Trường hợp nào người nuôi chó phải chịu trách nhiệm hình sự?
Mới đây, vụ việc cháu bé 8 tháng tuổi ở Đội Cấn (Hà Nội) bị con chó ngao Tây Tạng cắn dẫn đến tử vong khiến dư luận hoang mang và không khỏi xót xa bởi đây là con chó nhà nuôi…
Chó là loại động vật rất thông minh, trung thành và rất biết giữ nhà nên được nhiều gia đình chọn nuôi. Hiện nay không chỉ ở nông thôn mà ở khu vực thành thị cũng có rất nhiều gia đình nuôi chó làm thú cưng. Nhưng có những chú chó do nhiều lý do sẽ bất ngờ tấn công con người, cắn bị thương, thậm chí dẫn đến tử vong.
Trường hợp con chó Ngao Tây Tạng to lớn tấn công dẫn đến cái chết thương tâm của một cháu bé 8 tháng tuổi ở Đội Cấn – Hà Nội là một trường hợp gần đây thể hiện sự nguy hiểm của những “thú cưng” đặc biệt này gây ra.
Theo bác sĩ Lê Việt Khánh, Phó khoa Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội, bé gái 8 tháng tuổi (Đội Cấn, Hà Nội) bị chó cắn được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bé bị chó nhà nuôi – một con chó ngao Tây Tạng nặng khoảng 40 kg, tấn công. Lúc này, mẹ bé để chó chơi cùng con mà không rọ mõm. Khi nghe tiếng bé kêu, chị mới phát hiện con bị chó cắn. Người mẹ lao vào đuổi con chó và cũng bị chó cắn vào tay.
Vụ việc con chó ngao Tây Tạng cắn chết cháu bé 8 tháng tuổi ở đội Cấn gây hoang mang dư luận.
Luật sư Nguyễn Văn Thân (VPLS Hoàng Huy – Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, trong trường hợp nuôi “thú cưng”, khi cho “thú cưng” ra đường, người nuôi thú cưng phải rọ mõm và có biện pháp giám sát vật nuôi của minh. Nếu không, sẽ bị xử phạt vi phạm thành chính theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực từ ngày 15/9/2017. Theo đó, với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600 – 800 nghìn đồng.
Nghị định 90 cũng nêu rõ, trường hợp chủ nuôi chó không tiêm phòng bệnh dại cũng chịu mức phạt tương tự từ 600 – 800 nghìn đồng.
Với những trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì tùy theo mức độ thiệt hại mà chủ nuôi chó sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:
Video đang HOT
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Nếu chó cắn chết người, chủ sở hữu chó có thể chịu trách nhiệm hình sự:
- Đầu tiên, nếu người chủ sở hữu chó nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả chết người xảy ra và thực tế hậu quả chết người đã xảy ra thì người này có thể chịu trách nhiệm hình sự về “Tội giết người”.
- Thứ hai, người chủ sở hữu chó nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả gây thương tích cho người bị cắn xảy ra; dù không mong muốn hậu quả chết người nhưng thực tế gây hậu quả chết người đã xảy ra thì phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội cố ý gây thương tích”.
- Thứ ba, người chủ sở hữu không mong muốn có hậu quả xảy ra nhưng do sơ suất trong việc quản lý, nuôi thả chó gây ra hậu quả chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội vô ý làm chết người”.
Chó ngao Tây Tạng là chó cảnh, trọng lượng lớn được nhiều gia đình ở Việt Nam chọn nuôi. Tuy là chó nuôi, nhưng bản tính hung hãn của chó vẫn còn. Vì vậy, khi nuôi gia đình phải tiêm phòng, nếu cho chó ra ngoài đường phải rọ mõm để tránh nguy hiểm cho người đi đường. Gia đình có trẻ nhỏ cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với chó. Nếu bé chơi với chó phải có người lớn bên cạnh và rọ mõm chó để đảm bảo an toàn. Khi bị chó cắn, nếu vết cắn xa trung tâm, người bệnh cần được rửa vết thương sạch cầm máu, sát trùng và đưa đến trung tâm y tế gần nhất. Nếu bệnh nhân bị chảy máu nhiều cần nhanh chóng cầm máu.
Theo Việt Cường
Công an nhân dân
Bêu tên người xả rác: Người treo băngrôn phải xin lỗi người bị bêu tên?
