Trường học ở Long An “khổ” vì thông tin 39 nữ sinh mang bầu
Tin đồn các nữ sinh mang thai tại trường THCS và THPT Mỹ Lạc, xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa (Long An) đã gây chấn động dư luận hơn 1 tháng qua. Tuy nhiên, thầy cô ở đây khẳng định chỉ có hai trường hợp.
Sự thật về số lượng nữ sinh mang bầu
Khi nhắc tới con số 39 nữ sinh mang bầu khi vẫn đang đi học, cô giáo Trần Thị Kim Nhãn – Phó hiệu trưởng nhà trường thanh minh: “Tin đồn rầm rộ khắp nơi từ tháng 5 đến nay, tôi bước ra khỏi nhà là người ta lại hỏi thăm. Sự thật là chỉ có 2 học sinh lớp 12 mang thai lúc còn đi học, chứ không phải là 39 em như lời của những kẻ xấu miệng thêu dệt. Hai em đó cũng vừa thi đậu tốt nghiệp, kết quả cũng khá cao, sau đó gia đình cũng tổ chức đám cưới đàng hoàng”.
Thầy Hùng – giám đốc trung tâm Giáo dục thường xuyên, trước đây cũng là phó hiệu trưởng lâu năm của trường cho biết: Vào cuối năm học 2012 – 2013, khi cô giáo và các bạn trong lớp phát hiện ra 2 em có những biểu hiện khác thường thì ban giám hiệu đã gọi các em lên hỏi chuyện.
Ban đầu các em nêu ra đủ các lí do: thức khuya, gia đình có việc bận, thậm chí còn nêu ra lí do đang bị bệnh nhưng cuối cùng vẫn phải thú nhận là vì để khẳng định tình yêu nên đã dâng hiến hết cho bạn trai, kết quả là “vác” bụng bầu khi vẫn đang là học sinh. Đó là trường hợp em N.T.Y.T (SN 1995) – học sinh lớp 12 của trường, quê ở xã Long Thạch bất ngờ lên xe hoa về nhà chồng.
Không ít nữ sinh vác bụng bầu đi học. (Ảnh minh họa)
Khi các thầy cô giáo đến nhà trực tiếp hỏi thì phụ huynh mới cho biết phải tổ chức đám cưới gấp vì cô bé đã mang thai. Vụ việc này khiến nhà trường chưa hết ngỡ ngàng thì một trường hợp tiếp theo khiến các thầy cô giáo không khỏi đau đầu, bàng hoàng. Đó là em T.L.H.N (SN 1995) – học sinh lớp 12, ngụ ở xã Mỹ Lạc cũng vội vàng tổ chức đám cưới vì đã mang bầu.
Cứ ngỡ rằng đây là hai trường hợp học sinh cá biệt hay đã từng có những chiến tích vẻ vang ở trường nhưng ngược lại, đây lại là hai học sinh rất ngoan ngoãn, học giỏi, hòa nhã với bạn bè. Tiếp đó, ban giám hiệu nhà trường lại tiếp tục đau đầu vì ngày 8/6, có hai học sinh của trường là C.T.N.A (SN 1997 – học sinh lớp 10) và P.T.V.L (SN 1996 – học sinh lớp 9) lại được gia đình tổ chức đám cưới linh đình.
Video đang HOT
Trường và ủy ban xã Mỹ Lạc tiến hành ngăn chặn kịp thời, phạt hành chính với hai gia đình ngang nhiên vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình này. Nhưng “phép vua thua lệ làng”, không cưới thì biết làm sao với cái bụng đang to dần? Theo thầy Hùng cho biết thì hiện tại hai em này vẫn tiếp tục theo học ở trường.
Ngôi trường này đã nổi tiếng nay lại càng nổi hơn khi đùng một cái gần đây lại rộ lên tin đồn: một cô giáo dạy cấp 3 của trường được phụ huynh học sinh mời về làm gia sư cho con trai. Không biết cô trò dạy nhau thế nào mà kết quả là cô giáo này đã mang bầu. Được biết, trong thời gian giảng dạy, đã nảy sinh quan hệ luyến ái giữa cô giáo và học trò. Do đang trong thời gian tuyển sinh năm học mới nên nhà trường chưa làm việc với giáo viên này.
