Trường học đóng cửa 2 năm, Philippines lún sâu trong khủng hoảng giáo dục
Các lớp học ở Philippines hôm 13/9 vẫn vắng lặng khi hàng triệu học sinh tiếp tục ở nhà và học trực tuyến.
Đây là năm thứ hai các trường học ở Philippines đóng cửa và học sinh phải học từ xa. Các chuyên gia lo ngại rằng, điều này sẽ khiến cuộc khủng hoảng giáo dục tại đây thêm trầm trọng.
Theo trang CNA, trong khi gần như mọi quốc gia trên thế giới đã mở cửa một phần hoặc toàn bộ trường học để học trực tiếp, Philippines vẫn đóng cửa. Liên Hợp Quốc cho biết, Philippines đóng cửa các trường học từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho tới giờ vẫn bác bỏ các đề xuất về việc mở cửa thí điểm trường tiểu học và phổ thông cơ sở, vì sợ trẻ em có thể mắc Covid-19 rồi lây nhiễm cho những người cao tuổi trong gia đình.
Video đang HOT
“Cháu muốn tới trường”, Kylie Larrobis nói. Cô bé cho biết vẫn chưa biết đọc sau một năm học trực tuyến tại một căn hộ nhỏ ở thủ đô Manila. “Cháu không biết lớp học như thế nào, cháu chưa nhìn thấy lớp học bao giờ”.
Mẹ của Larrobis cho biết, con gái cô đã khóc khi không thể hiểu các bài giảng trực tuyến mà bé học qua điện thoại. Nỗi khổ của bé gái này còn tăng thêm bởi lệnh cấm trẻ em vui chơi ngoài trời.
Tháng 10/2020, chương trình học kết hợp, gồm các lớp học trực tuyến, tài liệu in và bài giảng phát trên truyền hình, mạng xã hội đã được khởi động tại Philippines. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề đã xảy ra: hầu hết học sinh Philippines không có máy tính hay internet tại nhà.
Viện dẫn một cuộc khảo sát gần đây, quan chức phụ trách giáo dục của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Philippines là Isy Faingold cho biết, hơn 80% bậc phụ huynh ở Philippines lo lắng con cái họ không tiếp thu được nhiều.
Khoảng 2/3 số phụ huynh học sinh ủng hộ mở cửa lại các lớp học ở những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm thấp. “Học từ xa không thể thay thế học trực tiếp. Trước Covid-19, đã có một cuộc khủng hoảng giáo dục… Mọi việc sẽ tồi tệ hơn”, Faingold cho biết.
Theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), khả năng đọc, làm toán và học khoa học của lớp học sinh 15 tuổi tại Philippines là gần chạm đáy. Hầu hết học sinh Philippines học ở trường công, nơi các lớp học lớn, phương pháp giảng dạy lỗi thời, thiếu đầu tư hạ tầng cơ bản như nhà vệ sinh. Tình trạng đói nghèo cũng khiến học sinh ở nước này bị tụt sau các quốc gia khác.
Theo các số liệu thống kê chính thức, số học sinh nhập học vào tháng 9/2020 giảm xuống còn 26,9 triệu em, và kể từ đó đã giảm thêm 5 triệu em nữa.
Việc học từ xa cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần và sự phát triển của trẻ em. “Việc bị cách ly xã hội lâu dài có liên quan chặt chẽ với các bệnh về tâm lý và cô đơn ở trẻ”, Rohdora Concepcion thuộc Hiệp hội Tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên Philippines cho biết.
Tình hình Afghanistan: Nga yêu cầu phối hợp giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn
Nga cho rằng các quốc gia liên quan đến tình hình hiện nay ở Afghanistan, đặc biệt là các nước đã làm bùng phát cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia Tây Nam Á, cần triển khai những nỗ lực tìm kiếm một giải pháp dành cho vấn đề người tị nạn.
Trên đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 11/9 trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại một sự kiện ở thủ đô Kabul ngày 9/10/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ những phản ánh về vấn đề nhân đạo liên quan đến những gì đã xảy ra là hết sức nghiêm trọng. Nga chia sẻ quan ngại về mối đe dọa ngày lớn của dòng người tị nạn từ Afghanistan đổ về các nước láng giềng. Hầu hết trong số họ sẽ cố gắng tìm đường đến châu Âu, nhưng cùng lúc sẽ chắc chắn gây ra những rắc rối lớn cho các quốc gia - nơi họ có thể đến mà không được mời. Do vậy, Nga nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết vấn đề này trong thời gian sớm nhất có thể.
Theo quan chức ngoại giao Nga, để thực hiện mục tiêu trên, yêu cầu cốt yếu là mọi quốc gia liên quan phải phối hợp năng lực, trước tiên là các nước mà chính sách của họ ở Afghanistan đã gây ra biến cố này.
Người tị nạn Afghanistan tại khu vực biên giới Afghanistan và Pakistan, ngày 31/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính cho tới cuối năm nay sẽ có khoảng 500.000 người Afghanistan di tản khỏi nước này. Nhiều người được cho là sẽ tới Pakistan hoặc Tajikistan. Hiện Tajikistan cam kết tiếp nhận 100.000 người tị nạn, trong khi Anh cũng tuyên bố nhận khoảng 20.000 người tị nạn.
Trước đó, ngày 8/9, các quan chức ngoại giao Pakistan, Trung Quốc, Tajikistan, Uzbekistan, Iran và Turkmenistan đã họp trực tuyến, thảo luận chiến lược về Afghanistan sau khi Taliban giành quyền kiểm soát nước này. Kết thúc cuộc họp, các nước này đã ra tuyên bố chung nhất trí sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa để ngăn ngừa thảm họa nhân đạo đang ngày càng trầm trọng tại Afghanistan và cần có cách tiếp cận chung trong đối phó với những thách thức như an ninh biên giới, ngăn chặn Afghanistan trở thành "sào huyệt" của chủ nghĩa khủng bố và dòng người di tản ồ ạt.
Bước tiến quan trọng tại Liban Trước sức ép từ cộng đồng quốc tế cũng như áp lực từ cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng ở trong nước, các nhà lãnh đạo Liban ngày 10/9 đã đạt được đồng thuận về việc thành lập chính phủ mới. Tuy nhiên, chính phủ mới của Thủ tướng Najib Mikati sẽ phải giải quyết nhiều nhiệm vụ then chốt nhưng...