Trường học không phải là “ốc đảo”
Khẳng định trường học không phải là nơi học sinh có thể tránh được mọi thói hư tật xấu dưới tác động nhiều chiều của xã hội, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng việc giáo dục đạo đức học sinh cần xem lại về nội dung chương trình, tránh ôm đồm, thiếu chiều sâu và tận dụng được mọi sự tham gia của các lực lượng.
Học sinh có thể tiếp thu bài học rèn luyện đạo đức qua nhiều hoạt động tập thể phong phú
Hậu quả lớn từ chuyện nhỏ
Những phát ngôn, hành vi phản ứng quá khích của nhiều học sinh đang làm cho các bậc phụ huynh lo ngại về quan điểm, lối sống của thanh thiếu niên hiện nay. Vấn đề giáo dục đạo đức, rèn đức, rèn người trong nhà trường lại được lật lại khi không ít vụ việc đáng tiếc xảy ra chỉ vì người lớn không kịp nắm bắt, giải quyết những bức xúc, khó khăn về tâm lý của lứa tuổi mới lớn.
“Vụ việc khiến chúng tôi suy nghĩ mãi là phản ứng quá mức của một nữ học sinh ngoan của trường THCS Tiền Phong, huyện Mê Linh. Chỉ vì mất khoản tiền quỹ lớp 500.000 đồng để chúc mừng các thầy cô nhân dịp 20-11, nữ học sinh này đã quyết định tự tử. Nếu như nhà trường, gia đình sớm tiếp cận được với suy nghĩ của học sinh đó để đưa ra những biện pháp định hướng khắc phục đúng đắn thì chúng ta đã không mất đi một học sinh ngoan” – ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ. Rất nhiều các vụ việc tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại dẫn đến hậu quả đau xót như va chạm trong giờ chơi hay tình cảm không được đáp ứng, nhiều học sinh đã chọn giải pháp đánh nhau gây thương tích hay tự làm mình thương tổn…
Dẫn chứng về trường hợp một học sinh Hà Nội có ý định tự tử , TS. Phạm Mạnh Hà, khoa Tâm lý trường ĐH KHXH&NV, người tham gia tư vấn cho học sinh THCS cho biết, chỉ thiếu một bước khuyên nhủ, phân tích thì hậu quả khôn lường khi học sinh này đã quyết định tự tử vì gia đình mâu thuẫn, bố mẹ li dị. Vấn đề ở đây là học sinh đang ở độ tuổi chưa ổn định về tâm lý nhưng lại chỉ được tập trung quá nhiều cho học kiến thức mà thiếu văn hóa ứng xử, cách đối mặt với sức ép của cuộc sống, cách xử lý tình huống dẫn tới những hành vi bạo hành hay làm hại bản thân, TS. Phạm Mạnh Hà chỉ rõ.
Video đang HOT
Giáo dục đạo đức chưa đủ
Một thực tế mà ông Nguyễn Chí Thành, Trợ lý Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan rút ra từ các cuộc khảo sát do đoàn giám sát của Văn phòng Chủ tịch nước tại nhiều trường phổ thông cho thấy có vấn đề như nhiều bài học ôm đồm, không sát thực tế trong môn Đạo đức, Giáo dục công dân ở bậc học phổ thông. Băn khoăn về nội dung giảng dạy trong trường học, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng ngày càng có nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ hàng triệu đồng để đầu tư các khóa học rèn nếp, rèn người bên ngoài trường học. “Phải chăng với 1 tiết/tuần, 35 tiết/năm học, giáo dục đạo đức chưa thực sự đi vào chiều sâu?” – ông Nguyễn Hiệp Thống đặt vấn đề. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hiệp Thống, đạo đức học sinh hiện nay bị nhiều yếu tố tác động như môi trường xã hội, gia đình, Internet vì vậy trường học không phải là “ốc đảo” để các em tránh được mọi thói hư tật xấu.
Thực tế trong các trường học, bà Lý Thị Lương, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Sỹ Liên cho biết, tiết Giáo dục công dân chỉ chiếm chưa đến 4% thời lượng các môn học, trong khi vấn đề rèn đức, rèn người lại là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vì vậy bên cạnh việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua môn học này, nhà trường phải kết hợp với các bộ môn khác cùng các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể…
Tuy nhiên, khó khăn mà bà Lý Thị Lương đưa ra là việc thiết lập quan hệ giữa nhà trường, gia đình với các cơ quan đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức học sinh là cần thiết nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. “Cha mẹ học sinh còn nhiều người chỉ đánh giá cao việc lĩnh hội kiến thức mà lơ là rèn luyện đạo đức của con em, hay nhiều phụ huynh mải lo mưu sinh nên chưa thật sự quan tâm đến sinh hoạt, học hành của con em, thậm chí có phụ huynh còn phó thác toàn bộ việc dạy dỗ cho nhà trường” – bà Lý Thị Lương cho biết. Cũng theo thực tế giáo dục nhiều năm, bà Lương nhấn mạnh việc phụ huynh chưa nêu gương tốt cho con em mình trong giao tiếp, hành xử, trong quan niệm, nếp sống khiến cho việc giáo dục đạo đức trong nhà trường vấp phải không ít khó khăn khi có độ chênh giữa bài học và thực tế.
