Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã bầu xong Hội đồng trường
Chiều nay, 3.4, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã tiến hành bầu Hội đồng trường gồm 17 thành viên. Danh sách các thành viên sẽ được gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để công nhận.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng bầu xong Hội đồng trường gồm 17 thành viên – ẢNH ĐÀO NGỌC THẠCH
Đây là thông tin được ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN), cho biết chiều nay, 3.4.
Theo ông Hiểu, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã triệu tập hội nghị viên chức, giảng viên, người lao động gồm 920 người để bầu Hội đồng trường , trong đó có mặt 842 người (đạt tỷ lệ 91,5%). Dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng, hội nghị đã bầu được 13 thành viên/16 ứng cử viên, gồm: 6 đại diện giảng viên, 1 đại diện viên chức và 1 đại diện nghiên cứu viên, 5 đại diện cộng đồng xã hội. Tất cả đều đạt tín nhiệm trên 50%.
Ngoài 13 thành viên được bầu, sẽ có 4 thành viên đương nhiên được bổ sung vào danh sách thành viên Hội đồng trường để đề nghị TLĐLĐVN công nhận.
Video đang HOT
“Theo Đề án thành lập Hội đồng trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ có 21 thành viên. Trước mắt, tại thời điểm thành lập, Hội đồng trường có 17 thành viên, các thành viên khác sẽ được bổ sung sau. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của nhà trường, TLĐLĐVN sẽ công nhận sớm nhất để nhà trường tiếp tục phát triển; đồng thời đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức, người lao động, đặc biệt là sinh viên”, ông Hiểu khẳng định.
Theo TLĐLĐVN, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lần 3 nên việc xúc tiến thành lập Hội đồng trường bị chậm tiến độ.
Đề án thành lập Hội đồng Trường ĐH Tôn Đức Thắng do tập thể lãnh đạo trường chuẩn bị, được thống nhất trong tập thể lãnh đạo với các thành viên đương nhiên và đại diện của Tổng LĐLĐVN.
Quá trình chuẩn bị, thảo luận, ban hành đề án đều đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Đảng ủy trường sẽ thảo luận, cho ý kiến về nhân sự tham gia hội đồng trường và nhân sự ban chấp hành nhà trường sau khi tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt, theo phân cấp của Đảng về công tác cán bộ.
Trước đó, tại cuộc họp giao ban báo chí ngày 22.2, ông Trần Thanh Hải, Phó chủ tịch thường trực TLĐLĐVN, cho hay theo đề nghị của Thành ủy TP.HCM, TLĐLĐVN đã chuyển toàn bộ hồ sơ sai phạm tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho cơ quan chức năng điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Mọi tổ chức, cá nhân can thiệp, gây khó khăn, chống đối, cản trở việc thành lập Hội đồng trường sẽ bị xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Về việc giải quyết khiếu nại của ông Lê Vinh Danh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Tổng LĐLĐVN, cho biết đã nghiên cứu kỹ đơn khiếu nại hợp lệ của ông Lê Vinh Danh, xem xét lại toàn bộ vụ việc trên tinh thần khách quan, công bằng, đánh giá các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng và quyết định giữ nguyên mức kỷ luật cách chức Hiệu trưởng đối với ông Lê Vinh Danh.
Ngày 22.3, Cục Cảnh sát kinh tế đã có văn bản gửi Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề nghị phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu liên quan. Việc đề nghị này là do Cục Cảnh sát kinh tế đang tiến hành xác minh theo yêu cầu điều tra và phản ánh dấu hiệu vi phạm nguyên tắc quản lý, tiêu cực tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Ngoài ra, Cục Cảnh sát kinh tế cũng đề nghị cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc hạch toán thu chi của Trường ĐH Tôn Đức Thắng (theo nội dung thông báo số 788-TB/UBKTTU ngày 22/7/2020 của Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP.HCM).
Trong một diễn biến khác, Toà án nhân dân TP.HCM đã thụ lý vụ án hành chính số 75/2021/TLST-HC về việc “khiếu kiện hành vi hành chính” theo đơn khởi kiện của ông Lê Vinh Danh. Ông Danh khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết các vấn đề: hành vi hành chính không thụ lý giải quyết khiếu nại lần 2 của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN; buộc Đoàn Chủ tịch LĐLĐVN thụ lý giải quyết khiếu nại lần 2 cho ông Lê Vinh Danh.
Thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 449/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Tiền lương quốc gia. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch Hội đồng.
Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Ba Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng; Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Văn Thịnh.
Các thành viên Hội đồng còn lại, gồm: 4 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 4 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 3 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 1 thành viên từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 2 thành viên từ hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động); 2 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không công tác tại các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên không quá 5 năm.
Hội đồng Tiền lương quốc gia thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động theo quy định tại Điều 49, Điều 50, Điều 53 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, trong đó, Hội đồng Tiền lương quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình hình tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế và các yếu tố liên quan khác làm cơ sở xác định mức lương tối thiểu.
Bên cạnh đó, hằng năm, Hội đồng Tiền lương quốc gia tổ chức thương lượng để khuyến nghị với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ); tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã theo quy định của Bộ luật Lao động.
Đề nghị Chính phủ, Quốc hội khóa XV tập trung nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương Nếu chúng ta cải cách được chính sách tiền lương thì xử lý vấn đề lương được cho cả những người đang làm việc và cả những người nghỉ hưu. Kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: VIẾT CHUNG Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ...