huyết với ngành, luôn được phụ huynh học sinh tin yêu và ủng hộ.
Ngoài ra, nhà trường đã hợp đồng với 05 cô nuôi, đã có bếp ăn một chiều, đầy đủ dụng cụ chế biến và nấu thức ăn cho trẻ hiện đại đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của vấn đề này, ngay từ đầu năm học nhà trường đã triển khai nghiêm túc nhiệm vụ năm học 2019-2020 đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP tại bếp ăn bán trú trong nhà trường.
Chỉ đạo và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện củng cố về cơ sở vật chất và các điều kiện đáp ứng nhu cầu gửi bán trú của phụ huynh học sinh đồng thời nâng cao chất lượng công tác bán trú. Chỉ đạo cho giáo viên, nhân viên phục vụ bán trú khám sức khỏe định kỳ và tham dự lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế huyện tổ chức. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho CB, GV, NV và học sinh đặc biệt nhân viên bếp hiểu đúng, thực hiện đúng Luật ATTP.
Tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, tuyên truyền phổ biến việc thực hiện kiến thức và sức khỏe người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến; bảo quản, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm góp phần vào giảm thiểu ngộ độc thực phẩm.
Video đang HOT
Trường Mầm non Vĩnh Hồng triển khai công tác VSATTP căn cứ vào các điều kiện như: Đảm bảo cấp dưỡng và thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà trường đã hợp đồng thời vụ với 05 cô nuôi. Phó Hiệu trưởng phụ trách bán trú, 05 nhân viên nấu ăn đã được khám sức khỏe theo quy định và đều có giấy chứng nhận về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nhân viên nuôi dưỡng đều có chứng chỉ nấu ăn. Giáo viên được trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động theo quy định. Nhà trường đã có giấy cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với UBND xã Vĩnh Hồng
Có mặt tại bếp ăn của Trường Mầm non Vĩnh Hồng vào đúng thời điểm nhân viên phục vụ đang chuẩn bị bữa ăn cho các cháu, qua quan sát chúng tôi ghi nhận được, trường có bếp ăn được xây dựng theo quy trình một chiều, khu chế biến thức ăn sống, nấu tách biệt với khu thức ăn chín, có đủ trang thiết bị đồ dùng dụng cụ nhà bếp, có tủ lạnh, hộp lưu mẫu thức ăn đầy đủ. Có chạn để úp bát bằng inox, tủ sấy bát, tủ cơm ga và tủ lạnh bảo quản thức ăn riêng biệt. Có đầy đủ các dụng cụ nấu, chế biến và chia thức ăn theo quy định bằng Inox. Hệ thống cửa bằng lưới thép chống côn trùng…
Để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn tuyệt đối,nhàtrường đã ký hợp đồng mua bán thực phẩm sạch với các nhà cung cấp thực phẩm ngay vào đầu năm, đảm bảo đúng quy trình và có đầy đủ giấy tờ đảm bảo tính pháp lý. Nhà trường tuyệt đối không dùng thực phẩm màu trong việc chế biến thức ăn cho trẻ. Hàng ngày ký nhập thực phẩm tay 3 theo quy định. BGH, Ban TTND nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên kiểm tra việc nhập, xuất, chế biến thực phẩm, chia ăn.
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm thực theo 3 bước từ khâu nhập thực phẩm đến sơ chế, chế biến , bảo quản thực phẩm, chia ăn và lưu mẫu thức ăn hàng ngày. Thức ăn được lưu trong hộp inox có nắp đậy và được để ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24h. Ghi rõ tên thức ăn, ngày giờ lưu thức ăn, có chữ ký của người lưu và được đảm bảo tuyệt đối. Bếp ăn đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng, chống ngộ độc thức ăn. Vì thế nên trong thời gian qua không xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường, môi trường xung quanh đảm bảo vệ sinh, khu vực chế biến sạch sẽ. Về nguồn nước, trường sử dụng nguồn nước máy để nấu ăn đảm bảo vệ sinh. Nước uống của trẻ sử dụng là nước lọc đun sôi.
Cán bộ phụ trách Y tế thường xuyên kiểm tra và từ đầu năm học đã có kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho từng lớp học. Không những vậy, nhà trường còn xây dựng kế hoạch công tác bán trú theo năm, tháng, tuần và thường xuyên kiểm tra bán trú các lớp học đột xuất, có báo trước và định kỳ.
