Trường ĐH Bách Khoa TPHCM kết luận vụ GS trẻ nhất Việt Nam bị tố gian lận NCKH
Liên quan đến sự việc một số bài báo khoa học của GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam (GS trẻ nhất Việt Nam năm 2014), cán bộ giảng dạy của Trường ĐH Bách Khoa- ĐHQG TPHCM bị tố “gian lận”, ngày 18/3 nhà trường đã đưa ra kết luận.
GS Phan Thanh Sơn Nam thừa nhận sai sót trong một số bài nghiên cứu khoa học
Theo đại diện Trường ĐH Bách khoa TPHCM, ngày 15/3, Hội đồng Khoa học khoa Kỹ thuật Hóa học, lãnh đạo trường đã có buổi họp với GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam về sự việc trên. Tại buổi họp, ông Nam đã có các ý kiến chính thức, đồng thời nhận được nhiều ý kiến góp ý của các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học Khoa kỹ thuật Hóa học.
Theo đó, nội dung cuộc họp kết luận trong một số bài báo khoa học của nhóm nghiên cứu do GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam đứng đầu đã xảy ra tình trang một số dữ liệu (cụ thể là ảnh phổ) của bài báo sau có sự trùng lặp với bài báo trước. Các dữ liệu này đều do chính nhóm nghiên cứu thực hiện trong thời gian dài.
Nhóm nghiên cứu bao gồm nhiều thành viên, đóng các vai trò khác nhau từ tiến hành thực nghiệm, thu thập, sắp xếp dữ liệu và GS. Sơn Nam trong vai trò trưởng nhóm nghiên cứu sẽ kiểm tra lần cuối trước khi công bố. Trong quá trình thực hiện, vẫn còn xảy ra sai sót xảy ra với quy trình này. Đây là sai sót khoa học, cần được chỉnh sửa theo quy trình của các tạp chí.
Trước sai sót đó, biện pháp khắc phục là ngay lập tức, nhóm nghiên cứu đã chủ động liên hệ với Ban biên tập các tạp chí đã xuất bản về sai sót và đã được chấp nhận cho chỉnh sửa. Nhóm nghiên cứu đang tiến hành kiểm tra, thu thập lại dữ liệu để chỉnh sửa các nội dung sớm nhất có thể.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu đang tiến hành rà soát tổng thể các bài báo đã xuất bản của nhóm để đảm bảo chất lượng và tính chính xác của các công bố, khi phát hiện có sai sót thì liên hệ với Ban biên tập các tạp chí để chỉnh sửa theo quy trình của tạp chí.
Nhóm nghiên cứu đã cải tiến, thay đổi kịp thời và phù hợp trong quy trình xây dựng kế hoạch, thực hiện và thẩm duyệt các nội dung nghiên cứu trước khi công bố. Cụ thể tăng cường các tiến sĩ để kiểm tra kỹ hơn và kiểm tra chéo dữ liệu giữa các nhóm nhỏ trong nhóm nghiên cứu.
Thí sinh tìm hiểu Trường ĐH Bách khoa- ĐHQG HCM trong một buổi tư vấn tuyển sinh
Về phía Trường ĐH Bách Khoa, để tránh các sai sót có thể xảy ra với các nhóm, các cá nhân trong nghiên cứu, nhà trường đã đề nghị các nhóm nghiên cứu, các thầy cô giáo trong toàn trường chủ động rà soát các công bố khoa học và quy trình thực hiện và công bố nghiên cứu để tránh tối đa các sai sót có thể xảy ra.
Nếu có sai sót phát hiện, cần nhanh chóng công bố và thực hiện chỉnh sửa sớm nhất có thể theo quy trình của tạp chí. Đẩy mạnh tổ chức các khóa học, môn học, tọa đàm chuyên sâu về Phương pháp nghiên cứu khoa học cho các sinh viên, học viên và các thầy cô giáo để đảm bảo thực hiện tốt các nội dung khoa học đa dạng trong trường.
Trước đó, như Tiền Phong đưa tin, trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có đăng tải bài viết liên quan đến GS Phan Thanh Sơn Nam, trong đó có nội dung tố ông gian lận kết quả nghiên cứu bằng cách tái sử dụng cùng một phổ cộng hưởng từ của cùng một lần đo cho nhiều kết quả khác nhau trong một số bài báo khác nhau không liên quan (xuất bản từ năm 2014-2020).
