Trường học Trung Quốc gây tranh cãi khi lập “khu ăn uống dành cho học sinh giỏi”
Một trường trung học ở Trung Quốc gây tranh cãi vì thành lập “khu ăn uống học sinh giỏi” dành cho những học sinh đạt điểm số cao.
Theo SCMP, dư luận Trung Quốc thời gian gần đây xôn xao với thông tin trường trung học cơ sở Shishichengfei ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam nước này, cung cấp suất ăn trưa cao cấp cho nhóm học sinh có điểm số cao.
Những hình ảnh lan truyền cho thấy bàn ăn của nhóm học sinh này ở căng tin trường được đặt biển hiệu “Khu vực dành cho học sinh loại A”. Khẩu phần ăn của nhóm học sinh này thịnh soạn hơn những học sinh ở các bàn khác.
Bàn ăn đặt biển hiệu “khu ăn uống dành cho học sinh giỏi” trong căng tin trường trung học cơ sở Shishichengfei, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Sau khi video ghi lại cảnh phân biệt đối xử trong bữa ăn được lan truyền và gây tranh cãi, nhà trường đã đưa ra lời xin lỗi công khai.
Theo nhà trường, những học sinh có tổng điểm tốt nhất, học sinh có điểm số cao nhất trong một môn học và học sinh đạt tiến bộ lớn nhất ở mỗi lớp trong bài kiểm tra tháng 12, mới được thưởng thức bữa trưa ngon hơn và một món quà nhỏ.
Giải này chỉ được trao mỗi tháng một lần sau mỗi bài kiểm tra và không phân biệt đối xử với bất kỳ học sinh nào mà chỉ đơn giản là đán.h giá cao thành tích học tập.
Video đang HOT
Trường thừa nhận giải này là “quyết định thiếu chuẩn mực gây ra những ảnh hưởng xấu” và tuyên bố đã hủy bỏ chương trình, cam kết “chăm sóc phúc lợi cho mọi sinh viên”.
“Mỗi học sinh đều có lợi thế riêng. Nhà trường nên khuyến khích các em tỏa sáng trên con đường mình đã chọn thay vì phân chia các em thành từng nhóm theo một bài kiểm tra”, một cư dân mạng bình luận.
Một người khác nhận xét: “ Với tôi, đây trông giống một công ty hơn là trường học”.
Cũng có ý kiến đứng về phía nhà trường: “ Họ có được bữa ăn ngon hơn nhờ sự chăm chỉ của chính bản thân”.
Một cư dân mạng khác viết: “ Vì nền giáo dục của chúng ta hướng đến các kỳ thi, tôi không thấy có vấn đề gì khi xếp hạng học sinh theo kết quả kiểm tra. Học sinh vẫn phải chịu áp lực tương tự ngay cả khi không có những giải hào nhoáng này”.
Học sinh ở Trung Quốc phải chịu áp lực học tập rất lớn. Năm 2021, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã cấm các trường tiểu học và trung học cơ sở công bố bảng xếp hạng học sinh.
Những năm gần đây, các trường học ở Trung Quốc cố gắng áp dụng phương pháp giáo dục cởi mở hơn nhằm mục đích tạo điều kiện cho học sinh “phát triển toàn diện”.
Nam du học sinh bay gần 9000 km từ Trung Quốc đến Úc để đi học hàng tuần: Lý do vạc.h trầ.n 1 sự thật đáng buồn
Một du học sinh 28 tuổ.i đã phải thực hiện chuyến bay dài hơn 8000 km để tới trường học khiến cứ dân mạng tranh cãi.
Theo báo cáo của Daily Mail (Anh) vào ngày 13/12, một du học sinh quốc tế đã chọn bay từ Trung Quốc sang Úc mỗi tuần để học đại học vì giá thuê nhà tại Melbourne quá đắt đỏ. Tờ báo cho rằng hiện tượng này phản ánh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt hiện tại tại quốc gia châu Úc.
Từ Quang Lợi là một du học sinh 28 tuổ.i người Trung Quốc. Để theo học chương trình Thạc sĩ Quản lý Nghệ thuật tại Đại học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology), anh phải thực hiện các chuyến bay dài tới 8.800 km mỗi tuần. Theo Daily Mail, lý do cho lựa chọn này là giá vé máy bay thậm chí còn rẻ hơn so với tiề.n thuê nhà tại Melbourne.
