Trường học đề xuất bổ sung tiêu chí ‘tiêm vaccine cho học sinh’
Nhiều trường tự tin đủ điều kiện hoạt động theo dự thảo bộ tiêu chí an toàn trường học nhưng chưa yên tâm mở cửa nếu học sinh chưa tiêm vaccine.
Nhẩm tính theo dự thảo bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ sở giáo dục, công bố ngày 5/10, ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Hữu Thọ cho biết trường có thể đạt 8 hoặc 9 tiêu chí – đủ điều kiện mở lại. Bởi dự thảo lần này tương tự bộ tiêu chí năm ngoái với các yêu cầu giãn cách, có dụng cụ rửa tay, sát khuẩn, giáo viên và học sinh đeo khẩu trang, được kiểm tra thân nhiệt, phòng học thông thoáng… vốn đã được trường chuẩn bị gần hai năm nay.
Tiêu chí thứ nhất “giáo viên phải được tiêm đủ hai mũi vaccine”, điểm mới của bộ tiêu chí lần này, được ông Đảo đánh giá “hợp lý nhưng chưa đủ”. Theo ông, cần bổ sung “học sinh” trong tiêu chí này, tức các em cũng cần được tiêm đủ vaccine trước khi đến trường. “Học sinh đến trường khi chưa được tiêm vaccnine sẽ gây ra sự lo lắng với chính các em, phụ huynh và nhà trường”, ông Đảo nói.
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thành phố tổ chức tiêm vaccine cho học sinh 12-18 tuổi để các em có thể học tập trung từ học kỳ II. Theo ông Đảo, nếu đẩy nhanh tiến độ việc này, kết hợp với các tiêu chí an toàn, trường học sẽ sớm được mở cửa.
Lớp học tại trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức được chia đôi hồi tháng 5/2021 để đảm bảo giãn cách. Cô giáo cùng lúc dạy hai nhóm được bố trí tại các phòng học sát nhau. Ảnh: Mạnh Tùng
Cùng quan điểm trên, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du cho rằng, khi chưa tiêm vaccine cho học sinh, việc trường hoạt động trở lại là không an toàn, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ cao.
“Phụ huynh không thể an lòng khi con mình chưa tiêm đủ hai mũi ngừa Covid. Theo các khuyến cáo y tế, tiêm ngừa chỉ giúp giảm nguy cơ lây bệnh và hạn chế tử vong, không phải bảo vệ tuyệt đối, đặc biệt trước chủng virus Delta. Do đó, những người chưa tiêm ngừa nếu ở trong lớp học có thể là nguồn lây bệnh cao nhất nếu không muốn nói là ổ dịch có thể xuất phát từ đây”, ông Phú lý giải.
Theo ông Phú, từng bước mở cửa lại trường học là cần thiết để thành phố phục hồi kinh tế, xã hội, phụ huynh yên tâm đi làm. Nhưng bối cảnh mới của đợt dịch thứ tư và khuyến cáo của ngành y tế cho thấy, vaccine mới là yếu tố cơ bản, lâu dài và mang tính quyết định. Thiếu yếu tố này, việc đạt các tiêu chí còn lại không có nhiều ý nghĩa.
Về vaccine cho trẻ nhỏ, hôm 28/8, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế xem xét tiêm chủng Covid-19 cho trẻ trước thềm năm học mới. Một tuần sau, Bộ Y tế có văn bản thông báo chưa tiêm cho trẻ em do nguồn cung vaccine đang thiếu và phải ưu tiên cho nhóm nguy cơ.
Nhìn tổng thể, ông Phú đánh giá bộ tiêu chí mới chặt chẽ hơn, là một thước đo tốt để đảm bảo an toàn cho trường học trong lộ trình hoạt động trở lại. Trường THPT Nguyễn Du, theo ông, có thể đạt 9 tiêu chí.
Ở khối trung học tư thục, phần lớn mất điểm ở tiêu chí số 10 bởi các trường phải tổ chức hoạt động nội trú. Tuy nhiên, họ có thể cân đối để đạt được 8 tiêu chí, đủ điều kiện hoạt động. Cũng như khối công lập, các trường này quan tâm việc tiêm vaccine cho học sinh, đề xuất việc này thành tiêu chí bắt buộc.
Ông Trần Văn Minh, Hiệu phó THCS – THPT Đào Duy Anh cho biết, nhiều giáo viên và học sinh của trường đang mắc kẹt ở các tỉnh thành, chưa trở lại TP HCM. Ở các địa phương này, việc tiêm vaccine chưa phủ rộng nên nhiều giáo viên, nhân viên trường chưa đảm bảo tiêu chí thứ nhất. “Yêu cầu tiêm đủ vaccine cho giáo viên có thể giải quyết được khi thầy cô trở lại. Vấn đề hiện nay là cần tiêm vaccine đầy đủ cho học sinh bởi có như vậy, phụ huynh mới yên tâm cho con trở lại thành phố học tập”, ông Minh cho biết.