Nổi tiếng hay tai tiếng
Câu chuyện về trường Mỹ Lạc với nhiều nữ sinh mang bầu đã trở nên nổi tiếng. Cô Nhãn tâm sự: “Bây giờ cứ hễ tôi đi đâu, họp hành hay công tác, thậm chí chỉ bước chân ra khỏi nhà, thấy tôi là người ta lại hỏi han về chuyện ở trường. Biết là mình phải có trách nhiệm về việc này nhưng không làm sao giải thích hết cho mọi người hiểu về chân tướng sự việc. Con số 39 học sinh mang bầu trong năm học vừa qua chỉ là tin đồn nhảm nhí”.
Để giải quyết thực trạng này, nhà trường đã cử ra một đội cờ đỏ cùng với các cán bộ nhà trường luôn theo dõi, giám sát tại các hàng quán quanh trường, hễ thấy có học sinh vào là ban giám hiệu đều nhắc nhở, răn đe, nếu không thay đổi thì sẽ mời gia đình lên làm việc.
Nhưng cũng phải nói thêm, ngoài việc giáo dục ở trường thì gia đình cũng cần phải có những giải pháp riêng để dạy dỗ con em mình chứ không thể ỷ lại, đẩy hết trách nhiệm cho nhà trường. Ngoài ra, cô còn cho biết: “Công tác giáo dục giới tính được thực hiện rất tốt và đầy đủ, mỗi năm tổ chức 3 lần với sự góp mặt của bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện Phủ Thừa và cán bộ kế hoạch hóa gia đình”.
Tuy nhiên, chất lượng của các buổi giáo dục này chưa được kiểm tra, giám sát kĩ lưỡng. Cô Nhãn thừa nhận là chưa biết các em đã tiếp thu và hiểu được những gì, đây là một thiếu sót của nhà trường. Cùng ngày hôm đó, chúng tôi có buổi làm việc cùng ông Trần Hoàng Nhân – giám đốc Sở GD&ĐT Long An và cán bộ các phòng ban liên quan.
Ông Nhân cho hay, vụ việc nghiêm trọng như vậy mà lãnh đạo Sở lại không hề hay biết, đến khi báo chí đến hỏi ông mới ớ người ra. Lãnh đạo Sở đã yêu cầu các trường trong tỉnh thống kê, báo cáo tình hình học sinh mang thai trong thời gian đi học thì mới biết: toàn tỉnh có 10 trường hợp mang thai khi đang đi học, tại trường THPT Mộc Hóa (1 nữ sinh lớp 11), Đức Huệ (1 nữ sinh lớp 11), Thạnh Hóa (1 nữ sinh lớp 10 và 1 nữ sinh lớp 11), Châu Thành (1 nữ sinh lớp 10 và 1 nữ sinh lớp 12), Bến Lức (2 nữ sinh lớp 11) và 2 trường Mỹ Lạc nói trên.
Theo Dantri
Học mãi... vẫn bằng "0"
Bên cạnh việc học văn hóa, công tác dạy và học nghề ở các trường THPT đến nay được ngành Giáo dục coi trọng với mong muốn bổ sung các kỹ năng thực tế cho học sinh. Thế nhưng thực tế, ý nghĩa mang lại cho các em lại không như kỳ vọng.
Học sinh thực hành nghề tin học
Học vì thành tích
Khi được hỏi về lí do tham gia các lớp học nghề phổ thông, phần lớn các em học sinh, những đối tượng trực tiếp của công tác này đều trả lời rằng: "Học vì sẽ được điểm cộng ưu tiên khi tốt nghiệp".
Thực tế, đa phần học sinh đều không mấy mặn mà và chú trọng đến việc học nghề. Bởi lẽ, điểm cộng cho việc tốt nghiệp nghề phổ thông chỉ là "chiếc phao cứu sinh" đối với những học sinh cá biệt, không đủ điểm để tốt nghiệp các cấp.
Còn đối với những học sinh có lực học trung bình trở lên thì tấm bằng chứng chỉ tốt nghiệp nghề mà các em có được hoàn toàn không có chút giá trị nào.
