Trường hợp nào nhà mạng không được cắt liên lạc của chủ thuê bao?
Thuê bao không nhận được tin nhắn mời cập nhật của nhà mạng sẽ tiếp tục yên tâm sử dụng dịch vụ bình thường.
Tại điểm giao dịch của MobiFone đông nghẹt khách hàng đến giao dịch làm thủ tục đăng ký
Ngày 24/4 là hạn cuối để các nhà mạng cập nhật thông tin thuê bao di động của khách hàng theo quy định.Tuy nhiên, không có nghĩa rằng, sau mốc thời gian này, toàn bộ các thuê bao di động chưa cập nhật thông tin sẽ bị khóa 1 chiều, 2 chiều hay bị chấm dứt cung cấp dịch vụ.
Cục Viễn thông cho biết, thuê bao sẽ chỉ bị khóa, chấm dứt cung cấp dịch vụ nếu chủ thuê bao cố tình không tuân thủ việc cập nhật, bổ sung thông tin thuê bao khi đã nhận được thông báo từ doanh nghiệp theo quy trình.
Trường hợp, thuê bao chưa nhận được tin nhắn từ nhà mạng thì không được quyền cắt liên lạc của thuê bao.
Đại diện Cục Viễn thông cho biết, đối với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, doanh nghiệp phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần để yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin thuê bao.
Video đang HOT
Sau ngày này mà thuê bao không đăng ký lại thông tin cá nhân thì nhà mạng sẽ phải cắt một chiều (chiều đi). Thời gian cắt liên lạc 1 chiều là 15 ngay và sau đó sẽ cắt liên lạc 2 chiều (cả chiều gọi đi và đến) của thuê bao với thời gian là 15 ngày nữa. Sau 1 tháng kể từ khi cắt 2 chiều mà thuê bao vẫn không đi đăng ký lại thông tin cá nhân sẽ bị chấm dứt hợp đồng và thu hồi số điện thoại theo đúng quy định.
Đại diện Vinaphone cho biết, đến thời điểm hiện tại, nhà mạng chưa thể thống kê còn bao nhiêu thuê bao chưa cập nhật thông tin cá nhân của của chủ thuê bao. Vì hiện nay, VinaPhone đang tập trung tối đa nhân lực để hỗ trợ khách hàng bổ sung thông tin thuê bao.
Cụ thể, ngoài các điểm giao dịch, khách hàng của VinaPhone có thể tự thực hiện bổ sung thông tin thuê bao di động tại 3 kênh hỗ trợ trực tuyến của VinaPhone từ xa qua web, app và email.
Đại diện nhà mạng MobiFone cũng cho biết, nhà mạng này vẫn chưa thống kê được còn bao nhiêu thuê bao chưa cập nhật thông tin. Sau hôm nay (24/4), nhà mạng này vẫn tiếp tục phục vụ khách hàng cập nhật, đăng ký thông tin thuê bao tại hệ thống cửa hàng chính thức và các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do MobiFone ủy quyền.
“Các thuê bao được MobiFone gửi tin nhắn mời cập nhật thông tin sẽ được ưu tiên cập nhật trước. Thuê bao không nhận được tin nhắn mời cập nhật tiếp tục yên tâm sử dụng dịch vụ bình thường”, đại diện MobiFone cho hay.
MobiFone khuyến cáo, các thuê bao chưa nhận được tin nhắn mời cập nhật thông tin thuê bao cũng có thể gửi tin nhắn SMS theo cú pháp TTTB gửi 1414 để kiểm tra thông tin chính chủ. Trong trường hợp thuê bao chưa đúng chính chủ có thể liên hệ với MobiFone gần nhất để xác minh chính chủ theo quy định.
Ngoài ra, từ ngày 25/4, ngoài việc cập nhật thông tin thuê bao tại các cửa hàng của MobiFone, chủ thuê bao có thể cập nhật thông tin trực tuyến (online) theo 2 cách: Cập nhật thông tin thuê bao tại website www.mobifone.vn (áp dụng với các thuê bao nhận được tin nhắn mời cập nhật thông tin và sau khi đã kiểm tra chính chủ thuê bao qua hệ thống 1414 trùng khớp); cập nhật thông tin thuê bao qua ứng dụng My MobiFone (áp dụng với các thuê bao nhận được tin nhắn mời cập nhật thông tin và sau khi đã kiểm tra chính chủ thuê bao qua hệ thống 1414 trùng khớp).
Theo Danviet
Thực hư thông tin người sở hữu 4 SIM trở lên mới phải chụp ảnh chân dung
Nhiều thông tin sai lệch liên quan tới quy định chụp ảnh chân dung thuê bao khiến người dùng di động bối rối.
Quy định bổ sung ảnh chụp chân dung thuê bao trả trước không phân biệt người/tổ chức sở hữu một hay nhiều SIM.
Kể từ ngày 24/4/2017, Nghị định 49/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 25/2011/NĐ-CP và 174/2013/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực, trong đó có nội dung đáng chú ý là thông tin thuê bao di động phải bổ sung thêm ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng. Trong vòng 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn, yêu cầu các thuê bao di động trả trước có thông tin thuê bao chưa đúng quy định, thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo các quy định tại Nghị định này.
