Trường học Triều Tiên giữa lòng Tokyo
Nhìn bề ngoài, ngôi trường giống như bất kỳ trường cấp ba nào ở Nhật Bản. Nhưng học sinh ở đây ngày ngày chiêm ngưỡng chân dung ông Kim Nhật Thành và Kim Jong-il.
Một lớp học trong trường cấp 2-3 Triều Tiên Tokyo, với bức chân dung hai cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Jong-il treo trên tường. Ảnh: CNN
Các học sinh đang yên lặng nghe giảng trong giờ Toán, Khoa học và tiếng Anh. Một số em thi thoảng liếc nhìn đồng hồ và chờ tiếng chuông báo hết giờ. Sau giờ học, có em ra sân chơi bóng, có em lại học nhạc ở những hành lang vắng người.
Theo CNN, trường cấp 2-3 Triều Tiên Tokyo, nơi đang có 650 học sinh theo học, là một trong 10 trường cấp ba ở Nhật Bản có mối quan hệ gắn bó lâu đời với Triều Tiên.
Hiệu trưởng nhà trường, ông Gil-ung Shin rất cởi mở chia sẻ về điều này. “Triều Tiên đã hỗ trợ tài chính cho chúng tôi nhiều năm qua, hỗ trợ cả tiền mặt và sách vở”, ông nói.
Trường cũng tổ chức các chuyến thăm thường niên đến Bình Nhưỡng, trong đó các học sinh được tham quan thủ đô của quốc gia bí ẩn bậc nhất thế giới này.
Tuy nhiên, các học sinh trong trường đã cười ồ lên khi có người cho rằng các em đang được đào tạo thành gián điệp.
Video đang HOT
“Không phải thế. Chúng em chỉ muốn học văn hóa và ngôn ngữ Triều Tiên mà thôi”, Kyong Rae Ha, 17 tuổi nói.
Sang Yong Lee, cũng 17 tuổi, cũng khẳng định “Em không được đào tạo để làm gián điệp. Đây chỉ là nơi để em thể hiện niềm tự hào là một người Triều Tiên đang sống ở Nhật Bản”.
Thực tế, hầu hết các học sinh đều chào đời ở Nhật Bản, bố mẹ và ông bà của các em cũng thế. Triều Tiên từng là thuộc địa của Nhật Bản cho đến cuối Thế chiến II. Nhiều người Triều Tiên được đưa sang đây dù không muốn, trước khi đất nước bị chia cắt thành hai miền nam bắc như hiện nay.
Video trường cấp 2-3 Triều Tiên Tokyo
Tuy nhiên, sự mất niềm tin đã ăn sâu khiến nhiều người Nhật vẫn cảm thấy cần thận trọng về những trường học như thế này. Họ bị ám ảnh bởi vụ bắt cóc các công dân Nhật Bản trên chính đất Nhật Bản hồi thập niên 70 và 80 mà Triều Tiên đã thừa nhận.
Bình Nhưỡng cho biết nước này xem như vụ việc đã được giải quyết nhưng Nhật Bản bấy lâu vẫn yêu cầu được giải thích rõ ràng.
Chiến lược của Triều Tiên cũng là điều khiến Nhật Bản phải cảnh giác. Có những lo ngại về một vụ thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên sắp diễn ra, lần thứ ba kể từ năm 2006. Hồi tháng 12, Bình Nhưỡng cũng phóng thành công tên lửa mang vệ tinh Quang Minh Tinh-3 vào không gian.
Giữa giọng điệu đe dọa ngày càng tăng của Triều Tiên đối với các nước láng giềng và Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhanh chóng từ chối cân nhắc các yêu cầu tài trợ cho bất kỳ trường học nào ở Nhật Bản ủng hộ Bình Nhưỡng.
Đó là một cuộc chiến để giành hàng triệu USD. Các học sinh và phụ huynh cho rằng họ cần được chính phủ hỗ trợ học phí, và nhà trường nên được nhận trợ cấp từ các địa phương. Các học sinh cho rằng mình không có gì khác so với học sinh ở các trường quốc tế của Nhật Bản, vốn đủ khả năng chi trả cho những khoản kinh phí như trên.
