Trường đề xuất đóng tiền xây nhà vệ sinh gần 2 tỷ đồng
Đầu năm học nghe đại diện ban cha mẹ học sinh trường thông tin trường đề xuất đóng góp xây dựng nhà vệ sinh thông minh cho học sinh, nhiều phụ huynh Trường THCS Colette (Q.3, TPHCM) hoảng hốt vì số tiền đầu tư lên tới gần 2 tỷ đồng.
Một phụ huynh của trường tỏ ra băn khoăn vì một trường trong địa bàn quận cũng xây dựng mới nhà vệ sinh thông minh với tổng chi phí đầu tư chỉ hơn 600 triệu đồng. Trong khi Trường THCS Colette dự định xây dựng 3 khu nhà vệ sinh lại dự toán lên tới gần 2 tỷ đồng.
Theo ban giám hiệu Trường THCS Colette, khu nhà vệ sinh của học sinh nam bị xuống cấp trầm trọng.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Kim Giang – Hiệu trưởng trường cho biết tất cả khu nhà vệ sinh của trường đã xây cách đây trên 10 năm với hệ thống nhà cầu ngồi xổm. Toàn trường có 1.950 học sinh, hệ thống nhà vệ sinh như thế thì không thể nào không có mùi. Nhà vệ sinh khu bán trú thì xuống cấp và thấm nước xuống tầng dưới. Điều này khiến nhiều học sinh rất ngại việc đi vệ sinh. Từ thực tiễn đó, thường trực ban đại diện cha mẹ học sinh của trường năm học 2013-2014 đề xuất xây dựng mới và cải tạo toàn bộ nhà vệ sinh của trường.
Video đang HOT
Theo ông Giang, dự kiến trường xây dựng mới khu nhà vệ sinh nam và sửa chữa 5 phòng vệ sinh của nam và nữ. Trong đó, trang thiết bị thay bằng bệ xí ngồi bệt và hệ thống xử lý nước tự động, hiện đại. Từ ý tưởng đó thì trường nhờ phụ huynh làm bản thiết kế, dự toán với giá trên dưới 2 tỷ đồng. Ngày 7/9, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đưa thông tin về chi hội lớp để lấy ý kiến.
“Chúng tôi xác định việc xây dựng dựa trên đóng góp của mạnh thường quân và phụ huynh của nhà trường. Nhiều phụ huynh đồng thuận nhưng trường có khoảng 3.800 phụ huynh thì không phải ai cũng đồng thuận hết. Vì vậy, dự kiến đến ngày 21/9 này, trường tổ chức Đại hội Cha mẹ học sinh, khi đó nếu các ý kiến phụ huynh đồng thuận hết 100% thì trường sẽ làm.
Phụ huynh thống nhất thì chúng tôi mới làm hồ sơ báo cáo xin ý kiến của Phòng giáo dục đào tạo và UBND quận chứ bây giờ mới là dự thảo”, ông Giang cho biết.
Cũng theo ông Giang: “Nếu thực hiện thì số tiền này sẽ huy động từ các mạnh thường quân là chính và sẽ thu không bắt buộc đối với phụ huynh. Chúng tôi sẽ tính toán để thu theo cấp số lùi trong khoảng 2-3 năm. Chẳng hạn với học sinh khối lớp 6, thì thu 300 – 400 triệu đồng/năm; lớp 7 thì thu khoảng 200 triệu đồng /năm; lớp 9 thì có thể 50 triệu đồng/năm”.
Lê Phương
Theo Dantri
Thành phố 10 năm tìm chỗ đổ rác: Vận hành hệ thống 7 lò đốt rác
Ngày 5/9, Cần Thơ đưa vào vận hành thử hệ thống 7 lò đốt rác thải rắn sinh hoạt tại quận Ô Môn. Chi phí lắp đặt 1 lò đốt rác hoàn chỉnh khoảng 2 tỷ đồng.
Trước mắt đã tiến hành đốt thô thử 1 trong 7 lò đốt rác tại đây. Qua đốt thử, lượng rác đốt ra tương đương 375kg rác/h, so với thiết kế là 500kg rác/h.
Theo thông tin từ Ban quản lý dự án TP Cần Thơ, hệ thống lò đốt rác này do Công ty TNHH MTV Đức Minh ở Việt Nam sản xuất.
Lò đốt rác được đưa vào vận hành sáng 5/9 tại quận Ô Môn
Bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho biết, theo thông tin từ nhà thầu, dự kiến cuối tháng 9 này, 7 lò đốt rác sẽ hoạt động đồng bộ bao gồm cả hệ thống đốt thô và dây chuyền, khi đó sẽ giải quyết được trên 100 tấn rác thải/ngày.
"Tuy nhiên mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Cần Thơ mỗi ngày khoảng 300 đến 350 tấn, nếu cộng thêm 3 lò đốt rác thủ công tại địa bàn quận Cái Răng mới chỉ giải quyết được trên dưới 150 tấn rác/ngày, số còn lại vẫn phải chôn lấp tạm tại một số quận huyện. Mặc dù vậy khi hệ thống lò đốt rác tại quận Ô Môn đi vào hoạt động đồng bộ sẽ góp phần lớn vào việc giảm tải được lượng rác thải sinh hoạt mà thời gian qua TP Cần Thơ đang gặp phải và giảm được áp lực chôn rác" - bà Ánh nói.
Như Dân trí đã thông tin, năm 2004, khi tỉnh Cần Thơ chia tách thành TP Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang, toàn bộ rác nội ô TP Cần Thơ đều được đổ tại bãi rác Tân Long (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang). Đến năm 2014, bãi rác Tân Long đầy, buộc phải đóng cửa, toàn bộ rác của TP Cần Thơ mỗi ngày hàng trăm tấn bị dồn ứ chỉ tìm cách đi đổ "ké" hết nơi nay đến nơi khác. Đầu năm 2014, người dân quận Ô Môn (TP Cần Thơ) phản ứng quyết liệt, chặn đầu xe không cho xe rác vào đổ.
Khi không còn chổ đổ rác, TP Cần Thơ lại tìm cách đổ rác "ké" ở nơi khác. Ban đầu hợp đồng với một công ty chở qua bãi rác Hòa Phú (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đổ tạm. Được vài bữa lại gặp cảnh dân Vĩnh Long chặn đầu xe. Công ty công trình đô thị TP Cần Thơ phải chạy khắp nơi tìm chỗ đổ rác với khối lượng hàng trăm tấn mỗi ngày, chờ bãi rác ở huyện Cờ Đỏ và bãi rác ở quận Ô Môn xây dựng xong. Vì vậy việc hệ thống lò đốt rác tại quận Ô Môn đi vào hoạt động được chính quyền TP Cần Thơ và người dân nơi đây quan tâm hơn bao giờ hết...
Phạm Tâm
Theo Dantri
Hàng chục học sinh bị đâm vật nhọn vào người, phụ huynh lo lắng Gần đây, nhiều học sinh Trường THCS Xuân Thiên (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị vật nhọn đâm vào người khiến các em và phụ huynh hết sức lo lắng. Đặc biệt là khi có một học sinh nhiễm HIV cũng nằm trong nhóm bị đâm vật nhọn vào người. Theo phản ánh của nhiều phụ huynh học sinh Trường THCS Xuân Thiên,...