Ông Minh cũng đề xuất, trong kế hoạch cho các trường hoạt động lại sắp tới, Sở Giáo dục và Đào tạo có thể cho từng khối lớp trở lại, lần lượt theo lộ trình. Điều này tránh áp lực cho nhà trường, đồng thời giảm bớt sự tập trung đông người cùng một lúc.
Video đang HOT
Học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 1) đến trường học sau hơn ba tháng nghỉ vì Covid-19, tháng 5/2020. Ảnh: Quỳnh Trần
Nhiều lãnh đạo trường ở khối trung học khác lại băn khoăn về tiêu chí thứ hai “số lượng giáo viên, học sinh tập trung cùng một thời điểm”. Dự thảo yêu cầu con số này không quá 50% theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đạt được, các trường buộc phải tách đôi lớp, bố trí lệch ca, giờ học. “Tách lớp làm đôi nhưng số giáo viên không đổi nên số tiết dạy của thầy cô tăng gấp đôi. Bài toán lúc này là lấy ngân sách ở đâu để trả tiền tiết trội vì đây là khoản chi rất lớn”, lãnh đạo một trường THPT đặt vấn đề.
Giải pháp được nhiều trường đưa ra là tách lớp thành hai nhóm, bố trí theo thời khoá biểu khác nhau. Một nhóm được học trực tiếp, nhóm còn lại học trực tuyến. Giải pháp khác là tách lớp thành hai nhóm, bố trí ở hai phòng học sát nhau. Thầy cô sẽ soạn giáo án phù hợp để có thể qua lại, dạy cùng lúc hai nhóm.
Với những lớp nhỏ hơn ở bậc tiểu học, mầm non, nhiều trường cho biết sẽ khó thỏa mãn tiêu chí về “tổ chức hoạt động bán trú”. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1 giải thích, phụ huynh khi đã trở lại công sở rất khó sắp xếp đón trẻ nếu chỉ cho học một buổi. Do đó, các trường sẽ chấp nhận mất điểm ở tiêu chí này, đồng thời củng cố các tiêu chí khác, đảm bảo phân luồng, giữ khoảng cách an toàn.
Khối mầm non, trẻ nhỏ cũng khó đáp ứng tiêu chí “khoảng cách giữa trẻ em, giáo viên, nhân viên từ một mét trở lên trong phòng học”. Bởi trẻ thường hiếu động, việc sinh hoạt, học tập chung khó tránh khỏi khoảng cách không an toàn. Ngoài ra, nhiều trường cho biết khó thực hiện yêu cầu số trẻ không quá 50% hoặc hạn chế hoạt động sau 16h30.
Một số hiệu trưởng khác đề xuất cần có quy định tài chính về việc mua sắm dung dịch rửa tay, khẩu trang, Cloramin B, dụng cụ đo thân nhiệt, quy chế làm việc, chế độ hỗ trợ cho thành viên tổ an toàn Covid-19… trong bộ tiêu chí.
Một tiết học của trẻ ở trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ, quận Gò Vấp. Ảnh: Mạnh Tùng
Hôm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo trình UBND TP HCM dự thảo lần thứ ba bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch với ba nhóm trường: Mầm non; phổ thông; các trung tâm ngoại ngữ – tin học, giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khoá.
Bộ tiêu chí đánh giá an toàn tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gồm 10 thành phần trong khi tại các trung tâm ngoại ngữ – tin học, giáo dục kỹ năng sống có 9 thành phần (xem chi tiết). Ở mỗi tiêu chí, các trường được chấm điểm đạt hoặc không đạt, thay thang điểm 10 như dự thảo hoặc bộ tiêu chí trước đây.
Tuỳ theo mức độ an toàn mà trường học được hoạt động hay không, hoặc phải có biện pháp khắc phục theo cách đánh giá sau:
Từ ngày 1/10, theo chỉ thị của UBND TP HCM, các hoạt động giáo dục tiếp tục theo hình thức trực tuyến, qua truyền hình; từng bước củng cố điều kiện để kết hợp dạy trực tiếp. Hiện, hơn 1,3 triệu học sinh phổ thông tại thành phố tiếp tục học trực tuyến, hơn 340.000 trẻ mầm non chưa đến trường.