“Chúng em cũng đóng thuế như mọi người”, Kyong Rae Ha nói. “Điều đó làm em rất bực mình và cảm thấy buồn”.
Ông Shin thừa nhận về các vụ bắt cóc mà chính phủ Triều Tiên tiến hành và cho biết các học sinh cần được biết về chúng. Khi được hỏi về những bức chân dung của các lãnh đạo Triều Tiên treo trong văn phòng, ông cho biết đây đơn giản là một cách để tỏ lòng biết ơn đến những người đã hỗ trợ kinh phí cho trường những năm qua.
Nhưng ông thêm rằng: “Chúng tôi không buộc các học sinh phải cam kết trung thành với bất kỳ ai. Tôi chỉ cảm thấy buồn khi học sinh của tôi bị vướng vào những rắc rối giữa hai nước”.
Theo VNE
Bác bỏ tin Kim Jong Un phẫu thuật thẩm mỹ
Triều Tiên cuối cùng cũng phản ứng với các tin đồn dai dẳng rằng lãnh đạo Kim Jong Un đã phẫu thuật thẩm mỹ để có vẻ ngoài giống với ông nội là lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Hãng thông tấn Triều Tiên đã gọi tin đồn này là "bồi bút bẩn thỉu của thứ truyền thông rác rưởi".
Kể từ khi lên cầm quyền, nhiều người nước ngoài nghi hoặc rằng Kim Jong Un có vẻ ngoài giống với ông nội Kim Nhật Thành không hoàn toàn tự nhiên 100%, tuy nhiên không có dẫn chứng nào xác thực cho lập luận này.
Nguồn gốc của các tin đồn này xuất phát từ việc Kim Jong Un có diện mạo, phong thái, cử chỉ giống y hệt cố lãnh tụ, kể cả từ cách ăn mặc cho tới kiểu tóc, cử chỉ và cách xuất hiện trước công chúng.
"Tin tức sai lệch do những kẻ thù đăng tải là một hành động tội ác gớm ghiếc mà đảng, nhà nước, quân đội và nhân dân (Triều Tiên) không bao giờ dung thứ" - Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) phát đi trong một bài bình luận vào hôm qua.
KCNA gọi tin đồn lãnh đạo Kim đi phẫu thuật thẩm mỹ là điều "không thể nào tin nổi".
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có vẻ ngoài giống hệt lãnh tụ Kim Nhật Thành
Cũng về đề tài phẫu thuật thẩm mỹ này, trước đó, một hãng truyền hình của Trung Quốc ở Thâm Quyến đã dẫn tin trên báo của Hàn Quốc. Theo đó, một vị quan chức ngoại giao có chuyến công du cá nhân tới Bình Nhưỡng đã nói với với quan chức Triều Tiên xác nhận tin đồn lãnh đạo Kim phẫu thuật thẩm mỹ.
Hãng KCNA cũng "nhắc" tới bài báo của Trung Quốc, nhưng chủ yếu ám chỉ tới báo chí Hàn Quốc.
"Những kẻ nào làm tổn thương tới phẩm giá của lãnh đạo tối cao của một đất nước chớ nên kỳ vọng bất kỳ một sự khoan hồng hay bao dung nào".
KCNA cũng đe dọa rằng thời gian sẽ cho thấy truyền thông Hàn Quốc sẽ phải trả cái giá "đắt đỏ" cho việc này.
Theo 24h
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên đã "khai hoa nở nhụy"? Những hình ảnh thon gọn của Đệ nhất phu nhân CHDCND Triều Tiên Ri-Sol-jutrong lần xuất hiện mới nhất làm dấy lên những đồn đoán rằng bà vừa mới "khai hoa nở nhụy". Khi đài truyền hình nhà nước CHDCND Triều Tiên chiếu hình ảnh bà Ri Sol-ju tham dự buổi lễ tưởng niệm cố lãnh đạo Kim Jong-il vào giữa tháng 12...