Trường dân tộc nội trú 3 lần nhận Huân chương Lao động
Trường THPT Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh Thanh Hóa là ngôi trường THPT DTNT đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt chuẩn quốc gia và đã 3 lần được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động.
Học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa vui tươi trong ngày đầu tuần.
Tỷ lệ đậu đại học nguyện vọng 1 gần 92%
Với phương châm “Toàn diện – Chất lượng – Đổi mới – Bản sắc”, Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những ngôi trường có tỷ lệ học sinh (HS) đậu vào các trường đại học rất cao .
Không khí năm học mới 2021 – 2022 tại trường tràn ngập niềm vui, phấn khởi. Năm nay, trường đón thêm 180 em vào lớp 10, trong tổng số 540 HS.
Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1970, với tiền thân là Trường Thanh niên dân tộc miền núi Thanh Hóa.
Đây là ngôi trường THPTDTNT đầu tiên của cả nước được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2002, nhờ thỏa mãn nhiều tiêu chí về tổ chức nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (GV). Cùng với đó là chất lượng giáo dục, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị và công tác xã hội giáo dục.
Với việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa là một trong những trường có số lượng HS đỗ vào các trường đại học, chiếm tỷ lệ rất cao.
Đơn cử như năm học 2020 – 2021, theo số liệu được trường cung cấp, tỷ lệ HS đậu tốt nghiệp trên 99%. Nhiều HS đạt điểm xét tuyển vào đại học đạt từ 24 điểm trở lên, và 25 em đạt từ 27 điểm trở lên.
Học sinh nữ của trường rạng rỡ trong trang phục dân tộc. Đây cũng là nét đẹp của ngôi trường có lịch sử hơn 50 năm này.
Đáng chú ý, điểm trung bình xét tuyển đại học năm học vừa qua của trường đạt 24,08 điểm (không tính điểm ưu tiên). Đặc biệt, tỷ lệ HS đỗ nguyện vọng 1 (NV1) vào các trường đại học đạt 91,6%.
Trong đó, có 2 thủ khoa trường, cùng với đó là nhiều HS đỗ vào các trường tốp đầu. Thành tích này đã giúp Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa xếp thứ 5 trong số các trường THPT của tỉnh.
Video đang HOT
Hiện nay, số lượng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh của trường chiếm tỷ lệ gần 50%. Trong đó, có 1 giáo viên giỏi quốc gia, 3 nhà giáo được phong tặng Nhà giáo Ưu tú, 2 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Ngoài ra, trường cũng có nhiều giáo viên đứng lớp trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Bà Bùi Thị Kiều Oanh – Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trong giai đoạn sắp tới, nhà trường sẽ tiếp tục duy trì chất lượng giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Nhà trường sẽ phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HS đỗ tốt nghiệp và nâng cao hơn nữa tỷ lệ HS đậu NV1 vào các trường đại học trên cả nước”.
30 năm tâm huyết với nghề, thầy Hoàng Ngọc Kiên (giáo viên dạy môn Ngữ văn, Trường THPT DTNT Thanh Hóa), chia sẻ: “Đặc thù của Trường THPT DTNT không như các trường THPT khác, đó là các em phải sống nội trú. Vì vậy, không chỉ dạy văn hóa, giáo viên còn phải tư vấn giúp các em về cách sống, xử lý các mối quan hệ xung quanh”.
Bên cạnh đó, theo thầy Kiên, GV của trường còn cần phải tìm phương pháp phù hợp để bù đắp “lỗ hổng” kiến thức cho HS sau thời gian nghỉ hè.
Học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa được học tập trong môi trường văn minh, sạch đẹp.
Ngoài ra, do chất lượng tuyển sinh đầu vào không đồng đều. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải đa dạng phương pháp giảng dạy, để vừa có thể bồi dưỡng HS có lực học khá, nhưng vẫn phải đảm bảo cho những em học yếu có thể tiếp thu được kiến thức.
“Với phương pháp giảng dạy đa dạng và phù hợp cùng sự nỗ lực của HS, những năm gần đây, chất lượng HS ngày càng tốt. Nhiều em đỗ vào các trường đại học tốp đầu. Trong tương lai, chúng tôi cũng mong muốn phát triển thành một trường chất lượng cao của khu vực miền núi”, thầy Kiên chia sẻ.
Đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh
Theo Phó Hiệu trưởng Bùi Thị Kiều Oanh, bên cạnh chú trọng chất lượng đào tạo, Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa cũng đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống cho HS. Kế hoạch được nhà trường xây dựng và triển khai hàng năm đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực.