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng các bữa ăn cho trẻ, nhất là vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm
Cũng giống như Trường Mầm non Vĩnh Hồng, Trường Tiểu học Nhân Quyền là một trong những trường tiểu học trên địa bàn rất chú trọng đến công tác VSATTP, triển khai có hiệu quả công tác tổ chức bán trú nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho học sinh học 2 buổi/ngày. Thông qua hoạt động trước, trong và sau bữa ăn trưa, học sinh được rèn luyện, trải nghiệm đã hình thành, phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản, hợp tác và phẩm chất đoàn kết, chăm chỉ, yêu thương,… cho học sinh. Năm học 2019- 2020, nhà trường có tổng số 660 học sinh với 22 lớp. Được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, sự đồng lòng ủng hộ của cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự quyết tâm của tập thể cán bộ, GV, nhân viên, nhà trường đã huy động được 250 em ăn bán trú tại trường.
Bữa ăn bán trú tại trường của các em học sinh luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và vệ sinh ATTP
Trao đổi với chúng tôi, cô Đỗ Thị Hạnh Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để đảm bảo việc nấu ăn ngon cho học sinh trong mỗi bữa ăn, trường đã hợp đồng với đội ngũ nhà bếp có trình độ, có tay nghề, được đào tạo qua trường lớp có kinh nghiệm và trách nhiệm cao. Nguồn thực phẩm được cung cấp từ những cơ sở uy tín, chất lượng, được chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có hợp đồng rõ ràng, chặt chẽ.Đồng thời nhà trường còn phối hợp cùng với Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh bố trí bếp ăn một chiều, sắp xếp đồ dùng, trang thiết bị khoa học, hợp lý để bếp luôn thoáng khí, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
Thực phẩm tươi sống sử dụng hết trong ngày, thức ăn được lưu mẫu trong 24 giờ. Các dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bán trú đều được sử dụng bằng inox; nấu cơm bằng tủ cơm, nồi hơi công nghiệp; bố trí vòi nước cho học sinh rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ. Học sinh ở lại ăn bán trú luôn có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Ban giám hiệu, cùng với hội phụ huynh học sinh chỉ đạo, theo dõi việc lên thực đơn, chia khẩu phần ăn cho từng em (mỗi em có một khay riêng). Bữa ăn của học sinh trong tuần đa dạng và thay đổi theo mùa, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn luôn nóng sốt, phù hợp với khẩu vị của học sinh. Cứ đến giờ ăn trưa, các em lại phấn khởi xếp hàng, điểm danh rồi cùng với bạn bè thưởng thức các món ăn dưới sự động viên, khuyến khích, giúp đỡ của thầy cô. Mỗi bữa ăn, học sinh đều thấy ngon miệng và vui vẻ.
Sau khi ăn, các em có 15 phút nghỉ ngơi, giải trí, đọc sách, xem truyền hình với những nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học trong sự quản lí của cô được phân công chủ nhiệm lớp bán trú. Hoạt động đó vừa mở rộng kiến thức, vừa có tính giáo dục, giúp các em vào giấc ngủ trưa dễ dàng hơn, tạo điều kiện tốt cho các em học buổi chiều. Ngoài việc phục vụ bữa ăn trưa thì vấn đề ngủ trưa của các em cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm. Ban giám hiệu phân công cụ thể đến từng giáo viên phụ trách lớp 1 riêng (5 phòng là 5 lớp học) và 2 phòng cho các em học sinh lớp 2,3,4,5. Các em được ngủ trong phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Giờ nghỉ trưa 15 phút của các em học sinh Trường Tiểu học Nhân Quyền
Để đảm bảo công tác bán trú luôn đạt chất lượng tốt nhất cho các em học sinh, Ban giám hiệu nhà trường kết hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện công tác kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra đảm bảo định lượng của từng suất ăn thường xuyên và đột xuất để các em luôn được ăn no, ăn ngon và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nhờ làm tốt công tác quản lí và có trách nhiệm cao nên từ khi tổ chức bán trú đến nay, nhà trường chưa có một ngày nào học sinh ăn uống không đảm bảo an toàn. Học sinh được thường xuyên kiểm tra cân nặng, chiều cao,… hầu hết các em đều tăng cân và sức khoẻ tốt.
Trong các năm học, nhà trường đều đã đón nhiều đoàn kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lãnh đạo địa phương cũng thành lập Ban kiểm tra bao gồm Phó Chủ tịch xã, Trạm trưởng y tế, Chủ tịch Hội phụ nữ,… thường xuyên kiểm tra. Tất cả đều đánh giá cao công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường. Việc tổ chức bán trú cho học sinh ở Trường Tiểu học Nhân Quyền đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu của các bậc phụ huynh đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nhà trường.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các công tác trên nhưng các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của hai trường Mầm non Vĩnh Hồng và Trường TH Nhân Quyền luôn tự tin sẽ vượt qua mọi thử thách, tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, trang bị cơ sở vật chất phục vụ bếp ăn và tổ chức các hoạt động giáo dục để phát triển số lượng, nâng cao chất lượng bán trú trong năm học này và các năm học tiếp theo.