“Anh là nhà khoa học trẻ nhất được phong chức danh giáo sư tại Việt Nam vào năm 2014 do có nhiều công bố, trong đó có nhiều du hiệu ngụy tạo kết quả trắng trợn… Một trường hợp điển hình là Phan Thanh Sơn Nam đã công bố sử dụng ba loại xúc tác khác nhau có thành phần chung là đồng để tiến hành cùng một phản ứng. Kết quả là trong cả ba bài báo, tác giả cùng sử dụng một bộ phổ” trang này viết.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nam đã lên tiếng thừa nhận sai sót trên trang cá nhân của mình và cho rằng đây là “Kinh nghiệm xương máu khi làm nghiên cứu …”
Theo ông Nam, chuyện bài báo này có hình ảnh hay dữ liệu giống bài báo khác trong chính nhóm của mình, kể cả trong phần SI, là sai. “Với tư cách là trưởng nhóm nghiên cứu, và là người có kiểm tra lần cuối bài báo, mình thành thật xin lỗi cộng đồng vì nhóm mình đã để xảy ra chuyện này. Cá nhân mình thành thật xin lỗi vì không đủ kiến thức và kỹ năng cũng như đã không tổ chức nhóm nghiên cứu thật tốt để ngăn chặn những lỗi nói trên. Cá nhân mình cũng thành thật xin lỗi vì đã không hướng dẫn học trò kỹ hơn nữa. Bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu kinh nghiệm, thì mình cũng cần phải học thêm cách làm việc cho nghiêm túc hơn nữa…”- ông Nam chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Được biết, GS Phan Thanh Sơn Nam hiện là Trưởng khoa Hóa, Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TPHCM. Ông Nam được bổ nhiệm chức danh GS năm 2014 và là giáo sư trẻ nhất Việt Nam (lúc đó 37 tuổi). Ông Nam được tạp chí khoa học Asian Scientist (Singapore) vinh danh là 1 trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2018. Năm 2019, Phan Thanh Sơn Nam là thành viên của Hội đồng khoa học ngành hóa học Việt Nam.
Yêu cầu gì khi sinh viên trở lại trường học tập trung?
Nhiều trường ĐH tại TP.HCM dự kiến cho sinh viên trở lại trường học tập trung vào đầu tháng 3. Các trường có yêu cầu gì với sinh viên, đặc biệt là những người đến từ các vùng có dịch?
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trở lại trường từ ngày 1.3 - ẢNH: HÀ ÁNH
Hôm qua 24.2, sau khi UBND TP.HCM ban hành quyết định cho HS thành phố đi học lại từ ngày 1.3, một số trường ĐH cũng có thông báo tương tự.
Sáng 25.2: không có ca mắc Covid-19, hơn 1.800 bệnh nhân được chữa khỏi
Đeo khẩu trang trong suốt thời gian tại trường
Ngay chiều qua, Trường ĐH Tài chính - Marketing có thông báo tổ chức đào tạo tập trung tại trường đối với học kỳ đầu năm 2021 từ ngày 1.3 theo thời khóa biểu đã công bố. Tương tự, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng có thông báo học tập trung trở lại từ ngày 1.3.
Để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, Trường ĐH Tài chính - Marketing yêu cầu sinh viên (SV) trước và sau khi đến trường, tại nơi cư trú và KTX phải thường xuyên vệ sinh cá nhân (miệng, họng) bằng dung dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao hợp lý, hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã. SV phải đeo khẩu trang bắt buộc trong suốt thời gian tại trường, giữ khoảng cách hợp lý giữa các chỗ ngồi và hạn chế trao đổi riêng trong lớp học.
Đồng thời tăng cường các biện pháp thông khí tại các lớp học như mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt và hạn chế sử dụng điều hòa, thực hiện che mũi, miệng khi ho, hắt hơi. Thường xuyên rửa tay với nước sạch và dung dịch sát khuẩn, đặc biệt trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau giờ nghỉ giải lao, sau giờ đi vệ sinh...
Trường ĐH Kinh tế - Luật dự kiến cho SV trở lại trường học tập trung vào ngày 8.3. Thạc sĩ Nguyễn Hải Trường An, Giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh trường này, cho biết SV đến từ những vùng có dịch được yêu cầu khai báo y tế trước ngày trở lại trường. Vào giữa tuần sau, trường sẽ đề xuất các phương án phù hợp theo điều kiện cụ thể cho các SV này.