Thầy cô phải làm điểm tựa cho trẻ mồ côi trong đại dịch
Chăm sóc cho trẻ em mồ côi sau đại dịch không thể ngày một, ngày hai theo kiểu phong trào hay đợt cao điểm. Đó là công việc mà mỗi thầy cô, mỗi nhà trường và cả xã hội phải làm từ tâm và lâu dài.
Khẩn trương hỗ trợ vật chất cho học sinh mồ côi trong đại dịch
Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, trường THCS Phong Phú, huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh có 3 học sinh mồ côi cha mẹ. Trong đó có 2 học sinh có mất cha mẹ do ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19. Nhà trường đã cử cán bộ giáo viên đến thăm hỏi động viên và có những hỗ trợ vật chất kịp thời ngay sau đó.
Thầy hiệu trưởng Võ Thanh Nhàn cho biết, trường hợp học sinh mẹ mất do Covid-19, nhà trường đã vận động tài trợ em 3 triệu đồng mỗi năm, bảo lãnh đến hết năm 18 tuổi.
Hỗ trợ trẻ em mồ côi trong đại dịch Covid-19 tại TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Với trường hợp em học sinh mất cha do Covid-19, trường vận động tặng nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ SGK, vở, bảo hiểm y tế.
Còn một học sinh mồ côi do mẹ bỏ đi, cha mất vì ung thư trong giai đoạn giãn cách xã hội nhà trường đã vận động được 42 triệu đồng để hỗ trợ nhà trọ, chi phí sinh hoạt cho em.
Trường THPT Nguyễn Du, quận 10 TP.HCM có 5 học sinh mồ côi cha mẹ do đại dịch. Hiện vẫn còn 42 học sinh là F0 đang ở trong khu cách ly tập trung. Thầy Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng cho biết, bên cạnh miễn 100% học phí cho các em trong suốt thời gian học tập tại trường THPT Nguyễn Du, nhà trường còn kêu gọi thành lập quỹ "Chia sẻ yêu thương" để hỗ trợ tối đa học sinh bị ảnh hưởng.
Nhà trường cũng thành lập quỹ học bổng 6-1, có nghĩa là 6 phụ huynh chăm sóc 1 em học sinh. "Nhà trường có 5 học sinh mồ côi thì cần ít nhất 30 phụ huynh tham gia. Theo đó, mỗi phụ huynh tặng một em 500 nghìn đồng/tháng, với 6 phụ huynh thì mỗi tháng các em sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng tiền ăn.
Tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, huyện Bình Chánh cũng có 3 học sinh mồ côi cha mẹ do đại dịch. Trong đó có em ở quê còn chưa biết mẹ mình đã mất.
Theo cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Ngọc Linh, nhà trường đã kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ mỗi em 2.5 triệu đồng, tặng SGK và phương tiện học tập. Nhà trường cũng dự định xây dựng quỹ học bổng hỗ trợ các em cho đến khi ra trường.
Chăm lo hỗ trợ về mặt tinh thần
Mặc dù khẩn trương động viên, chăm sóc về mặt vật chất cho những học sinh mất người thân trong đại dịch nhưng làm thế nào để ổn định tâm lý, vực dậy tinh thần các em mới là điều khiến cô Nguyễn Thị Ngọc Linh trăn trở.
Nhà trường giúp một phần nào đó ổn định tâm lý học sinh mồ côi trong đại dịch.
"Các bạn học sinh mất người thân trong dịch Covid-19 buồn lắm. Lúc đầu nhiều gia đình gọi điện báo các em không muốn đi học trong học kỳ I. Nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên hệ, động viên các em cố gắng vượt qua, sau một tuần các em đi học trở lại".
Mới đây, Trường THCS Nguyễn Thái Bình đã tổ chức diễn đàn trực tuyến "Lắng nghe tiếng nói học sinh" - nơi học sinh bộc bạch hết những nỗi niềm bức xúc, trong đó ghi nhận cả tiếng nói của những học sinh mồ côi cha mẹ trong đợt dịch vừa rồi.
Cô Linh tiết lộ, sắp tới nhà trường cũng sẽ phối hợp với Trung tâm giáo dục kỹ năng sống, cùng với các chuyên gia tâm lý học đường trợ giúp các em ổn định tâm lý sau dịch. Trong các hoạt động hỗ trợ tâm lý học sinh, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò quan trọng nhất.
Giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên liên lạc với học sinh, phụ huynh, có thể quan sát kỹ các em, từ hành động cử chỉ, lời nói. Có những em trầm tính, không bộc lộ ra ngoài nên cần quan sát thái độ, nét mặt biểu hiện, nếu thấy bất ổn giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với những giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên tâm lý kết hợp với phụ huynh động viên các em, tạo cho các em môi trường hòa hợp với các bạn.
"Đồng thời, khuyến khích các em tham gia hoạt động đội nhóm, có những em không dễ chia sẻ nhưng các em lại thể thể hiện bằng cách khác như viết, làm thơ, văn, quay clip chia sẻ thì tâm lý sẽ dần tốt hơn", cô Linh chia sẻ.
Mặc dù vậy, theo cô hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thái Bình, dù triển khai ở góc độ nào thì cũng chỉ mang tính chất tạm thời.
"Nếu lâu dài cần có đánh giá định kỳ, ví dụ 1 tháng sẽ trao đổi với các em đó để xem giai đoạn diễn biến tâm lý của các em như thế nào. Từ tháng 9 đến tháng 10, từ tháng 10 đến tháng 11... sau cả học kỳ mới rút được tổng kết học sinh còn những khó khăn gì về tâm lý, tình cảm, nhu cầu, cảm xúc, năng lực, mới có thể giúp đỡ toàn diện cho học sinh".
Cô Linh cho rằng, nhà trường chỉ giúp đỡ học sinh được một phần nào đó, quan trọng là sự đồng hành của phụ huynh, của người thân.
"Sợ nhất là tới đây khi TP.HCM mở cửa trở lại, cha hoặc mẹ các em sau 4 tháng không có công ăn việc làm sẽ phải bươn chải kinh tế, ít có điều kiện quan tâm con. Trong khi các em ở nhà học trực tuyến không chia sẻ được nỗi niềm với ai. Nhà trường nhờ giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gọi điện, quan tâm các em".
Hiện trường THPT Nguyễn Du đưa môn kỹ năng sống vào từng tiết học, đưa vào cả tiết học trực tuyến để giúp học sinh giải tỏa tâm lý, giảm năng lượng tiêu cực, để các em an tâm. "Đối với các em mất người thân trong đại dịch, các em sẽ thấy rằng, mồ côi cha thì còn mẹ, mồ côi mẹ thì còn cha, mồ côi cả cha mẹ thì còn ông bà, còn thầy cô, còn quê hương..."
Thầy cô phải như cây Tùng, cây Bách chở che, yêu thương...
Theo ông Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, để không tăng thêm những áp lực cho học trò sau đại dịch thì phải thay đổi cách đánh giá học sinh.
Theo đó, cách đánh giá sẽ không phải là ban phát điểm số, nhưng cũng không đặt nặng áp lực điểm số, tạo tâm lý bức bối cho học sinh. Thay vào đó là nâng đỡ, chia sẻ để các em thấy mỗi giờ học không phải là sự sợ hãi, điểm số giờ đây không còn quan trọng. Bởi, sau 4 tháng "chống chọi" với đại dịch người lớn còn stress huống hồ là học sinh.
Chủ trương thành lập những tổ tư vấn tâm lý cho học sinh sau đại dịch, đặc biệt là những học sinh mồ côi cha mẹ là điều đáng hoan nghênh, song phải đi vào thực chất chứ không phải hô hào, hình thức. Muốn vậy, theo thầy Phú, cần lựa chọn đội ngũ làm công tác này thật cẩn thận.
Những người làm công tác này phải có sự trải nghiệm trong cuộc sống, những nhà giáo, thầy cô được học sinh yêu quý, nắm bắt được tâm lý để chia sẻ với học sinh chứ không phải bất cứ ai cũng có thể làm được.
"Nhiều năm trước đây ở TP.HCM mỗi trường thành lập một phòng tâm lý học đường nhưng không hiệu quả vì người làm công tác này đòi hỏi nhiều yếu tố, thậm chí cả ngoại hình.
Những người làm công tác này phải có trải nghiệm trong môi trường sư phạm, hiểu tâm lý học trò để đặt vấn đề tư vấn hay tham vấn. Đồng thời, phải am tường kiến thức tổng hòa trong cuộc sống, phải có lòng bao dung, độ lượng bởi những em khiếm khuyết tình yêu, tình thương trong cuộc sống. Cần tấm lòng bao dung để đủ là như cây Tùng, cây Bách chở che cho các em. Lãnh đạo nhà trường cũng phải mở lòng và trực tiếp tham gia", thầy Phú mong muốn./.
Học sinh được tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì phụ huynh mới yên tâm làm việc Trước thông tin Bộ Y tế đang xin ý kiến của các nhà khoa học và cơ quan chuyên môn để ban hành trong thời gian sớm nhất việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh, phụ huynh đã bày tỏ ý kiến. Phụ huynh mong muốn học sinh được sớm tiêm vắc xin phòng Covid-19 - B.THANH Ba mẹ đi làm,...