Song, nếu như nhìn trên diện rộng, tại hầu khắp các trường từ THCS đến PTTH, số lượng học sinh đăng ký học các lớp học nghề gần như tối đa. Số này bao gồm không chỉ các học sinh có học lực yếu và trung bình mà có rất nhiều học sinh thuộc diện khá giỏi.
Vậy lí do nào khiến ngay cả những học sinh có học lực tốt cũng bất chấp việc mất thêm thời gian cho việc học nghề chỉ vì 1 - 1,5 điểm cộng tối đa trong trường trường hợp trượt tốt nghiệp, điều mà có lẽ sẽ không thể xảy ra với các em? Câu trả lời nằm ở phía phụ huynh và nhà trường.
Các trường vận động, kêu gọi, thậm chí là bắt buộc các học sinh của mình học nghề cũng không nằm ngoài mục đích... thành tích. Số lượng học sinh tốt nghiệp nghề phổ thông càng nhiều, đồng nghĩa với việc thành tích đỗ tốt nghiệp của nhà trường càng được đảm bảo hơn...
Quy định của Bộ GD-ĐT nêu rõ, các trường THPT phải tổ chức bố trí cho các học sinh được quyền tự do lựa chọn việc học và nghề học mà các em yêu thích.
Theo đó, các em có thể chọn học một trong số mười một nghề khác nhau như Điện, Tin học, May, Nấu ăn,... Thế nhưng, số trường thực hiện đúng quy định này chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) - Đoàn Hạnh cho biết, "Dù quy định của Bộ là cho phép học sinh tự do lựa chọn việc học nghề phổ thông nhưng vì đảm bảo cho các em có một kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp, chúng tôi vẫn yêu cầu tất cả các em tham gia học nghề. Hiện nhà trường yêu cầu 100% các em học sinh lớp 11 phải đăng kí tham gia học nghề do nhà trường tổ chức..."
Học nhiều mà chẳng được bao nhiêu
Học nghề là học kỹ năng thực tế, nhưng thực sự của việc dạy và học chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa". Nếu các em có "nghề" thực sự sau khi học nghề phổ thông thì cũng có thể chấp nhận. Thế nhưng thực tế, sau khi thi xong, được cấp giấy chứng nhận rồi thì các em hầu như "nghề thầy trả thầy".
Một học sinh lớp 8 học nghề phổ thông ngành điện, lên lớp 9 hỏi về nguyên lý mắc mạch song song, không trả lời được. Một học sinh lớp 11, học nghề Thêu từ cấp hai đến giờ mà vẫn không nhớ nổi cách thêu móc hay thêu chữ V như thế nào khi được hỏi....
Vậy là học đông, học nhiều nhưng kết quả thu lại được từ việc dạy và học nghề phổ thông vẫn chỉ quanh quẩn ở con số "0" tròn trĩnh. Do tham gia học nghê theo kiêu lây lê, đôi phó, không ít học sinh được câp giây chứng chỉ nghê loại khá, giỏi hẳn hoi nhưng không bao lâu sau, những kiên thức thu được từ lớp học nghê đã "rơi rụng" hêt.
Đó là chưa kê đên sự lãng phí không nhỏ vê thời gian, chi phí của phụ huynh, học sinh và ngân sách nhà nước. Nêu cho rằng viêc dạy, học và thi nghê phô thông là do nhu câu của phụ huynh và học sinh, thì khi Bô GD-ĐT bỏ chủ trương công điêm khuyên khích liệu học sinh có còn đông lực đê đăng ký theo học?
Không phải ngẫu nhiên khi nhiều người đặt câu hỏi: Viêc duy trì chê đô công điêm khuyên khích cho học sinh trong khi chứng chỉ thi nghê không phản ánh đúng chât lượng học tâp của học sinh là môt biêu hiên của "bênh" thành tích?
Theo soha
Công nghệ lòng tự tin, tự thân và nhân cách Ở Đức, khi đứa trẻ bị ngã, người ta không bao giờ đánh xuống đất và nói: "Đánh chừa cái đất, mày làm cho con bà ngã!". Sự ủ ê con vào lòng, khi trẻ ngã, làm thảm hại con người, khi mà cú ngã ấy tự trẻ gây nên... Quanh chuyện đi học của cô con gái ở Đức, nhà văn Nguyễn...