Theo ANTD
Chồng hư vì vợ ôm đồm
Thực tế, khi người phụ nữ ôm đồm mọi việc thường "làm hư" chồng con của mình. Ngáp ngắn ngáp dài khi tới cơ quan, chị Chung than mệt vì hôm qua phải thức đến khuya dọn dẹp nhà cửa, giặt, phơi đồ rồi nay dậy sớm nấu bữa sáng. Dù hai con đã qua tuổi đôi mươi nhưng chị lúc nào cũng tất bật như bận con mọn.
"Toàn việc nhà cửa của phụ nữ, chồng tôi không mó tay đến bao giờ. Hai đứa trẻ còn bận việc học hành, nên tôi cũng không muốn chúng phải làm việc nhà. Với lại, nhiều khi, chồng, con làm xong mình không ưng, phải làm lại thì còn mất thời gian hơn", chị Chung nhân viên trong một nhà hàng ăn uống ở Thái Thịnh, giải thích.
Tuy nhiên, vì ở chỗ làm đã vất vả, bận rộn suốt ngày, về nhà lại vẫn phải luôn tay luôn chân khiến chị nhiều khi quá mệt mỏi, sinh cau có. "Mình làm thì không sao, nhưng điên nhất là mấy bố con cứ tha hồ bày bừa, vô tổ chức, có khi mình vừa lau nhà, cọ toalet xong thì lại đi dép, bôi bẩn ra... Mình nói thì họ còn than khó chịu, rồi bảo mình lắm điều", chị than thở.
Dù vậy, chị Chung vẫn tự hào khi nghĩ mình là người quan trọng nhất trong gia đình, chỉ có bàn tay của chị thì nhà cửa mới ngăn nắp, chồng con mới được ăn ngon, mặc đẹp. Khi các đồng nghiệp góp ý nếu chị cứ làm mọi việc như vậy, sau này không kham nổi nữa thì ai sẽ giúp chị, hay các con chị khi xa mẹ, phải tự lập, biết sống thế nào, thì chị gạt đi, nói "tới đâu hay tới đó".
Có chị vợ đảm đang, hết lòng vì chồng vì con nhưng anh Hòa, cán bộ một cơ quan nhà nước ở Hai Bà Trưng, Hà Nội, nhiều khi lại không vui, thậm chí hơi ngột ngạt.
Anh Hòa kể, ban đầu, anh rất phục tài thu vén và sự chắt chiu của vợ. Cũng chính nhờ thế mà dù lương hai vợ chồng không cao nhưng kinh tế gia đình anh khá dần lên. Chị hầu như không chi tiêu gì cho nhu cầu của bản thân. "Quần áo vài bộ mặc mấy năm chưa hỏng. Đầu tóc thì cứ buộc gọn gàng là được, em là chúa ghét mấy kiểu bù xù hay điệu đà", chị thường trả lời vậy mỗi khi chồng khuyến khích vợ chăm chút hơn cho mình.
Nhưng, vì sự xuề xòa quá của chị, anh lại cảm thấy ngại đưa vợ đến những buổi lễ, tiệc ở cơ quan hay gặp gỡ bạn bè. Có mấy lần, nhân dịp 8/3 hay kỷ niệm ngày cưới, anh mua tặng vợ bộ quần áo, đôi giày hay thỏi son thì chị đều tỏ ra tiếc của, không vui, thậm chí bắt anh đem trả lại. Những dịp đồng nghiệp rủ nhau tụ tập đi chơi, liên hoan chị đều từ chối vì sợ tốn tiền, lại không về kịp nấu cơm cho chồng con.
"Mình sợ nhất là mỗi khi lỡ say xỉn hay đàn đúm với bạn bè, hoặc gây ra lỗi gì là lại được nghe điệp khúc của vợ 'tôi đã phải chịu khổ, đã hy sinh hết vì gia đình này, thế mà anh còn như vậy'... Nào mình có bắt cô ấy phải vậy đâu. Thà rằng cô ấy cứ ăn tiêu, đi chơi thoải mái một chút, rồi vui vẻ với chồng, con, còn hơn cứ tự 'trói' mình rồi lại kêu ca", anh Hòa thổ lộ.
Anh cho biết, vì tính vợ như vậy, nên nhiều khi anh muốn rủ chị đi chơi, ra ngoài hàng ăn hay du lịch đâu đó để làm mới quan hệ vợ chồng nhưng cũng không dám vì biết trước chị sẽ phản đối, còn mắng anh phung phí, không biết nghĩ tới con.