Ảnh minh hoạ
Theo báo cáo, từ tháng 8 đến tháng 10 năm nay, trong khoảng thời gian 11 tuần, Từ Quang Lợi mỗi tuần đều bay từ quê nhà ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đến Melbourne.
Anh dành tới 3 ngày mỗi tuần cho hành trình khứ hồi, với chi phí khoảng 1.500 USD (khoảng 38 triệu đồng) cho mỗi chuyến.
Trong một cuộc phỏng vấn, anh chia sẻ: "Hành trình khứ hồi mất khoảng 72 giờ. Thời gian bay một chiều mất khoảng 10 đến 13 giờ".
Điều đáng ngạc nhiên là, Từ Quang Lợi cho biết anh đưa ra quyết định kỳ lạ và mất công này vì nhận thấy giá vé máy bay thậm chí còn rẻ hơn chi phí sinh hoạt tại Melbourne. Anh cũng nói thêm: "Tổng chi phí không khác biệt nhiều. Nhưng tôi nghĩ số tiề.n này đáng để chi tiêu hơn ở Trung Quốc, vì chi phí sinh hoạt ở đây thấp hơn".
Được biết, vào tuần trước, Từ Quang Lợi khi ở Melbourne đã ngủ nhờ trên ghế sofa của một người bạn trong một đêm, sau đó bay về Trung Quốc vào ngày hôm sau. Ngoài yếu tố chi phí, Từ Quang Lợi cho biết động lực chính của anh là vì tình yêu. Bạn gái của anh, người từng tốt nghiệp tại Úc, hiện đã trở về Đức Châu làm việc.
Từ Quang Lợi chia sẻ rằng sống một mình ở Melbourne khiến anh cảm thấy rất cô đơn. Cách đây 8 năm, anh rời quê nhà để sang Úc du học. Trong tương lai, anh hy vọng có nhiều thời gian hơn để ở bên gia đình. Hiện tại, anh đã có bằng cử nhân thiết kế trò chơi và đang theo học chương trình thạc sĩ quản lý.
Anh khẳng định việc di chuyển thường xuyên của mình diễn ra rất thuận lợi và chưa bao giờ gặp bất kỳ vấn đề nào. Anh chia sẻ rằng vào mỗi sáng thứ Hai, anh rời nhà lúc 7 giờ để đến sân bay Tế Nam, cách Đức Châu khoảng 126 km về phía đông nam, sau đó bay đến Melbourne.
Câu chuyện đã gây ra nhiều tranh cãi vì chi phí sinh hoạt
Bài báo trên Daily Mail đã nhận được rất nhiều bình luận đa dạng từ độc giả.
Một độc giả có tên Nirakam Sikhs cho rằng Từ Quang Lợi có thể thường xuyên bay để tích lũy điểm thưởng từ các chương trình khách hàng thân thiết của hãng hàng không.
Người này cũng đề cập rằng các chương trình thạc sĩ thường không yêu cầu tham dự lớp học thường xuyên, nhiều khóa học có thể được thực hiện qua hình thức học từ xa, và với 1.500 USD mỗi tuần, anh hoàn toàn có thể thuê được một căn Airbnb tốt ở Melbourne
Một độc giả khác bày tỏ sự nghi ngờ về việc liệu một sinh viên thạc sĩ 28 tuổ.i như Từ Quang Lợi có thực sự coi trọng thời gian của mình hay không, đồng thời đặt câu hỏi về đời sống xã hội của anh.
Trong khi đó, một độc giả nhận định rằng việc Từ Quang Lợi thường xuyên bay qua lại giữa Trung Quốc và Úc là để về với bạn gái và gia đình, chứ không hoàn toàn liên quan đến "khủng hoảng chi phí sinh hoạt" như cách mà truyền thông đã đưa tin và nhấn mạnh.
Cảnh báo trò chơi "T.ử von.g 3 giây" gây nguy hiểm tính mạng lan rộng trong trường học Một trò chơi vô cùng nguy hiểm đang trở thành xu hướng trong các trường học Trung Quốc, khiến cơ quan quản lý phải ra cảnh báo. Mới đây, nhiều phụ huynh Trung Quốc lo lắng phản ánh về một trò chơi nguy hiểm có tên gọi "chế.t 3 giây" hoặc "Mộng hồi Đại Đường" đang lan rộng trong trường học. Con em...