Dư luận đặt câu hỏi nên hay không nên, được phép hay không được phép bêu tên, hình ảnh của người xả rác bừa bãi?
Hình ảnh 2 người xả rác nơi cộng cộng bị bêu tên trên băng rôn. Ảnh Nguyễn Văn Hoàn.
Băngrôn đăng hình ảnh của người xả rác kèm theo tên, tuổi, địa chỉ của họ ở đường Săm Brăm, phường Ea Tam (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đang khiến dư luận xôn xao. Theo đó hình ảnh bị bêu là một bà lão tên Q., lén xả 1 bao rác vào lúc 7h45 và một sinh viên tên là N.T.T.L. đặt túi rác trước cổng nhà người khác cùng vào buổi sáng 14.6.
Xấu hình ảnh của cả đôi bên
Bình luận về điều này, PGS.TS - chuyên gia văn hóa Vũ Gia Hiền cho rằng, trước hết phải thấy rằng việc bêu tên người xả rác như vậy mục đích là gì và kết quả đi đến đâu vì thực chất việc bêu tên như vậy sẽ tạo ra nhiều phức tạp khi việc này chưa được quy định cụ thể trong luật pháp.
Xét về khía cạnh pháp luật khi liên quan đến quyền con người, quyền cá nhân thì không được phép sử dụng tên, hình ảnh trong những trường hợp không được phép.
"Nếu địa phương muốn chặt chẽ thì có thể công khai trước rằng nếu xả rác sẽ bị bêu tên cho người dân biết. Bởi lẽ có những khu vực không nhất thiết cần luật nhưng chính quyền vẫn có những phương pháp quản lý để người dân thực hiện. Còn nếu như không thông báo mà lại bêu tên vừa không đúng pháp luật mà lại thiếu văn hóa" - chuyên gia văn hóa Vũ Gia Hiền khẳng định.
Ông Hiền cũng thừa nhận, việc xả rác hiện nay là một vấn đề quá bức xúc và chúng ta cần có biện pháp ngăn chặn, nhưng là để ngăn ngừa nhưng không phải để bêu xấu. Việc bêu tên không những làm xấu đi hình ảnh của người bị bêu tên mà còn làm xấu đi hình ảnh của cơ quan quản lý.
Chính quyền phải xin lỗi người bị bêu tên?
Luật sư Trần Thu Nam - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc bêu tên người xả rác lên băngrôn là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu vi phạm quy định về việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định tại khoản 1, Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ).
Đồng quan điểm, luật sư Vi Văn Diện - Đoàn luật sư TP Hà Nội cũng cho rằng việc xả rác ra môi trường là hành vi sai phạm, tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì hành vi này chỉ dừng lại ở việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 72 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định chỉ cho phép công khai tên, hình ảnh, danh tính trên các phương tiện thông tin đối với các cá nhân vi phạm trong các lĩnh vực sau: Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, dược phẩm, khám chữa bệnh, lao động xây dựng...
Ở đây 2 người này đã có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tuy nhiên tại địa phương đó đã phổ biến, tuyên truyền cho người dân và có quy định cụ thể về việc xả rác này hay chưa. Bên cạnh đó, việc công bố công khai thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng phải được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp Bộ, cấp Sở hoặc UBND cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm, chứ không có hình thức bêu tên bằng băngrôn như vậy.
Luật sư Diện cho rằng, người xả rác sai và người công bố hình ảnh cũng sai, vì vậy 2 bên cần ngồi lại xin lỗi công khai. Nếu chính quyền điều tra rõ được việc 2 người bị bêu tên có hành vi xả rác thì tiến hành xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật, còn người treo băngrôn sẽ phải tiến hành xin lỗi người bị bêu tên.
HẠ NGUYÊN
Theo Laodong
Vụ tài xế taxi bị "choảng" gạch: Có dấu hiệu của tội phạm hình sự Luật sư Hoàng Văn Hướng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, vụ tài xế xe Mercedes "choảng" gạch vào đầu tài xế taxi Mai Linh đến chảy máu là hành vi cố ý gây thương tích; chỉ cần có thương tích (chưa cần xác định bao nhiêu %) vẫn đủ yếu tố cấu thành trách nhiệm hình sự. Hình ảnh tài...