Nghị định cũng nêu rõ hình thức xử phạt đối với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông chưa thực hiện tốt các quy định tại Nghị định 49 nói trên. Đối với chủ các thuê bao di động, sau 60 ngày kể từ khi nhận được tin nhắn đầu tiên yêu cầu tới điểm giao dịch chụp ảnh (có 5 tin nhắn trong 5 ngày liên tiếp), nếu chủ thuê bao không thực hiện thì sẽ bị thu hồi SIM.
Tuy nhiên, mới đây lại xuất hiện thông tin cho rằng Nghị định 49 chỉ yêu cầu những người sở hữu từ 4 SIM trở nên mới phải chụp ảnh chân dung. Trao đổi với PV về thông tin này, một lãnh đạo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định: "Đó là thông tin sai lệch".
Chủ các thuê bao di động tới cập nhật thông tin tại một điểm giao dịch.
Theo đại diện Cục Viễn thông, đúng là điểm a, khoản 7, Điều 1 (sửa đổi điều 15 của Nghị định 49/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP) quy định: "Bản xác nhận thông tin thuê bao bao gồm toàn bộ các thông tin thuê bao được quy định tại điểm a và điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều này". Tuy nhiên, quy định này chỉ là đề cập tới biên bản giao kết hợp đồng chứ không phải mô tả những thông tin phải lưu trữ của thuê bao.
"Đây chỉ là quy định về nội dung của bản giao kết hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ và chủ thuê bao; còn tất cả các thuộc tính của thông tin thuê bao quy định ở khoản 5 (trong đó có ảnh chụp chân dung) là áp dụng chung cho mọi thuê bao, không phân biệt nhóm người/tổ chức sở hữu trên hay dưới 3 SIM", lãnh đạo Cục Viễn thông khẳng định.
Ngoài ra, lãnh đạo Cục Viễn thông đặt câu hỏi: "Nhà mạng làm sao có thể bổ sung thông tin thuê bao nếu chủ thuê bao không cung cấp thông tin?". Trong khi đó, Nghị định 49 đã quy định cụ thể những loại thông tin cần có của thông tin thuê bao, và nhà mạng có thời hạn tới ngày 24/4/2018 để cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu.
Thao đánh giá của vị đại diện Cục Viễn thông, phần lớn các thuê bao trả trước trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp có thông tin không đúng người trực tiếp sử dụng (do sử dụng SIM kích hoạt sẵn hoặc SIM lưu trữ sẵn thông tin của người khác/thông tin không hợp lệ,...). Do đó, việc cập nhật đầy đủ thông tin thuê bao như mô tả tại khoản 5, Điều 1 Nghị định 49 là cần thiết, và các doanh nghiệp viễn thông cũng như người dùng di động phải nghiêm túc thực hiện.
Nội dung Khoản 5, Điều 1 Nghị định 49Thông tin thuê bao bao gồm:a) Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);b) Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);c) Thông tin trên giấy tờ của tổ chức, bao gồm: tên tổ chức; địa chỉ trụ sở giao dịch; thông tin trên giấy tờ tùy thân của người đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và thông tin trên giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân thuộc tổ chức tương ứng với số thuê bao mà tổ chức giao cho cá nhân đó sử dụng (trường hợp tổ chức giao cho người sử dụng) theo quy định tại điểm b khoản này;d) Bản số hóa toàn bộ các giấy tờ của cá nhân, tổ chức đã xuất trình khi đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;đ) Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước);e) Hình thức thanh toán giá cước (trả trước, trả sau);g) Họ tên nhân viên giao dịch; thời gian thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; thời gian thực hiện mỗi lần cập nhật thông tin thuê bao (đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức cập nhật lại thông tin thuê bao); địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.Nội dung Khoản 7, Điều 1 Nghị định 497. Việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các cá nhân sử dụng số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng viễn thông di động thực hiện như sau:a) Đối với 3 số thuê bao đầu tiên, cá nhân xuất trình giấy tờ và ký vào bản giấy hoặc bản điện tử bản xác nhận thông tin thuê bao. Bản xác nhận thông tin thuê bao bao gồm toàn bộ các thông tin thuê bao được quy định tại điểm a và điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều này;b) Đối với số thuê bao thứ tư trở lên, thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu với doanh nghiệp viễn thông di động. Doanh nghiệp viễn thông di động phải kiểm tra, giám sát, bảo đảm các số thuê bao đó được sử dụng theo đúng quy định tại điểm b, điểm d khoản 9 Điều này.
Theo Danviet
Cuống cuồng xếp hàng bổ sung ảnh vì lo ứng dụng trên smartphone vô dụng "Nhà mạng khuyến cáo khách hàng bổ sung ảnh qua mạng nhưng cả tuần nay tôi vào ứng dụng của My Viettel thì mạng đều quay tít, không thể cập nhật được", một khách hàng cho hay. Khách hàng xếp hàng chờ từ sáng sớm để đăng ký bổ sung thông tin cá nhân Chỉ còn vài ngày nữa các nhà mạng sẽ...