Trường hợp nào phải bật đèn xi nhan khi tham gia giao thông?
Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
Hỏi: Hiện nay việc áp dụng quy định về sử dụng đèn xi nhan đối với các phương tiện giao thông khi chuyển hướng, chuyển làn đường chưa được thống nhất. Do vậy, vẫn còn trường hợp người tham gia giao thông không đồng tình khi bị xử phạt lỗi này. Xin hỏi: Các trường hợp phải sử dụng đèn xi nhan khi tham gia giao thông?.
Trường hợp nào phải bật đèn xi nhan? – Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Về quy định tại Luật giao thông đường bộ, điều 15: “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ “.
Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Những trường hợp phải bật đèn xi nhan:
- Chuyển làn đường
Video đang HOT
- Rẽ phải, rẽ trái, quay đầu
- Vượt xe khác
- Cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đậu xe.
Đó là theo luật, ngoài ra còn có những trường hợp nên bật đèn xi nhan để đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp việc lưu thông trên đường thuận tiện hơn. Những trường hợp đó cụ thể như sau:
Khi đi qua vòng xuyến: Về cơ bản theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” nghĩa là khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi thì xi nhan phải.
Khi đi theo đường cong: người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại thì không bắt buộc bật đèn tín hiệu.
Khi lùi theo đường cong, ví dụ như lùi vào ngõ: phải bật tín hiệu như khi tiến vì lúc đó muốn chuyển hướng xe.
Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường, Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan
Cần bật xi nhan bao xa?
Luật chưa quy định khoảng cách bắt buộc phải bật đèn xi nhan trước khi cho xe chuyển hướng. Nhưng bật xi nhan sớm quá hoặc tắt muộn quá cũng đều không nên, vì sẽ gây khó hiểu cho xe khác xung quanh.
Vì vậy để bảo đảm an toàn, nếu giảm tốc độ khi vào chỗ rẽ, nên bật xi nhan trước khoảng 25-30 mét, và sau khi rẽ xong, cũng duy trì thêm 5-10 mét ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt xi nhan. Vậy là những người đi gần đó sẽ biết lúc nào xe sắp đổi hướng, và lúc nào đã đổi hướng xong.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo.
Theo Ngươi đưa tin
Vượt xe và các quy định cần biết!
Theo quy định của luật giao thông đường bộ, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (chỉ một số trường hợp mới được vượt về bên phải) và phải đảm bảo các điều kiện. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vượt xe ngoại lệ. Bạn có biết?
Luật Giao thông, đặc biệt là quy tắc giao thông trong đó có quy định về vượt xe được sinh ra để đưa hoạt động giao thông đi vào trật tự, an toàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của con người. Vì vậy một yêu cầu tất yếu được đặt ra là phải tuyệt đối chấp hành các quy định của luật về quy tắc giao thông.
Ảnh minh họa.
Theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, theo nguyên tắc thông thường khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (chỉ một số trường hợp mới được vượt về bên phải) và phải đảm bảo các điều kiện: Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn; Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải; Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp được vượt xe về bên phải nhưng phải có thêm một số điều kiện.
Ngoài các điều kiện nói trên, chỉ các trường hợp sau đây người tham gia giao thông mới được phép vượt xe về bên phải: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Khi xe điện đang chạy giữa đường; Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Pháp luật cũng có những quy định cụ thể về các trường hợp không được vượt xe. Cụ thể gồm, không bảo đảm các điều kiện trên; Trên cầu hẹp có một làn xe; Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm, vượt xe không đúng quy định là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông. Theo đó, nếu không chấp hành các quy định về vượt xe, người lái xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Cũng theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm, người điều khiển phương tiện giao thông cần lưu ý khi xe tham gia giao thông đường cao tốc.
Cụ thể, theo Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông trên đường cao tốc người điều khiển phương tiện giao thông phải thực hiện như sau: Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc; Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc; Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường; Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Đèn đỏ có được phép rẽ phải không? Đèn đỏ xe máy có được phép rẽ phải? Có lẽ đây là câu hỏi mà khá nhiều người vẫn thắc mắc. Hỏi: Công việc của tôi thường xuyên phải di chuyển bằng xe máy đến nhiều nơi ở Hà Nội, nhưng tôi vẫn không thể hiểu, tiêu chí nào để một ngã tư có gắn biển "Đèn đỏ được phép rẽ phải,...