Ảnh minh họa
Từng ôm đồm hết mọi việc trong nhà, không dám chi tiêu gì cho bản thân, đến một ngày bị ngã bệnh, chị Thuận (Hà Đông, Hà Nội) lại ân hận khi thấy chồng con chẳng biết quan tâm, chăm sóc cho mình.
Tháng trước, chị bị sốt xuất huyết, sốt nằm liệt giường, hai đứa con đã học cấp một không biết làm gì, thỉnh thoảng lại vào giục mẹ nấu cơm, rồi xin tiền ra mua bánh, ăn xong là say sưa chơi điện tử. Gọi điện cho chồng thì anh nói đang bận... nhậu với bạn, và tới nửa đêm mới về. Hôm sau, anh điện thoại cho cô em vợ sang chăm chị, còn ba bố con vẫn việc ai nấy làm, chẳng hỏi han gì đến vợ.
"Khi ấy, mình thấy tủi thân vô cùng, nằm truyền nước mà nước mắt chảy ướt gối. Mấy ngày sau, đỡ sốt, trở dậy thì thấy nhà như bãi chiến trường, bát đũa ăn mì chất đống không ai rửa, quần áo bẩn vương khắp nơi... Mình mệt và buồn quá nhưng lại phải lọ mọ đi dọn dẹp", chị Thuận thổ lộ.
Chị Thuận kể lại, sau khi sinh cậu con trai thứ hai, vì con hay ốm vặt, chị đã xin nghỉ làm ở nhà chăm bé. Từ đó, nghĩ mình không làm ra tiền, chồng phải gánh vác về kinh tế, chị luôn cố gắng chu toàn hết việc nhà và cắt giảm mọi khoản chi tiêu của bản thân.
Khi con cứng cáp, được chồng động viên đi làm cho tinh thần thoải mái, chị cũng xin một công việc có thể đi muộn về sớm để lo cho gia đình, chứ không tiếp tục theo đuổi ngành quản lý khách sạn như trước nữa.
Ngày nào chị cũng lo chợ búa, làm hết mọi việc không tên ở nhà, đưa đón các con đi học. Không được nghỉ ngơi, lại chẳng bao giờ chăm sóc cho chính mình nên "dung nhan" xuống cấp nhanh chóng. Khi đó, chị lại quay sang nỗi lo bị chồng chán, chồng cặp bồ.
Theo chuyên gia tư vấn Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, thuộc Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam thì hy sinh vì chồng vì con được coi là một trong những đức tính quý của người phụ nữ Á đông.
Cũng vì điều này, ngay từ nhỏ, nhiều bé gái đã được giáo dục rằng khi lấy chồng là phải toàn tâm toàn ý lo cho chồng, con, gia đình nhà chồng, không được bay nhảy hay nghĩ đến bản thân nữa. Mang theo tư tưởng giáo dục này, nhiều cô gái sau khi kết hôn là bỏ qua mọi nhu cầu của mình, tập trung cả sức lực và tinh thần cho gia đình.
Dần dần, ôm việc trở thành thói quen, người phụ nữ nghĩ đó là bổn phận của mình nên tự nguyện làm mọi việc. Nếu "nửa kia" và con cái của họ có ý thức, trân trọng sự hy sinh của vợ, của mẹ và chia sẻ bớt gánh nặng thì gia đình còn êm ấm, bằng không, họ phải chịu muôn phần thiệt thòi.
Thực tế, khi người phụ nữ ôm đồm mọi việc thường "làm hư" chồng con của mình, khiến các thành viên khác trong gia đình quen với việc được phục vụ, được chăm sóc, mà không biết cách tự làm mọi việc và quan tâm đến vợ, mẹ.
Chính chị em, khi quá mệt mỏi vì phải gắng sức, sẽ cảm thấy bất công và quay ra trách móc người thân, làm không khí trong gia đình căng thẳng. Không những thế, vì quên chăm sóc bản thân, họ trở thành người phụ nữ không đi kịp thời đại, dễ khiến bạn đời cảm thấy không được '"sang vì vợ".
"Người phụ nữ cần tỉnh táo học cách phân công mọi việc trong nhà cho chồng, con, vừa để chia bớt gánh nặng, vừa để mọi người có thói quen làm việc, chia sẻ với nhau và xây dựng nề nếp gia đình. Chị em cũng cần cần cân đối giữa nhu cầu bản thân với chồng, con. Khi bạn biết tự tạo niềm vui, hạnh phúc cho mình thì mới có thể làm lan truyền những điều tích cực đó tới mọi người xung quanh", nhà tâm lý chia sẻ.
Theo Alo
Vợ như gà rù, chồng "tông xoẹt tông" Vợ chồng anh chị đi ngoài đường, ai cũng nghĩ chị là ôsin. Bạn bè ái ngại khuyên nhủ thì chị nhảy dựng lên bào chữa cho cái sự cẩu thả của mình. Vợ càng cẩu thả, chồng càng điệu đà Khi mới yêu nhau, anh Quang Anh (Phúc Xá, Hà Nội) lúc nào cũng trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp dịu dàng,...