Trường hợp nào lái xe chở hàng cần giấy xét nghiệm SARS-CoV-2?
Lái xe, nhân viên bốc xếp… đi theo xe chở hàng hóa từ 19 tỉnh thành giãn cách theo Chỉ thị 16 đi nơi khác phải có chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Bộ Y tế vừa có công văn về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa.
Theo đó, sẽ không bắt buộc kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa (lái xe, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa đi theo xe) nếu chỉ lưu thông trong phạm vi nội bộ tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị số hoặc bổ sung biện pháp ở mức cao hơn so với Chỉ thị 16 (gọi chung là khu vực giãn cách theo Chỉ thị 16).
Trường hợp lưu thông từ khu vực giãn cách theo Chỉ thị 16, khu vực phong tỏa sang khu vực liền kề đang áp dụng cấp độ phòng chống dịch bệnh thấp hơn thì phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (theo phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) được thực hiện trong vòng 72 giờ (kể từ khi lấy mẫu).
Trong công văn này, Bộ cũng nhấn mạnh người điều khiển phương tiện hạn chế dừng đỗ, hạn chế tiếp xúc với người khác, điều khiển phương tiện theo đúng lộ trình vận chuyển, ghi chép hành trình vận chuyển, danh sách các trường hợp có tiếp xúc. Đồng thời, thường xuyên mở cửa sổ đảm bảo thông thoáng phương tiện và phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch (thông điệp 5K, đặc biệt là khai báo y tế, phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình vận chuyển, sử dụng trang phục phòng chống dịch trong quá trình bốc dỡ hàng hóa nếu cần thiết, sát khuẩn tay thường xuyên, khử khuẩn phương tiện vận chuyển hằng ngày…).
Bộ Y tế cũng yêu cầu bố trí các địa điểm dừng nghỉ để tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2 thuận lợi. Cụ thể, xét nghiệm miễn phí cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ nhận diện ưu tiên luồng xanh trên các tuyến giao thông, có mã QR code.
Các đơn vị y tế nhà nước từ cấp xã trở lên hoặc các cơ sở y tế (kể cả tư nhân) được phép thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và cấp chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức phân luồng giao thông, điều phối các điểm dừng nghỉ đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19; có thể bổ sung các điểm khi cần thiết và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, tránh tình trạng ùn ứ phương tiện trên các cung đường.
Video đang HOT
Thông tin về khu vực có dịch được cập nhật thường xuyên trên website của Bộ Y tế (https://moh.gov.vn).
Xe nào được đi 'luồng xanh' qua chốt kiểm dịch?
Các xe chở hàng hóa thuộc diện "luồng xanh" được cấp thẻ nhận diện có mã QR, dán trên cửa kính xe để lực lượng chức năng kiểm tra.
Bà Phan Thị Thu Hiền, phó Tổng cục trưởng Đường bộ, trả lời VnExpress về việc tổ chức "luồng xanh" cho xe chở hàng hóa tại TP HCM và nhân rộng trên toàn quốc vào đầu tuần tới.
- Tổng cục Đường bộ đang phối hợp cùng 63 tỉnh, thành xây dựng phương án tổ chức "luồng xanh" hàng hóa liên tỉnh. "Luồng xanh" ở đây được hiểu như thế nào?
- Tổ chức "luồng xanh" liên tỉnh, liên vùng và các tuyến vận tải trên phạm vi cả nước nhằm tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa; vận chuyển công nhân, chuyên gia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đi qua khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch trong thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Việc tạo "luồng xanh" đáp ứng mục tiêu kép, vừa kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời tạo thuận lợi nhất cho vận chuyển hàng hoá thông suốt 24/24h, nhanh chóng phục vụ sản xuất và tiêu dùng của người dân, hạn chế thấp nhất ùn tắc giao thông, ùn ứ hàng hoá và thiếu hụt tài xế.
Các xe trong diện "luồng xanh" được ưu tiên đi lại, không phải quay đầu như các phương tiện khác khi đến khu vực giãn cách.
- Tiêu chí để doanh nghiệp vận tải hay người dân được sử dụng "luồng xanh" là gì?
- Xe được đi vào luồng xanh là ôtô từ các tỉnh khác vận chuyển hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, xe đến các cảng, khu công nghiệp được lưu thông đi đến, đi qua TP HCM và ngược lại. Cùng với đó, ôtô từ các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ vận chuyển công nhân, chuyên gia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan được đi đến, đi qua TP HCM. Xe vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua địa bàn thành phố.
Các phương tiện này được cấp thẻ nhận diện có mã QR, dán trên cửa kính xe. Khi qua chốt, các xe này có thể không phải dừng, đơn vị chức năng chỉ kiểm tra xác xuất một số xe có sử dụng đúng thẻ nhận diện hay không.
Hiện nay, việc triển khai cấp giấy nhận diện phương tiện hoạt động trên "luồng xanh" đang được Sở Giao thông Vận tải TP HCM thực hiện. Đối với các phương tiện hoạt động trên toàn quốc, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ có hướng dẫn cụ thể trong thời gian sớm nhất, và đưa vào sử dụng phần mềm đăng ký hoạt động trên "luồng xanh" toàn quốc vào tuần tới.
Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ. Ảnh: Gia Chính.
- Một số tuyến quốc lộ ở đồng bằng sông Cửu Long, dù có "luồng xanh" song vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc, vì sao thưa bà?
- Tình trạng trên chỉ xuất trong một khoảng thời gian ngắn và đã được tháo gỡ, giải quyết ngay. Như tại cửa ngõ vào tỉnh Tây Ninh, ngày 14/7, khi địa phương bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 16 và thực hiện "3 tại chỗ" ở các khu công nghiệp; tại Cần Thơ có yêu cầu các xe vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh khi đi vào thành phố thì phải test nhanh mặc dù phiếu xét nghiệm còn hiệu lực, sau khi có kết quả âm tính sẽ được bố trí chờ để thực hiện đổi lái hoặc dỡ hàng hoá sang phương tiện khác trên địa bàn. Những quy định này đã gây ùn tắc giao thông trên các tuyến quốc lộ.
Với chủ trương tạo "luồng xanh" cho xe chở hàng hóa trên toàn quốc, ngày 15/7, chúng tôi đã công bố phương án phân luồng tổ chức giao thông cho các phương tiện trên 48 hành trình giữa các tỉnh khu vực phía Nam. Các thông tin này được đăng tải và cập nhật trên trang web của Tổng cục Đường bộ.
Đồng thời, chúng tôi cũng chỉ đạo các sở giao thông vận tải khẩn trương xác định và công bố phương án tổ chức giao thông cho xe chở hàng, chuẩn bị phương án "luồng xanh" trên địa bàn tỉnh để công bố ngay trong trường hợp áp dụng Chỉ thị 16, qua đó đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hoá được thông suốt, không bị đứt gãy.
Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Long An, Tiền Giang đề nghị nghiên cứu, thí điểm lập chốt kiểm soát dịch bệnh phục vụ hoạt động vận tải hàng hoá (trong thời gian TP HCM và một số tỉnh Tây Nam Bộ áp dụng chỉ thị 16) tại 4 trạm dừng nghỉ trên Cao tốc TP HCM - Trung Lương và trên quốc lộ 1A đoạn qua Huyện Cái bè, Tỉnh Tiền Giang.
Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ tài xế tại chốt kiểm soát trước Bến xe Miền Đông trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, sáng 10/7. Ảnh: Gia Minh.
- Hiện mỗi tỉnh áp dụng cách thức kiểm soát y tế khác nhau đối với đội ngũ lái xe vận tải, như yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính 3 ngày hoặc cách ly 14 ngày. Quan điểm của bà về vấn đề này ra sao?
- Để đảm bảo thống nhất áp dụng trên toàn quốc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và lái xe, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế thống nhất tăng thời hạn hiệu lực kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 của lái xe vận chuyển hàng hoá (từ 5-7 ngày). Qua đó, để các địa phương áp dụng đồng bộ, giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông.
Đồng thời, trường hợp lái xe vận chuyển hàng hoá có giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực, nếu chỉ thực hiện xếp/dỡ hàng hoá sau đó quay về thì không bắt buộc phải áp dụng biện pháp cách ly y tế.
- Đại diện Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam phản ánh mã QR cấp cho xe chở hàng hóa "chưa thể hiện lộ trình", nên tài xế đi qua trạm nào cũng bị dừng lại để kiểm tra. Tổng cục Đường bộ chỉ đạo giải quyết vấn đề này như thế nào?
- Về vấn đề này chúng tôi đang tìm giải pháp phù hợp nhất để giải quyết cho các phương tiện được lưu thông nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, chúng ta đang trong thời kỳ dịch bệnh có những diễn biến phức tạp nhất, với mức độ lây lan nhanh, nguy hiểm nên việc các địa phương lập các chốt kiểm soát là hoàn toàn phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, việc tạo "luồng xanh" đã cơ bản giải quyết định vấn đề đảm bảo giao thông thông suốt 24/24h, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu cấp thiết của người dân, đảm bảo sản xuất kinh doanh vẫn được liên tục, ổn định; đảm bảo cho công nhân, chuyên gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan vẫn được đi lại qua các tỉnh, thành phố trên cả nước một cách thuận lợi, nhanh chóng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã hướng dẫn các doanh nghiệp có phương tiện hoạt động trên luồng xanh có giấy nhận diện kèm theo mã QR, thực hiện in giấy nhận diện phương tiện lên giấy khổ A4 và dán thêm lên kính hai bên cửa xe để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, hạn chế tiếp xúc để ngăn sự lây lan dịch bệnh.
Vũng Tàu không cho đi làm bằng xe 2 bánh hay đi bộ, shipper phải có giấy xét nghiệm TP VũngTàu yêu cầu người lao động đi làm phải có xe đưa đón, không được đi xe 2 bánh hay đi bộ. Người giao hàng phải có giấy xét nghiệm không nhiễm COVID-19. Kiểm soát y tế đối với tài xế xe tải ở cửa ngõ vào Vũng Tàu sáng 18-7 - Ảnh: ĐÔNG HÀ Tối 18-7, UBND TP Vũng Tàu ban...