Trưởng đội tìm kiếm cô gái mất tích ở HN: Bỏ vị trí giám đốc đi cứu hộ
Anh Nhâm Quang Văn (39 tuổi, ở Thái Bình) đã từ bỏ vị trí giám đốc công ty vận tải với thu nhập vài chục triệu đồng/tháng để trở thành lính cứu hộ cứu nạn không lương, ngày đêm mò mẫm khắp các con sông để cứu người gặp chuyện không may trên sông nước.
Suốt 2 năm gắn bó với công việc nhiều khó khăn này, anh Văn khiến nhiều người nể phục vì sự quyết tâm và tinh thần nhiệt huyết của mình.
Anh Văn từ bỏ vị trí giám đốc để trở thành lính cứu hộ cứu nạn không lương. (Ảnh: Dân trí)
Báo Tổ Quốc đăng tải, vào năm 2015, sau chuyến công tác ra biển để lắp đặt đường ống dẫn khí cho nhà máy nhiệt điện, anh Văn đã bắt đầu nhen nhóm suy nghĩ sẽ rẽ hướng sang công việc gắn liền với sông nước này. Lần đó, chiếc xà lan chở anh cùng các kỹ sư đi cùng bất ngờ bị chìm cách bờ biển 5km. Sóng to gió lớn khiến đội cứu hộ của Bộ đội Biên phòng gần đó không thể tiếp cận được. Nhưng may mắn sau đó, cả nhóm đã được tàu cá của ngư dân cứu giúp. Kể từ đây, anh Văn luôn đau đáu việc cứu người gặp nạn trên sông để trả ơn nhưng chưa có cơ hội thực hiện.
Đến năm 2020, anh Văn xung phong đi giúp đỡ bà con tìm kiếm những người mất tích trong trận mưa lũ lịch sử ở miền Trung. Gần 1 tháng xa nhà, anh Văn càng thấu hiểu nỗi thống khổ của những người gặp nạn giữa dòng nước mênh mông.
Sau chuyến đi công tác ra biển, anh Văn luôn đau đáu việc cứu người gặp nạn trên sông để trả ơn. (Ảnh: Dân trí)
Sau chuyến đi này, anh Văn đã quyết định dùng số tiền tích lũy dự định xây thêm tầng nhà của mình để lập ra đội Cứu hộ cứu nạn 116. Đội cứu hộ cứu nạn của anh chuyên làm công tác tìm kiếm cứu nạn đường thủy, hỗ trợ miễn phí tàu thuyền, người gặp nạn trên các sông ở Thái Bình và những vùng lân cận.
Anh Văn đã dùng số tiền tích lũy dự định xây thêm tầng nhà để lập ra đội Cứu hộ cứu nạn 116. (Ảnh: Dân trí)
Được biết, anh Nhâm Quang Văn cũng chính là đội trưởng đội cứu hộ tìm kiếm cô gái mất tích bí ẩn ở Hà Nội gây xôn xao dư luận suốt thời gian qua. Đội cứu hộ 116 của anh đã mang theo 2 chiếc cano cùng khoảng 10 thành viên di chuyển từ Thái Bình đến cầu Cù Sơn để tìm kiếm nạn nhân. Lần này, đội có sử dụng thêm thiết bị hỗ trợ là camera ghi hình dưới nước. Tuy nhiên, sau 2 ngày nỗ lực làm việc suốt ngày đêm mà không thu được kết quả khả quan, đội cứu hộ của anh Văn cũng đành phải ngậm ngùi dừng hoạt động tìm kiếm.
“Sau hai ngày nỗ lực tìm kiếm không đem lại kết quả khiến cả đội rất buồn. Khu vực tìm kiếm lực lượng cứu hộ đã dùng hai chiếc cano cùng hệ thống camera tìm kiếm dưới nước nhưng đến cuối chiều nay (18/8) không tìm thấy người.” – anh Văn từng buồn rầu chia sẻ trên trang cá nhân về công cuộc tìm kiếm cô gái mất tích bí ẩn tại Hà Nội.
Đội cứu hộ 116 do anh Văn làm đội trưởng tập trung cao độ cho công tác tìm kiếm cô gái mất tích hơn 1 tháng qua tại Hà Nội. (Ảnh: Báo Thanh niên)
Tuy nhiên sau 2 ngày tìm kiếm, tung tích H.N vẫn đang là một ẩn số. (Ảnh: FB L.Q.N)
Gắn bó với công việc nhiều hiểm nguy, khó khăn này, anh Văn và đồng đội đã làm việc không phân biệt sáng tối, có khi phải nhịn đói cả ngày, người ướt sũng, điện thoại lúc nào cũng phải kề bên người ngay cả trong lúc ngủ. Có những lần cứu hộ cứu nạn, anh Văn và đồng chỉ mất vài tiếng nhưng cũng có những lần phải mất đến cả tuần. Thậm chí, có thời điểm còn xảy ra 3-4 trường hợp cùng một lúc với vị trí địa lý cách xa nhau.