“Đầu tiên là ý thức, tinh thần của HS được nâng cao qua việc xây dựng nét đẹp văn hóa học đường, giữ gìn bản sắc dân tộc. Bảo vệ môi trường, phát triển các hoạt động từ thiện. Đặc biệt, tỷ lệ HS vi phạm nội quy, quy chế ngày một giảm và không xảy ra các vấn đề gây bức xúc trong trường”, bà Oanh cho hay.
Học sinh trong khu ký túc xá của nhà trường.
Với vai trò là Bí thư Đoàn trường, thầy Vũ Phạm Ngọc Tân, cho biết, nhiều năm nay Đoàn trường đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động góp phần nâng cao đạo đức, lối sống cho HS.
Chẳng hạn như, chuyên đề Tuổi trẻ Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa học tập và làm theo Tư tưởng, Đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức cuộc thi trực tuyến về chủ đề tuổi trẻ trường THPT DTNT Thanh Hóa tự hào tiến bước dưới cờ Đảng,…
“Các hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho HS, giúp các em sống có lý tưởng và tránh xa bạo lực học đường. Nhiều đoàn viên được kết nạp Đảng ngay khi còn ở trên ghế nhà trường…”, thầy Tân nói.
Ngoài hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi giáo dục về kỹ năng sống, giá trị sống, giáo dục văn hóa gắn với giáo dục hướng nghiệp,…
Hơn 50 hình thành và phát triển, Trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa với phương châm “Toàn diện – Chất lượng – Đổi mới – Bản sắc” đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Không chỉ là Trường THPT DTNT đầu tiên được công nhân đạt chuẩn quốc gia, trường còn vinh dự 3 lần được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (1999), hạng Nhì (2006) và hạng Nhất (2010). Ngoài ra, trường còn vinh dự được nhận Bằng khen, Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Nhiều cựu học sinh của trường hiện đang đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan, đơn vị tổ chức. Ngoài ra, còn nhiều cựu học sinh là doanh nhân thành đạt.
Để hiện thực hóa phát triển nguồn nhân lực là đột phá chiến lược
Bên cạnh duy trì thật tốt giáo dục đại trà, phổ cập giáo dục toàn dân... thì giáo dục mũi nhọn, đào tạo chất lượng cao cũng phải song hành.
Xác định phát triển nguồn nhân lực là một đột phá chiến lược là quyết định sáng suốt, đầy trí tuệ của Đại hội XIII.
Ảnh minh họa/internet
Cơ sở tạo bước chuyển mạnh mẽ chất lượng giáo dục
Chia sẻ của ông Nguyễn Văn Định - Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp - từ Nghị quyết Đại hội XIII, có thể thấy Đảng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt... trên cơ sở tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng GD-ĐT, gắn với tuyển dụng, đãi ngộ nhân tài.
"Chiếu Lập học (năm 1788) đã viết: "Dựng nước lấy dạy học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc". Có thể khẳng định rằng, Đại hội XIII đã giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo trách nhiệm rất nặng nề nhưng hết sức vẻ vang.
Lần đầu tiên, một loạt các yêu cầu cao, yêu cầu nghiêm túc về việc phát triển nguồn nhân lực được đặt ra mạnh mẽ như thế. Không chỉ duy trì nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực mà còn tập trung thật mạnh cho nguồn lực chất lượng cao, trong đó chú trọng nhân lực lãnh đạo, quản lý và nhân sự cho các lĩnh vực then chốt." - ông Nguyễn Văn Định nhận định.
Tâm đắc khi Đảng nhấn mạnh, coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lãnh đạo, quản lý, theo ông Nguyễn Văn Định, đây sẽ là lực lượng tinh hoa để dẫn dắt xã hội, quyết định sự phát triển đột phá cho đất nước trong tương lai. Nhưng không phải ai cũng có thể làm lãnh đạo và không phải ai cũng trở thành quản lý giỏi. Đó phải là quá trình lựa chọn, sàng lọc, đào tạo, bồi dưỡng... công phu.
Trách nhiệm này trước hết thuộc về ngành Giáo dục và Đào tạo. Vì thế, Giáo dục và Đào tạo cần không ngừng giúp Đảng ta phát hiện, đào tạo, nuôi dưỡng các thế hệ tuổi trẻ đủ đức đủ tài, để từng bước tham gia vào các lĩnh vực. Bên cạnh duy trì thật tốt giáo dục đại trà, phổ cập giáo dục toàn dân... thì giáo dục mũi nhọn, đào tạo chất lượng cao cũng phải song hành.
"Coi trọng hiền tài, có chiến lược đặc biệt để phát hiện đúng, bồi dưỡng phù hợp, phát huy tốt năng lực người tài... luôn là trách nhiệm quan trọng của các thế hệ lãnh đạo; trong đó, ngành Giáo dục và Đào tạo luôn giữ vai trò then chốt. Nhân dân luôn tin tưởng và kỳ vọng Đảng ta không ngừng đào tạo nhiều thế hệ cán bộ giỏi về lý luận, giàu thực tiễn, có đạo đức, nhiều tâm huyết, hết lòng vì nước vì dân, suốt đời phấn đấu vì sự lớn mạnh, hùng cường của đất nước." - ông Nguyễn Văn Định nhấn mạnh.
Ảnh minh họa.
Cần đầu tư cho giáo dục đúng với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu
Chuyên gia Nguyễn Văn Cường, ĐH Potsdam (CHLB Đức) cho rằng: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là những văn bản định hướng đặc biệt quan trọng cho việc phát triển đất nước trong giai đoạn tiếp theo, bao gồm giáo dục và đào tạo.
Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII đưa ra định hướng cho mục tiêu phát triển giáo dục là tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.... Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2015 đã xác định các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực găn vơi đây manh đôi mới sang tao, ưng dung va phat triên manh me khoa học, công nghệ.
Nghị quyết Đại hội XIII xác định một trong các khâu đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ đại hội XIII là: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài...
Nhận định của ông Nguyễn Văn Cường, xác định phát triển nguồn nhân lực là một đột phá chiến lược là quyết định sáng suốt, đầy trí tuệ của Đại hội XIII. Chất lượng nguồn lực con người ngày càng mang tính quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế ngày nay.
Khẳng định giáo dục có vai trò quyết định trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực quốc gia, để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội và những định hướng từ văn kiện Đại hội XIII, từ góc độ khoa học giáo dục, theo ông Nguyễn Văn Cường, cần chú ý một số yếu tố sau đây:
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cần dựa trên nền tảng nâng cao chất lượng đồng bộ từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Giáo dục là khoa học và thực tiễn. Tăng cường chất lượng giáo dục cần dựa trên nền tảng kiến thức khoa học hiện đại, gắn tri thức với thực tiễn cuộc sống, đồng thời cần đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục, tăng cường tính tự chủ nhằm đáp ứng những đòi hỏi của đổi mới giáo dục ở các cơ sở giáo dục.
Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông trong giai đoạn 5 năm tới là tiếp tục triển khai và bảo đảm chất lượng việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực trên nền tảng của giáo dục toàn diện. Đội ngũ giáo viên cần được trang bị năng lực phát triển chương trình giáo dục của nhà trường, có khả năng lựa chọn và tinh giản nội dung dạy học, không phụ thuộc vào một cuốn sách giáo khoa duy nhất.
Mô hình nhà trường phổ thông cần thay đổi mang tính đột phá để phù hợp với yêu cầu giáo dục trong bối cảnh mới. Nhà trường cần chuẩn bị cho học sinh vào cuộc sống tương lai luôn thay đổi. Những đặc điểm cơ bản của trường học của tương lai là: chuyển đổi số, phát triển phẩm chất và năng lực của công dân thế kỷ 21, học sinh học tập tích cực và tự chủ, giáo viên là người điều phối, không gian học tập linh hoạt, lãnh đạo nhà trường và giáo viên có năng lực đổi mới.
Hệ thống trường tư thục cần được khuyến khích phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng, tăng cường xã hội hóa giáo dục. Mặt khác hệ thống trường công vẫn cần giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn dân, toàn diện, công bằng cơ hội và mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội.
"Để hiện thực hóa việc phát triển nguồn nhân lực là một đột phá chiến lược thì cũng cần có đầu tư cho giáo dục đúng với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển nguồn nhân lực cần được hỗ trợ bởi chính sách tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý theo hướng trọng dụng nhân tài, khuyến khích và tạo cơ hội học tập suốt đời." - ông Nguyễn Văn Cường nhấn mạnh.
Can Lộc kêu gọi được 420 triệu đồng hỗ trợ 4 học sinh khó khăn vào đại học 4 học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Can Lộc (Hà Tĩnh) có điểm xét tuyển vào đại học trên 24 đã được các doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ học tập suốt 4 năm đại học. Lãnh đạo Hội Khuyến học - Cựu giáo chức Can Lộc trao số tền hỗ trợ cho em Bùi Thị Thương. Qua sự kết nối...