Theo Lê Phương/ Sức Khỏe 365
Kiểm soát chặt nguồn gốc thực phẩm trong trường học
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung đã dẫn đầu đoàn kiểm tra của TP kiểm tra ATTP bếp ăn trường học và kiểm soát sữa học đường trên địa bàn huyện Mê Linh.
Kiểm tra kho bảo quản sữa học đường tại trường Mầm non Tiền Phong B, huyện Mê Linh.
Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, toàn huyện có 107 cơ sở giáo dục gồm nhóm trẻ, trường mầm non, tiểu học, THCS. Trong đó, có 88 cơ sở có bếp ăn tập thể (có 58 trường tự nấu, 4 trường có ký kết nhà thầu nấu ăn, 9 trường thuê cơ sở nấu ăn ngoài). Số học sinh tham gia uống sữa học đường khối mầm non là 13.588 em, khối tiểu học là 21.079 em.
Nhằm thực hiện tốt vấn đề ATTP, huyện đã triển khai quy trình giám sát, xử lý khi xảy ra ngộ độc thực phẩm. TTYT huyện phối hợp với Phòng GD&ĐT tập huấn cho các hiệu trưởng, bếp trưởng, nhân viên y tế các trường học trên địa bàn về công tác ATTP. Huyện cũng đã rà soát thẩm định năng lực của các nhà thầu, nhà cung cấp cho bếp ăn tập thể trường học và sữa học đường. Đến nay, 100% các trường đã có đủ hồ sơ pháp lý và nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng; được cấp giấy chứng nhận ATTP hoặc cam kết đảm bảo ATTP; 100% trường đều đã bố trí kho, kệ bảo quản thực phẩm và sữa học đường theo đúng quy định.
Từ đầu năm đến nay, Ban chỉ đạo ATTP huyện đã kiểm tra 54 cơ sở bếp ăn tập thể trường học, phát hiện và xử phạt 4 cơ sở vi phạm với số tiền trên 16 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu là chưa có lưới chặn côn trùng, có động vật gây hại trong khu chế biến... Đồng thời, đoàn kiểm tra cũng đã xét nghiệm nhanh thực phẩm, kết quả 100% thực phẩm đều đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra cũng đã kết hợp tư vấn, nhằm đảm bảo ATTP bữa ăn cho học sinh, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm tại bếp ăn tập thể nhà trường. Đặc biệt, các cơ sở cũng đã thành lập tổ tự giám sát nguồn gốc, chất lượng thực phẩm nhập vào bếp ăn tập thể trường học và kiểm soát sữa học đường. Thành phần gồm nhà trường, cơ sở cung cấp suất ăn, hội cha mẹ học sinh.
Đoàn kiểm tra của TP đã trực tiếp kiểm tra trường Mầm non Tiền Phong A và trường Mầm non Tiền Phong B, huyện Mê Linh. Tại thời điểm kiểm tra, các trường đã cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý theo quy định. Tuy nhiên, khu chế biến thực phẩm của cả hai trường mầm non trên đều chưa có lưới chắn côn trùng; kho bảo quản thực phẩm chưa sắp xếp ngăn nắp... Tại trường Mầm non Tiền Phong A, đoàn đã lấy mẫu thực phẩm test nhanh, kết quả đạt tiêu chuẩn. Trường Mầm non Tiền Phong B, đoàn kiểm tra test nhanh chất lượng khay đựng cơm cho các em học sinh, có 3/10 khay chưa đạt tiêu chuẩn.
Ông Trần Văn Chung yêu cầu các cơ sở khắc phục những tồn tại trên để đảm bảo tuyệt đối ATTP trong trường học, không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, ông Chung cũng đề nghị Ban chỉ đạo ATTP huyện tăng cường thanh, kiểm tra ATTP bếp ăn tập thể trường học và kiểm soát sữa học đường. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc rõ ràng để kiểm soát tốt nguồn thực phẩm chất lượng cung cấp cho các trường học trên địa bàn huyện. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác truyền thông, đa dạng trên các phương tiện truyền thông đại chúng để học sinh, giáo viên, phụ huynh cùng chung tay chủ động thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo ATTP.
Theo kinhtedothi
Xử phạt nhiều bếp ăn tập thể không đạt an toàn vệ sinh thực phẩm Công tác thanh kiểm tra các bếp ăn tập thể và căng tin trường học từ đầu năm đến nay trên địa bàn Hà Nội được triển khai khá tích cực. Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn có những bếp ăn chưa đạt an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo thống kê của Chi cục An toàn thực phẩm, toàn thành phố Hà...