Trường ĐH Thủy Lợi: Ra mắt Hội đồng trường và Ban giám hiệu
Chiều 5/4, tại Hà Nội, Trường ĐH Thủy Lợi tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận Hội đồng trường và Ban giám hiệu nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chúc mừng các thành viên Hội đồng trường Trường ĐH Thủy Lợi.
Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT là Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp. Cùng đại diện Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Trường ĐH Thủy lợi qua các thời kỳ, các Tổng công ty, các công ty, các doanh nghiệp.
Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Trường ĐH Thủy Lợi đang bước vào những năm đầu của chiến lược giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 với nhiều khó khăn và thử thách mới. Mô hình trường ĐH đa ngành, đa lĩnh vực của Trường ĐH Thủy Lợi đã dần được hình thành và phát triển; đội ngũ cán bộ khoa học có học vị tiến sĩ và có học hàm GS, PGS chiếm tỷ lệ khá cao trong số các cơ sở GDĐH của cả nước.
Công tác đào tạo có nhiều đổi mới, kiểm định chất lượng cơ sở GD và các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Việt Nam và mạng lưới đại học Đông Nam Á đạt kết quả khả quan, hoạt động NCKH và phát triển công nghệ đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ cộng đồng.
Video đang HOT
Hội đồng trường Trường ĐH Thủy Lợi gồm 25 thành viên.
Hội đồng trường Trường Đại học Thủy Lợi khóa III nhiệm kỳ 2018-2023 gồm 25 thành viên với cơ cấu thành phần khác nhau. Một số đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ trong nhiệm kỳ vừa rồi, không tái cử, tham gia Hội đồng trường Khoá IV.
Hội đồng Trường ĐH Thủy lợi nhiệm kỳ mới 2020 – 2025 được kiện toàn. GS.TS Nguyễn Quang Kim được tín nhiệm giữ cương vị Chủ tịch trường Trường ĐH Thủy Lợi. Ban Giám hiệu Trường ĐH Thủy lợi nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã ra mắt. GS.TS Trịnh Minh Thụ đảm nhiệnm chức vụ Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng là PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái và GS.TS Nguyễn Trung Việt.
Các lãnh đạo Bộ NN&PTNT trao Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng và tặng hoa cho GS.TS Trịnh Minh Thụ.
Phát biểu tại buổi lễ GS.TS Trịnh Minh Thụ bày tỏ xúc độngvà vinh dự được Bộ NN&PTNT trao quyết định công nhận tiếp tục giữ chức vụ Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. Đây vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi Nhà trường đang phải khẩn trương hoàn thiện tổ chức quản trị để phù hợp với những quy định mới của Luật GDĐH sửa đổi, thực hiện tự chủ ĐH, đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt về uy tín, chất lượng đào tạo trong hệ thống các trường ĐH…
Chủ tịch Hội đồng trường, GS.TS Nguyễn Quang Kim trong phát biểu của mình cũng khẳng định cùng tập thể lãnh đạo nhà trường tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; Giữ ổn định quy mô tuyển sinh các trình độ, đồng thời nâng cao dần chất lượng tuyển sinh đầu vào.
Tiếp tục phát triển mở rộng ngành nghề đào tạo, ưu tiên mở các ngành nghề mà xã hội có nhu cầu lớn và các chương trình chất lượng cao, bên cạnh tăng cường đầu tư cho các ngành truyền thống; Trang bị kiến thức nền tảng vững chắc đồng thời chú trọng phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp cho người học và khả năng thích ứng trong môi trường quốc tế. Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức đào tạo, ứng dụng những công nghệ giáo dục mới, thúc đẩy quá trình tự học qua nghiên cứu, sáng tạo và trải nghiệm.
Vì sao ban giám hiệu ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM chỉ có 1 người?
Hiện, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM chỉ có một quyền hiệu trưởng, không có phó hiệu trưởng.
Theo thông báo của Hội đồng trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, hai phó hiệu trưởng của trường là ông Nguyễn Bá Hoàng và Nguyễn Xuân Phương sẽ kết thúc nhiệm kỳ và thôi làm nhiệm vụ lãnh đạo quản lý từ ngày 1/4.
Trong cùng ngày, Hội đồng trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã ra nghị quyết giao ông Nguyễn Xuân Phương giữ chức quyền hiệu trưởng kể từ ngày 1/4.
Như vậy, hiện tại ban giám hiệu ĐH Giao thông vận tải TP.HCM chỉ có quyền hiệu trưởng mà không có phó hiệu trưởng nào.
ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM. Ảnh: Tạp chí Giao Thông.
Theo giải thích của một cán bộ quản lý của ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, sở dĩ xảy ra tình trạng như hiện nay là bởi quy trình bổ nhiệm lãnh đạo nhà trường trái ngược giữa yêu cầu của Bộ GD&ĐT và Bộ Giao thông Vận tải (cơ quan chủ quản của trường).
Trước đó, ông Phương đã được hội đồng trường giao làm phó hiệu trưởng theo chỉ định của Bộ Giao thông Vận tải để sau đó giao nhiệm vụ phụ trách và cuối cùng là hiệu trưởng. Nhưng Bộ GD&ĐT cho đây là cách làm ngược và không đồng ý chức danh phó hiệu trưởng phụ trách mà yêu cầu phải là là chức danh quyền hiệu trưởng. Nên hội đồng trường phải thôi nhiệm vụ phó hiệu trưởng đối với ông Phương và bổ nhiệm ông làm quyền hiệu trưởng.
Từ đầu năm 2019, PGS.TS Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng nhà trường nghỉ hưu theo chế độ, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM rơi vào tình trạng không có hiệu trưởng.
Tháng 2/2019, PGS Đồng Văn Hướng, phó hiệu trưởng nhà trường, được giao phụ trách trường. Đến ngày 1/4/2020, TS Nguyễn Bá Hoàng - Phó hiệu trưởng - được giao phụ trách trường do PGS Hướng nghỉ hưu theo chế độ. PGS Nguyễn Xuân Phương được bổ nhiệm phó hiệu trưởng trường này vào tháng 3/2019.
Khi giáo viên chống tiêu cực, hiệu trưởng thường có đấu pháp gì? Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng muốn trù dập ai cũng chẳng khó khăn gì. Do, Ban giám hiệu có khá nhiều quyền trong tay còn giáo viên luôn luôn là người bị động. Câu chuyện về cô giáo Nguyễn Thị Tuất trường Tiểu học Sài Sơn B vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận giáo giới cả nước, đúng sai...