Anh Văn và đồng đội làm việc không phân biệt sáng tối.(Ảnh: Dân trí)
CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM
Đội cứu hộ dừng tìm kiếm cô gái HN mất tích: Nỗ lực bất thành
2 ngày tìm cô gái mất tích, đội cứu hộ được hỗ trợ đồ ăn, chỗ nghỉ
Chấp nhận làm công việc này cũng đồng nghĩa với việc anh Văn không có nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình. “Thời gian dành cho gia đình tôi không có nhiều và cũng đã nhiều lần tự bản thân tôi cảm thấy quá sức vì quá nhiều việc chồng lên nhau khiến mình chẳng giải quyết nổi. Tôi cũng thường tâm sự, chia sẻ với vợ nhưng chưa bao giờ cô ấy khuyên tôi nên dừng lại. Vì vợ tôi hiểu tính chồng, đã làm bất cứ việc gì là tôi làm tới cùng” – anh Văn tâm sự với Báo Tổ quốc.
Làm công việc này cũng đồng nghĩa với việc anh Văn không có nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình. (Ảnh: Dân trí)
Tuy khó khăn, vất vả là vậy nhưng đội cứu hộ cứu nạn của anh Văn không lấy tiền cứu hộ của bất kỳ ai, kể cả tiền xăng dầu. Anh gắn bó với nghề sông nước là xuất phát từ lòng thương cảm, trong lòng anh luôn đau đáu về những người không may mắn nằm lại dưới mặt nước. Vì thế, tất cả những gì anh và đồng đội làm đều đến từ trái tim. Được biết, thời gian trước, chỉ có một mình anh làm công việc này, phải cho đến gần đây thì đội của anh Văn mới có thêm người xin vào.
Theo đó, anh Văn muốn mua thêm ca-nô để đảm bảo an toàn cho các đồng đội của mình. Nhưng vì kinh phí khá lớn nên anh không có khả năng để chi trả. Vì thế, anh Văn muốn kêu gọi nguồn hỗ trợ để có thể mua thêm ca-nô phục vụ cho công việc.
Đội cứu hộ cứu nạn của anh Văn không lấy tiền cứu hộ của bất kỳ ai, kể cả tiền xăng dầu. (Ảnh: Dân trí)
Hiện tại, anh Văn còn làm cứu hộ cứu nạn đường bộ, giải tỏa những sự cố giao thông đường bộ tại khu vực tỉnh Thái Bình. Trong tương lai, anh Văn muốn khắc phục doanh nghiệp để có thể phát triển các hoạt động kinh doanh như trước. Đối với đội Cứu hộ cứu nạn 116, anh muốn mua thêm các trang thiết bị phục vụ cho công việc tìm kiếm. Đồng thời, anh Văn cũng muốn treo phao cứu nạn trên các thành cầu và mở những lớp dạy bơi miễn phí cho các trẻ nhỏ.
Trong tương lai, anh Văn muốn mua thêm các trang thiết bị phục vụ cho công việc tìm kiếm và mở những lớp dạy bơi miễn phí cho các trẻ nhỏ. (Ảnh: Dân trí)
Bạn có ấn tượng với anh Văn dũng cảm và giàu tấm lòng nhân ái này không? Hãy để lại ý kiến của mình bên dưới phần bình luận để mọi người cùng biết nhé!
Có thể nói, cứu hộ người gặp nạn trên sông nước là một công việc vất vả và không hề dễ dàng. Thế nhưng, anh Văn – đội trưởng đội Cứu hộ cứu nạn 116 lại sẵn sàng từ bỏ công việc giám đốc với mức lương vài chục triệu để tham gia công tác này. Đáng nói hơn, anh còn dùng chính số tiền bản thân tích góp bao năm để lập ra đội Cứu hộ cứu nạn 116, nhiều lần hỗ trợ miễn phí cho bà con gặp chuyện chẳng lành ở Thái Bình và những vùng lân cận. Tinh thần nhiệt huyết và tấm lòng nhân ái của anh Văn cùng đồng đội quả thật đã khiến nhiều người phải nể phục.
Người nhà trung úy hy sinh trong đám cháy quán karaoke không dám tin vào sự thật
Trung úy Đỗ Đức Việt, một trong 3 chiến sĩ PCCC hy sinh tại đám cháy quán karaoke ISIS, được nhận xét là người giàu tình cảm.
