Trường học ngày càng nhiều nguy cơ mất an toàn: Mỗi trường cần có một ‘ủy ban an toàn’
Nguy cơ tai nạn xảy đến với học sinh không chỉ do những nguyên nhân khách quan mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm phòng ngừa của các trường trong các hoạt động hằng ngày.
Thành lan can của Trường mầm non Vàng Anh (Q.5, TP.HCM) được chắn kiếng cao, tủ dựng đồ thấp bắt vít cố định để đảm bảo an toàn cho trẻ – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Sau khi để xảy ra vụ việc đau lòng, Trường Gateway (Hà Nội) thành lập “ủy ban an toàn”. Nhưng chẳng lẽ chỉ khi nào “mất bò mới lo làm chuồng” ?
Hàng loạt vấn đề
An toàn giao thông cho học sinh (HS) những tưởng chỉ là việc xảy ra ở bên ngoài nhà trường nhưng trên thực tế đã xảy ra với HS ngay trong sân trường và người gây tai nạn lại chính là các thầy cô giáo.
Vụ HS ở Trường tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) bị lái xe chở hiệu trưởng tông gãy xương đùi do xe chạy vào sân trường giờ HS đang chơi. Đau lòng hơn là vụ tai nạn giao thông tại Trường tiểu học Vân Hồ, tỉnh Sơn La khi giáo viên lùi xe trong sân trường khiến 1 HS tử vong, 1 em khác bị thương.
Hiện nay nhiều trường phổ thông tổ chức dạy học cả ngày và kiêm nhiệm cả dịch vụ bán trú cho HS. Sắp tới, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, việc dạy học 2 buổi/ngày là bắt buộc với cấp tiểu học. Điều này đồng nghĩa với việc HS sẽ ở trường từ sáng sớm đến chiều, do vậy việc bảo đảm an toàn cho HS sẽ là vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi HS ăn uống, ngủ nghỉ và tham gia rất nhiều hoạt động ở trường, buộc hoạt động bán trú sẽ phải tổ chức chuyên nghiệp hơn chứ không phải tự phát như hiện nay.
Hàng loạt vấn đề đặt ra liên quan an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, y tế, phòng chống cháy nổ trong bếp ăn, an toàn tại khu vực sân chơi, bãi tập… Việc hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi/ngày do Bộ GD-ĐT vừa ban hành đã lần đầu tiên đề cập đến việc tổ chức bán trú trong trường tiểu học. Trong đó nêu yêu cầu việc tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho HS.
Video đang HOT
Theo ông Trần Thanh Bình, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học, trong khi ngành giáo dục trong và ngoài nước đã có nhiều cuộc cải cách đáng kể về nội dung, chương trình cũng như mô hình trường, cơ sở giáo dục thì hệ thống tiêu chuẩn thiết kế công trình trường học vẫn còn chưa theo kịp với những thay đổi đó.
Phụ thuộc vào sự tận tâm của từng trường
Không ít vụ tai nạn đau lòng xảy ra với HS mới “lộ” ra rằng quy trình đảm bảo an toàn cho trẻ ở cơ sở giáo dục là quá lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm của người lớn. Các văn bản, chỉ thị của Bộ GD-ĐT về đảm bảo an toàn cho HS cũng nêu rất rõ về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục về việc để xảy ra mất an toàn, tai nạn, thương tích cho HS. Tuy nhiên, ngay cả vụ việc “động trời” xảy ra ở Trường Gateway thì ngoài người được thuê phụ trách đưa đón trẻ và lái xe thì nhà trường chưa có bất cứ ai bị xử lý kỷ luật, đình chỉ chức vụ hay công tác dạy học…
Động thái của hàng loạt các trường sau các vụ tai nạn với HS gần đây được đánh giá là muộn còn hơn không, khi bổ sung và siết các quy trình, quy định nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ…
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho biết: “Những chuyện đau lòng có thể xảy ra bất kỳ ở trường nào, loại hình trường nào”. Theo ông Khang, dù công lập hay tư thục, trường có yếu tố nước ngoài, cái tâm của nhà giáo là quan trọng nhất.
Bà Lê Tuệ Minh, Tổng hiệu trưởng Trường Wellspring, cũng khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một trường học an toàn cho HS. Trong đó, quan trọng nhất là phòng ngừa các nguy cơ/rủi ro có thể xảy đến.
Sau vụ việc chấn động dư luận, Trường Gateway mới quyết định thành lập Ủy ban An toàn trường học. Ủy ban này có nhiệm vụ rà soát toàn diện và tăng cường các giải pháp để bảo đảm an toàn cho HS tại trường và công tác đưa đón. Trường này còn cam kết sẽ thiết lập cơ chế kiểm tra chéo các hoạt động của Ủy ban An toàn trường học do nhà trường và phụ huynh phối hợp thực hiện.
Trước thực tế hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “ủy ban an toàn” trong mỗi trường học không nên chỉ thành lập ở trường có vụ việc đau lòng đã xảy ra mà mỗi trường cần có một bộ phận để phòng ngừa rủi ro cho HS.
Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, cho rằng giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích hiệu quả nhất chính là ý thức trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Vì thế, trước khi có sự hỗ trợ từ bên ngoài, đội ngũ cán bộ, giáo viên các nhà trường cần chủ động loại bỏ nguy cơ gây tai nạn thương tích; đồng thời trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình.
Không thể bắt phụ huynh “tự chịu trách nhiệm”
Liên quan đến vụ Trường quốc tế Singapore (ở P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) yêu cầu phụ huynh ký đơn “tự chịu trách nhiệm” về dịch vụ xe đưa đón HS (Thanh Niên đã thông tin), bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, cho rằng các trường khi đã làm tất cả các dịch vụ trong trường học phải có sự thỏa thuận với phụ huynh. “Đối với dịch vụ xe đưa đón, phải đảm bảo an toàn cho HS từ khi đón tại địa điểm đón cho đến khi HS vào lớp. Bản thân người dẫn các HS đi cũng phải có trách nhiệm kiểm tra kỹ lưỡng và bàn giao cho giáo viên cẩn thận. Không tổ chức làm thì thôi, còn đã làm thì phải có trách nhiệm!”, bà Thuận nói.
Bà Thuận cũng nhấn mạnh: “Không thể để trường đứng ra tổ chức xe đưa đón nhưng lại bắt phụ huynh chịu trách nhiệm được”.
An Dy
Theo Thanh niên
Bác sĩ lý giải vì sao bé 3 tuổi bị bỏ quên 7h trên xe thoát chết
Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, cháu bé khi tới bệnh viện các chức năng sống vẫn còn, em bé vẫn còn thở, nhịp tim đập tương đối tốt, chỉ có tri giác lơ mơ.
Sáng 16/9, tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về tình trạng sức khỏe của bé 3 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, liên quan đến vấn đề sốc nhiệt và bỏ quên trên xe, trẻ em có tình trạng tăng thân nhiệt nhanh hơn người lớn. Vì vậy, khi đó, trẻ có nguy cơ bị mất nước cao. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Minh Điển, điều này còn tùy vào từng đứa trẻ và tùy theo thời điểm, thời gian trẻ ở trên xe.
Bệnh viện Nhi Trung ương họp báo thông tin về sức khỏe của cháu bé 3 tuổi bị bỏ quên trên xe ở Tiên Du, Bắc Ninh
"Trường hợp này rất may mắn là em bé khi được Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận, các chức năng sống của cháu vẫn còn, em bé vẫn còn thở, nhịp tim vẫn đập tương đối tốt. Chỉ có tri giác em bé bắt đầu bị ảnh hưởng là bị lơ mơ. Như vậy là em bé chưa ở mức độ nặng nề ngay ở giai đoạn đó."- PGS Trần Minh Điển cho biết.
PGS Điển cũng cho biết, hiện tri giác của cháu bé khá tỉnh táo, không có dấu hiệu của tổn thương thần kinh khu trú. Kết quả chụp CT sọ não cho thấy, bệnh nhân khá ổn và không có tổn thương gì. Tiên lượng sức khỏe của cháu bé khá tốt.
Cũng tại buổi họp báo, TS.BS Lê Xuân Ngọc, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương- Giảng viên quốc tế về cấp cứu nhi khoa APLS cho biết, cháu bé bị bỏ quên trên ôtô suốt 7 giờ đồng hồ đã thoát chết, được cứu sống là nhờ khâu cấp cứu ban đầu đúng, kịp thời.
Theo TS Lê Xuân Ngọc, với cơ sở y tế tuyến dưới, ngay khi tiếp xúc với nạn nhân, nếu thực hiện đúng, kịp thời những bước sơ cứu cơ bản thì không những đứa trẻ phục hồi nhanh nhất có thể mà còn tạo tiền đề thuận lợi cho việc điều trị tại những tuyến y tế trên cao hơn. "Nếu chúng ta chậm trễ 1 phút hoặc điều trị ban đầu sai thì dẫn tới 2 yếu tố, một là khả năng hồi phục của đứa trẻ không những chậm, thứ hai là nguy cơ dẫn đến biến chứng do cấp cứu sai ban đầu. Khi đó, các tuyến điều trị cấp cao hơn sẽ mất cơ hội để giúp đứa trẻ khôi phục một cách trọn vẹn nhất, tức là đứa trẻ phục hồi hoàn toàn mà không có di chứng"- TS Lê Xuân Ngọc cho biết.
Trước đó, một bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường mầm non tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Bé bị bỏ quên trên xe khoảng 7 tiếng, từ sáng đến chiều. Khi phát hiện, cháu bé được chuyển vào bệnh viện huyện, rồi chuyển lên Bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Ninh cấp cứu. Sau đó, cháu bé tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương vào chiều 13/9 trong tình trạng lơ mơ, sốt cao trên 38 độ do mất nước. Trước đó, cháu bé có biểu hiện hạ đường huyết.
Sau 2 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu bé hiện đã tỉnh táo, tiếp xúc được với cha mẹ, tuy nhiên vẫn còn sốt nhẹ nên đang tiếp tục được điều trị tích cực.
Cũng trong sáng nay (16/9), UBND huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức cuộc họp khẩn chỉ đạo các ngành chức năng của huyện tập trung làm rõ và xử lý vụ việc./.
Theo daidoanket
Gãy lan can, 2 học sinh Trung Quốc rơi từ tầng 4 thương vong Hai nam sinh của một trường trung học ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) bị ngã từ tầng 4 do lan can bị gãy. Một người tử vong tại chỗ, em còn lại bị thương nặng. Vụ việc xảy ra tại quận Bazhong, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, vào sáng thứ hai vừa qua. Đây là buổi học đầu năm học mới của học...