Covid-19 dần ổn, học sinh TP.HCM đi học trở lại vào ngày 1.3
Bắt đầu từ ngày 1.3, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng đón người học đến học tập và thi cử. Theo thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin - truyền thông, toàn bộ cán bộ và người học khi đến trường và KTX 135B đều phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch gồm: đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, khoảng cách an toàn, khai báo y tế và kích hoạt lại Bluezone. Những người đến từ các vùng dịch do Bộ Y tế công bố trong vòng 2 tuần phải khai báo y tế và thông báo cho trường.
Một số trường ĐH khác thông báo SV trở lại trường vào các mốc khác nhau trong tháng 3. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM từ ngày 8.3, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dự kiến vào ngày 15.3...
Camera quét thân nhiệt, khai báo y tế từng ngày
Ngày 1.3, SV nhiều trường ĐH bắt đầu quay trở lại trường. KTX ĐH Quốc gia TP.HCM hiện nay có khoảng 37.500 SV ở nội trú. Trong những ngày tới, khi SV nội trú quay lại KTX, nơi này phải lên phương án phòng dịch Covid-19 hết sức chặt chẽ.
Theo ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý KTX ĐH Quốc gia TP.HCM, trước đây dự kiến SV nội trú quay lại KTX chỉ cần khai báo y tế một lần. Tuy nhiên, theo thông báo gần đây của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, Ban quản lý đang tính đến phương án tất cả SV sẽ phải khai báo y tế từng ngày. SV sẽ khai báo y tế online trên mẫu riêng của KTX để Ban quản lý có thể nắm rõ hằng ngày SV có đi đến khu vực phát sinh người nhiễm Covid-19 (nếu có) hay không.
Ông Tuân cũng cho biết hiện nay Ban quản lý đã tiến hành khử khuẩn, dọn dẹp tất cả các khu vực công cộng trong KTX để đón SV quay trở lại. Nước rửa tay cũng đã chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, vì số lượng SV đông, Ban quản lý sẽ mua 2 camera quét thân nhiệt đặt tại 2 cổng vào của KTX.
Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 24.2: Đã có vắc xin nhưng các ổ dịch vẫn nóng
Chuẩn bị sẵn phòng cách ly
Theo thạc sĩ Trần Tấn Phúc, Giám đốc Trung tâm dịch vụ KTX ĐH Bách khoa TP.HCM, tất cả SV quay trở lại KTX đều phải khai báo y tế ngay từ cổng để Ban quản lý nắm rõ các trường hợp có thể phát sinh.
"Việc khai báo y tế này là bắt buộc và Ban quản lý đã thông báo rộng rãi đến tất cả SV nội trú. Vì vậy, những SV lỡ đến những vùng dịch trong thời gian qua có khả năng sẽ xin phép ở nhà để tự cách ly 14 ngày chứ không đến KTX. Tuy nhiên, Ban quản lý vẫn luôn chuẩn bị sẵn phòng cách ly cho các tình huống", thạc sĩ Phúc cho biết.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho hay Ban quản lý KTX đã có thông báo sẽ không tiếp nhận SV trở lại ở nội trú cho đến ngày 28.2. Tất cả SV quay trở lại sau thời gian này sẽ phải khai báo y tế đầy đủ. "Ban quản lý cũng luôn có sẵn phòng cách ly để sử dụng nếu có trường hợp phát sinh", thạc sĩ Sáu cho biết.
Ban quản lý KTX Trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng có thông báo sẽ tiếp nhận SV ở nội trú trở lại từ ngày 27.2. Tuy nhiên, Ban quản lý đề nghị SV thực hiện khai báo trên thiết bị điện thoại cá nhân.
Sinh viên hạn chế đi lại để phòng dịch Covid-19 Theo Ban quản lý các khu ký túc xá, năm nay số lượng sinh viên ở lại ăn tết giảm nhiều, nhưng việc tổ chức một cái tết đầm ấm và an toàn cho sinh viên vẫn được chuẩn bị chu đáo. Sinh viên đón giao thừa ở ký túc xá Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM năm 2020 - NGUYỄN TÍNH Quyết định...