Từ nhỏ, chàng trai sinh năm 1998 đã ước mơ trở thành lính cứu hỏa để giúp những người gặp nạn.
Vụ cháy tại quán karaoke ISIS số 231 Quan Hoa (P.Quan Hoa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) chiều 1.8 đã cướp đi sinh mạng của 3 chiến sĩ Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an Q.Cầu Giấy. Họ là trung tá Đặng Anh Quân, Đội trưởng; trung úy Đỗ Đức Việt và binh nhì Nguyễn Đình Phúc. Sau vụ việc, thi thể 3 chiến sĩ được đưa về Bệnh viện 19.8 Bộ Công an.
Trở thành lính cứu hỏa là ước mơ từ nhỏ của trung úy Việt
3 cảnh sát PCCC cứu được 8 người trước lúc hy sinh tại quán karaoke ISIS
Tối 1.8, không khí tang thương bao trùm nhà tang lễ của Bệnh viện 19.8 Bộ Công an. Người thân 3 chiến sĩ đều có mặt tại đây, không ai kìm nổi nước mắt trước sự mất mát này.
Chị Đ.M, em gái trung úy Đỗ Đức Việt, cho hay khi nhận tin sét đánh về người anh trai đã hy sinh, cô rất bàng hoàng và không muốn tin vào sự thật.
"Có khi nào mặt anh ấy bị ám khói đen, nên họ nhận nhầm không anh?", em gái trung úy Việt vừa khóc vừa đặt câu hỏi đến những người bạn của anh trai.
Chị M. nức nở, hồi nhớ lại khoảnh khắc biết tin, vào khoảng 17 giờ cùng ngày. Khi đó, bố trung úy Việt là người nhận cuộc điện thoại định mệnh. Ông rời khỏi nhà nhưng chưa thông báo tới vợ và con gái. Chị M. kể rằng đã cảm thấy rất bất an, trong lòng không yên, một số người quen gọi điện hỏi nhưng chị không dám trả lời.
Tuy nhiên, sự việc sau đó được lan truyền trên báo đài, mạng xã hội. Cô em gái trung úy Việt chỉ biết bật khóc khi đọc những dòng chia buồn của cộng đồng mạng và người thân.
Lực lượng chức năng có mặt khống chế đám cháy. Ảnh NGUYỄN NAM
Tại nhà tang lễ, bạn bè, người quen của trung úy Việt đã đến gửi lời vĩnh biệt tới cậu thanh niên trẻ tuổi dũng cảm, kiên cường, mạnh mẽ. Không ai giấu được nỗi buồn, sự tiếc thương khi người chiến sĩ ra đi khi còn quá trẻ.
Nhận xét về trung úy Việt, mọi người đều chia sẻ chàng thanh niên sinh năm 1998 này giàu tình cảm. Trở thành lính cứu hỏa là ước mơ của Việt từ thuở niên thiếu.
Như Thanh Niên đưa tin, khoảng 13 giờ 15 ngày 1.8, Trung tâm chỉ huy Công an TP.Hà Nội nhận tin báo xảy ra vụ cháy tại quán karaoke ISIS đã điều động 10 xe chữa cháy cùng hơn 60 cán bộ chiến sĩ lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn thuộc Công an Q.Cầu Giấy và các đơn vị lân cận đến hiện trường tổ chức chữa cháy, cứu nạn.
Khoảng 17 giờ chiều 1.8, thi thể 3 chiến sĩ được đưa khỏi hiện trường. Ảnh KIẾN TRẦN
Ngay sau khi tiếp cận hiện trường, 3 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã hướng dẫn, cứu hộ 8 người ra ngoài an toàn, sau đó quay lại để cứu hộ, cứu hỏa. Khi 3 chiến sĩ lên tầng 4 thì cầu thang bị sập, cắt đứt đường vòi chữa cháy, đồng thời trần nhà sập xuống đè vào người khiến cả 3 hy sinh tại chỗ. Trung úy Việt là một người trong số đó.
Theo Công an TP.Hà Nội, quán karaoke ISIS đang dừng hoạt động để sửa chữa thì xảy ra hỏa hoạn từ tầng 6. Công an TP.Hà Nội đang thống kê thiệt hại và làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
TP.Hải Phòng: Kịp thời cứu 5 thuyền viên trên tàu chở đá vôi bị chìm Đồn biên phòng Đoàn Xá (TP.Hải Phòng) đã kịp thời cứu được 5 thuyền viên trên tàu hàng bị chìm ở khu vực cửa sông Văn Úc. Ngày 12.7, thông tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP.Hải Phòng cho biết, Đồn biên phòng Đoàn Xá vừa cứu hộ kịp thời tàu vận tải gặp nạn trên biển. Tàu ND 3525...