Trường hợp không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Sau khi nhận được câu hỏi của bà Phan Thị Huyền Thương ( Khánh Hòa) về việc khai thác nước dưới đất sử dụng cho tưới cây và phòng cháy, chữa cháy thì có thuộc trường hợp không phải tính tiền cấp quyền khai thác không, Cục Quản lý tài nguyên nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời như sau.
Ảnh minh họa (Nguồn: Phan Hân/baodongkhoi.vn)
Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3, Nghị định 82/2017/NĐ-CP thì khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20m3/ngày đêm trở lên mới thuộc các trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, mức thu là là 0,2% (Phụ lục I kèm theo Nghị định). Việc tưới các loại cây khác mà không thuộc trường hợp đã quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 3, Nghị định 82/2017/NĐ-CP thì không phải nộp tiền.
Nghị định không quy định phải nộp tiền đối với mục đích khai thác nước để phòng cháy, chữa cháy.
Huyện cho phá đập, nước mặn vào vườn của dân: Ai chịu?
Ông Cam cho rằng, nước mặn tràn vào khiến cả trăm nhà vườn bị thiệt hại nặng, ai chịu trách nhiệm?
Xung quanh xôn xao vụ huyện lỡ tay cho phá đập, nước mặn phá vườn cây tiền tỷ của dân, ngày 16/4, trao đổi với báo Đất Việt, đại diện UBND huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết huyện đã nắm được việc này.
"Huyện đã nắm rồi nhưng không có gì, báo hiểu lầm thôi', đại diện UBND huyện Cái Bè cho biết.
Video đang HOT
Về việc này, cùng ngày, ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Tiền Giang cho biết, ông biết sự việc này thông qua báo chí đưa tin.
"Sau khi biết thông tin tôi cũng có điện lên huyện thì huyện bảo để kiểm tra lại rồi báo. Việc này đã có phân cấp và do huyện quản lý", ông Pháp cho biết.
Theo Chi cục Thủy lợi Tiền Giang, trong mùa hạn hán, xâm nhập mặn năm nay UBND tỉnh Tiền Giang đã chi hơn 120 tỷ đồng để vận chuyển, cung cấp nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân và cứu các vườn cây ăn trái đặc sản, trong đó có khoảng 1,3 triệu m3 nước ngọt để cứu hơn 13.000 héc-ta vườn sầu riêng đang cho trái.
Do đập ngăn mặn bị phá tan tành nên nước mặn từ sông Tiền tràn ồ ạt vào vườn cây ăn trái đặc sản, gây thiệt hại nặng - Ảnh: Một thế giới
Trước đó, theo phản ánh trên báo Một Thế Giới, gần một tuần qua, chiếc mô-tơ điện của ông Nguyễn Văn Cam (ấp An Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè) gần như phải hoạt động 24/24 để bơm nước mặn trong các con mương của vườn sầu riêng rộng 9.500 m2 ra bên ngoài.
Ông Cam nói: "Tốn tiền điện là một chuyện, nhưng bi kịch hơn là vườn sầu riêng đang bị suy thoái và có nguy cơ chết sạch vì nhiễm nước mặn, thiệt hại phải tính bằng tiền tỷ".
Theo ông Cam, nguyên nhân là con đập ngăn mặn ở vàm rạch Cái Sơn (phía trên là đường giao thông) đang bảo vệ rất hiệu quả hơn 170 héc-ta vườn cây ăn trái của ấp An Hòa (trong đó có khoảng 80 héc-ta vườn sầu riêng đang cho thu hoạch), bị phá tan tành khiến nước mặn từ sông Tiền đổ vào tràn ngập cả ấp.
"Trong lúc UBND tỉnh và người dân nỗ lực chống hạn hán, xâm nhập mặn, bằng mọi giá cứu vườn cây ăn trái đặc sản trị giá tiền tỉ thì UBND huyện Cái Bè lại cho phép phá đập ngăn mặn, khiến hàng trăm gia đình bị thiệt hại, là điều khó có thể chấp nhận.
Cái đập ngăn mặn đang rất hiệu quả, nếu muốn phá ra đặt cống thì chờ đến lúc nước hết mặn thi công cũng đâu có muộn. Bây giờ cả trăm nhà vườn bị thiệt hại nặng, ai chịu trách nhiệm?", ông Cam đặt vấn đề.
