Trường học Nhật Bản bỏ quy định nội y trắng
Ngoài ra, yêu cầu học sinh nộp giấy chứng nhận tóc vàng tự nhiên hay mặc áo len đồng màu cũng được xóa bỏ.
Bắt đầu từ năm học 2021, 14 trường học ở tỉnh Saga ( Nhật Bản) sẽ xóa bỏ quy định yêu cầu học sinh mặc đồ nội y màu trắng, Sora News24 đưa tin.
Trước đó, hội đồng giáo dục tỉnh Saga đã thực hiện một cuộc khảo sát về các quy định trang phục gây tranh cãi tại 51 trường học.
Một trong những quy tắc được nhắc đến nhiều nhất là việc học sinh được yêu cầu phải mặc nội y màu trắng.
Video đang HOT
Trường học Nhật Bản nổi tiếng với các quy tắc trang phục khắt khe, khó hiểu. Ảnh: unsplash.
Để đảm bảo học sinh tuần thủ, nhiều trường thậm chí buộc các giáo viên phải kiểm tra dây áo ngực của nữ sinh. Điều này được cho vi phạm quyền riêng tư, quyền tự do cá nhân.
“Các trường học có quy định về đồ lót trắng đã ban hành cách đây rất lâu. Khi niềm tin về quyền cá nhân thay đổi, các trường cần phải tích cực xem xét lại chính sách này”, người phát ngôn của Bộ Giáo dục Nagasaki nói.
Ngoài việc xóa bỏ quy định màu nội y, hội đồng giáo dục tỉnh Saga cũng đi đầu trong việc loại trừ một số quy định trang phục gây tranh cãi khác.
Tại 35 trong số 38 trường học trên địa bàn tỉnh, việc chỉ định đồng phục khác nhau cho học sinh nam và nữ được cho không còn phù hợp với quan điểm ngày càng phát triển về bản dạng giới, đã bị bãi bỏ.
Yêu cầu học sinh phải nộp giấy tờ chứng minh rằng mái tóc không đen hoặc xoăn của họ là tự nhiên để thỏa mãn quy định cấm nhuộm, uốn tóc cũng đã bị loại bỏ ở 3 ngôi trường.
13 trường học xóa bỏ quy định về màu sắc áo len, cho phép học sinh tự do lựa chọn trang phục này từ năm học 2021.
Tòa án Nhật Bản bác kiến nghị đình chỉ hoạt động 2 lò phản ứng hạt nhân
Ngày 12/3, một tòa án Nhật Bản đã bác bỏ yêu cầu đình chỉ hoạt động đối với 2 lò phản ứng hạt nhân do công ty điện lực Kyushu vận hành.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Đông Bắc Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Các nguyên đơn bao gồm cả cư dân địa phương đã kiến nghị đình chỉ hoạt động đối với các lò phản ứng số 3 và 4 tại nhà máy điện hạt nhân Genkai ở tỉnh Saga, Tây Nam Nhật Bản, do lo ngại về an toàn. Trong một vụ kiện khác cũng tại tòa sơ thẩm tỉnh Saga, kiến nghị của các nguyên đơn trên yêu cầu thu hồi giấy phép do chính phủ cấp cho phép vận hành các lò phản ứng của nhà máy Genkai cũng bị các thẩm phán bác bỏ.
Phán quyết mới nhất trên được dư luận theo dõi sát sao sau một vụ kiện tương tự hồi tháng 12/2020. Khi đó, tòa sơ thẩm Osaka đã thu hồi giấy phép hoạt động của chính phủ đối với các lò phản ứng số 3 và 4 của nhà máy hạt nhân Oi thuộc công ty điện lực Kansai ở tỉnh Fukui.
Phán quyết mang tính bước ngoặt này là trường hợp đầu tiên tòa án Nhật Bản rút lại sự giấy phép hoạt động của chính phủ đối với cơ sở vận hành nhà máy điện hạt nhân theo các tiêu chuẩn an toàn được đưa ra vào năm 2013 sau thảm họa hạt nhân ở nhà máy Fukushima số 1 vào tháng 3/2011.
Điểm gây tranh cãi nhất trong các vụ kiện ở tỉnh Saga là liệu Cơ quan quản lý hạt nhân và công ty điện lực Kyushu có đánh giá thấp độ rung lắc tối đa mà một lò phản ứng có thể chống chịu trong một trận động đất, một yếu tố chính trong thiết kế chống động đất của lò phản ứng.
Năm 2009, lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Genkai trở thành lò phản ứng thương mại đầu tiên ở Nhật Bản sử dụng nhiên liệu ôxít hỗn hợp plutonium-uranium, thường được gọi là nhiên liệu MOX, được tạo ra bằng plutonium và uranium chiết xuất từ quá trình tái chế nhiên liệu lò phản ứng đã qua sử dụng - một yếu tố chính của Chính sách tái chế nhiên liệu hạt nhân lâu đời của đất nước nghèo tài nguyên này.
Sau khi ngừng hoạt động tương tự như các lò phản ứng hạt nhân khác trên toàn quốc do hậu quả của cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima, lò phản ứng Genkai số 3 và 4 đã hoạt động trở lại vào năm 2018. Trong khi đó, công ty điện lực Kyushu đã quyết định dừng hoạt động các lò phản ứng số 1 và số 2 đã cũ tại nhà máy điện ở cực Tây Bắc của đảo Kyushu, miền Tây Nam Nhật Bản.
Trận động đất cách đây một thập kỷ có độ lớn lên tới 9 đi kèm các đợt sóng thần khổng lồ đã tàn phá khu vực Đông Bắc Nhật Bản (Tohoku), khiến 19.729 người thiệt mạng và 2.559 người mất tích (tính đến tháng 10/2020). Thảm họa kép này là tác nhân trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Nhật Bản dự định tiêm COVID-19 miễn phí cho toàn bộ dân Bộ Y tế Nhật Bản ngày 2/10 cho biết nước này có kế hoạch tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả công dân. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại ga tàu điện ngầm ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: THX/TTXVN Dự kiến, chính phủ sẽ đầu tư khoản kinh phí bổ sung trị giá khoảng 6,4 tỉ USD...