Trong khi đó, ông Lê Tấn Phi - nhà cách con đập ngăn mặn bị phá khoảng 50 mét cho biết, từ đầu mùa hạn hán, xâm nhập mặn đến nay con đập phát huy hiệu quả rất tốt, bảo vệ được các vườn cây ăn trái của ấp.
Trưa 16/3, ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đã đến thị sát đập ngăn mặn rạch Cái Sơn trong chuyến kiểm tra tình hình hạn mặn, cung cấp nước tưới cho người dân.
Tại đây, ông Hưởng đã chỉ đạo UBND huyện Cái Bè phải đắp thêm 1 con đập phía trong đập ngăn mặn hiện hữu, ở nơi hẹp nhất của rạch Cái Sơn, tạo thành ao chứa và bơm nước ngọt từ sà lan cung cấp, phục vụ nhu cầu của người dân. Khi hình thành ao chứa nước ngọt, chính quyền địa phương phải cho lót vải bạt bên dưới đáy, ngăn ngừa nước mặn xâm nhập vào nguồn nước ngọt.
"Chiều cùng ngày UBND huyện cho sà lan chở máy đào đất Kobe đến phía ngoài con đập ngăn mặn. Sau đó họ phá đập để sà lan chở máy xúc đi vào rạch, đắp con đập bên trong, vậy là nước mặn từ sông Tiền tha hồ tràn vào.
Điều trớ trêu là đến ngày 22/3 con đập mới đắp để giữ ngọt cũng vô tác dụng vì bị nhiễm nước mặn nên phá bỏ, từ đó đến nay cứ thủy triều lên thì nước mặn từ sông Tiền ào ào tràn qua con đập bị phá vào sâu trong rạch Cái Sơn, gây ngập toàn bộ các vườn cây ăn trái đặc sản của ấp", ông Phi kể.
Theo ông Phi, những người phá đập ngăn mặn cho rằng họ thực hiện chỉ đạo của cấp trên, phá bỏ đập để... đặt cống. Nhưng điều làm mọi người bức xúc là đơn vị thi công không hề có thông báo trước để người dân chuẩn bị, gia cố cống bọng trong vườn ngăn nước mặn, nên không ai kịp trở tay.
Nhiều vườn sầu riêng ở ấp An Hòa đã bắt đầu rụng lá, có nguy cơ chết cây do nước mặn - Ảnh: Một thế giới
Theo tính toán của nhiều nhà vườn, 1 héc-ta vườn sầu riêng 5 năm tuổi cho thu hoạch 20 tấn trái/héc-ta/năm, bán với giá bình quân 50.000 đồng/kg thì nhà vườn thu được 1 tỷ đồng/năm.
Trong khi đó mít Thái đầu tư khoảng 200 triệu đồng/héc-ta, sau 2 năm bình quân thu hoạch 500 triệu đồng/héc-ta/năm. Nếu cây chết, không chỉ tính thiệt hại trước mắt mà còn phải tính đến những thiệt hại của nhà vườn trong thời gian khôi phục vườn cây như nguyên trạng.
Ông Võ Minh Nhựt, Chủ tịch UBND xã Đông Hòa Hiệp, cho biết đã nắm được thông tin người dân ấp An Hòa phản ứng gay gắt về việc cống ngăn mặn rạch Cái Sơn bị phá khiến nước mặn tràn vào gây thiệt hại vườn cây ăn trái.
"Công trình này của Ban quản lý dự án huyện Cái Bè đầu tư thi công, phá đập ngăn mặn không hiệu quả để đặt ống cống tròn. UBND xã đã báo cáo tình hình dân phản ứng công trình vì bị thiệt hại với UBND huyện", ông Nhựt nói.
Thu Hoài
'Vương quốc' trái cây miền Tây: Nông dân ngậm ngùi châm lửa đốt 'cơ ngơi tiền tỉ' Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) là xứ sở trứ danh về cây giống, hoa kiểng, cây ăn trái của miền Tây và cả nước với bề dày lịch sử hơn 100 năm. Nhưng, "giặc mặn" đang thách thức sinh kế của hàng nghìn người nơi này. Họ ngậm ngùi buộc phải đốt vườn cây ăn trái lâu năm đang héo...