Trường đại học tổ chức cho hàng trăm thí sinh thi chui tại Hà Nội giữa dịch
Trước cổng trường đại học Kinh Bắc, 2 chiếc ô tô án ngữ chắn gần hết lối đi vào, nhìn từ ngoài đường thì không thể biết được bên trong đang diễn ra một kỳ thi với hàng trăm thí sinh…
Thí sinh khai báo y tế qua bản giấy và làm thủ tục dự thi.
Nhu cầu thi chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ vẫn rất lớn
Thông tư số 02/2021 của Bộ Nội vụ có hiệu lực từ ngày 1.8 đã chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức hành chính. Tuy vậy, trên thực tế, nhu cầu về 2 loại chứng chỉ này đối với công chức, viên chức thuộc các ngành nghề khác vẫn vô cùng lớn.
Nhu cầu lớn, lại bị “nén” sau khoảng thời gian dài bởi dịch nên ngay từ đầu tháng 10, khi dịch vừa có dấu hiệu hạ nhiệt, “cò” chứng chỉ, các trung tâm, công ty giáo dục có liên kết với các trường đại học đã trở lại hoạt động sôi nổi, khởi động tuyển sinh cho kỳ thi cấp chứng chỉ tại một số trường. Đại học Kinh Bắc (phố Phúc Sơn, phường Vũ Ninh, TP.Bắc Ninh) là đơn vị nhập cuộc sớm.
Văn phòng đại diện của Đại học Kinh Bắc ở Hà Nội.
Văn phòng đại diện của trường này tại Hà Nội (số 110B Ngọc Hà, Ba Đình) vừa tổ chức liền 2 kỳ thi lấy chứng chỉ tin học vào ngày 3.10 và 10.10 cho gần 550 thí sinh tự do, có cả thí sinh ngoại tỉnh, thời điểm khi Hà Nội vẫn chưa có bất cứ thông báo, kế hoạch nào về việc cho phép các hoạt động này trở lại.
Thi chui giữa dịch
Ngày 10.10, bất chấp cơn mưa nặng hạt, khoảng 270 thí sinh đổ về văn phòng của đại học Kinh Bắc tại Hà Nội để tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ tin học. Đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ là Trung tâm Ngoại ngữ tin học của đại học Kinh Bắc.
Cuộc thi diễn ra khá âm thầm, không được thông báo trên các kênh truyền thông của nhà trường. Việc tuyển thí sinh được các “cò” đăng tải trong một số nhóm mạng xã hội dành cho những người cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để phục vụ hoàn thiện hồ sơ công việc.
Trước ngày thi, thí sinh cũng được nhắc nhở trước: “Khi tới trường, anh chị học viên phải biết tự ý phi xe vào một trong hai cổng của bảo tàng ở phía đối diện để gửi xe không cần phải để nhắc, rồi đi bộ sang đường để vào làm thủ tục thi”.
Thí sinh tập trung trước khi vào phòng thi.
270 thí sinh được chia làm 15 phòng thi với các múi giờ thi kéo dài từ 7h30 đến 14h15. Các thí sinh chỉ được phép tới trước 20 phút để làm thủ tục vào phòng thi. Ai tới sớm quá hoặc tới muộn quá sẽ không được dự thi.
Video đang HOT
14h ngày 10.10, theo ghi nhận, có khoảng 50 thí sinh tập trung tại tầng 1 của văn phòng Đại học Kinh Bắc chuẩn bị cho ca thi cuối. Bên ngoài cửa, 2 chiếc ô tô đỗ kín lối đi vào nên người đi đường không thể thấy các hoạt động diễn ra bên trong.
Thí sinh được hướng dẫn lên tầng 2 – một căn phòng khá chật chội để làm thủ tục đăng ký dự thi và khai báo y tế. Theo quan sát, trường không cử nhân viên đo thân nhiệt và hướng dẫn thí sinh quét mã QR code theo quy định. Tất cả thí sinh đều khai tờ khai y tế bản giấy trong khi có những thí sinh ngoại tỉnh đến thi. Một số thí sinh tâm sự cũng lo lắng khi đi thi trong hoàn cảnh dịch bệnh như này nhưng cho biết thêm “không còn cách nào khác vì đang rất cần kíp có chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ công việc”.
Hoàn thành bài thi sau 45 phút khá dễ dàng, các thí sinh được hẹn sau 1 tuần có kết quả thì sẽ được nhận chứng chỉ. Để thí sinh thêm yên tâm, các “cò” chứng chỉ cũng cho biết “đề dễ, hầu hết sẽ đỗ, nếu không qua được cũng sẽ được thi lại miễn phí hoàn toàn”.
Chứng chỉ tin học do trường đại học Kinh Bắc cấp.
Được biết, trường Đại học Kinh Bắc là cơ sở giáo dục đại học tư thục, được thành lập năm 2011, do ông Đoàn Xuân Tiếp – Tổng Giám đốc Tập đoàn Kinh tế Chân Thiện Mỹ sáng lập, đầu tư xây dựng. Tháng 8.2018, trường này đã nằm trong danh sách 4 trường đại học phải dừng cấp chứng chỉ tin học, theo thông báo của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cuối năm 2019, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Trường Đại học Kinh Bắc và các tỉnh.
Kết quả điều tra xác định, bà Nguyễn Thị Minh Châu, phó hiệu trưởng Đại học Kinh Bắc đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hệ văn bằng 2 chính quy không đúng quy định, nhằm thu lợi bất chính.
Ma trận chiêu sinh chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, giáo viên chạy đâu cho thoát
"Chứng chỉ thay thế" sẽ là chứng chỉ chứng nhận bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp"...
Giáo viên bị vây giữa cả rừng thông báo
Học 4 năm đại học mà vẫn phải cần một tờ giấy chứng nhận gọi là chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Nực cười hơn, nhiều giáo viên đi dạy đã vài chục năm nhưng vẫn đang lo nơm nớp nếu không có được cái chứng nhận ấy sẽ bị tụt hạng, xuống lương.
Các trường học liên tục nhận được thông báo mở lớp chiêu sinh học chứng chỉ Chức danh nghề nghiệp từ cấp trên gửi về (Ảnh tác giả)
Lo lắng, hoang mang càng mất phương hướng khi sở, phòng, hiệu trưởng liên tục gửi các thông báo về tầm quan trọng của cái chứng chỉ ấy và thời gian chiêu sinh lớp học. Bên cạnh đó, có những trường hiệu trưởng còn đe: "Ai không đi học sẽ xuống hạng, giảm lương".
Tin nhắn của một lãnh đạo trường học cho giáo viên (Ảnh tác giả).
Thế là, nhiều thầy cô giáo đã tặc lưỡi rủ nhau nộp tiền đăng ký đi học mang theo bao nỗi ấm ức khôn nguôi.
Sự nôn nóng của các sở, phòng nhiều giáo viên mất tiền học chứng chỉ oan
Không chỉ một địa phương mà khá nhiều nơi trong cả nước, sở, phòng giáo dục rất nôn nóng, nhiệt tình trong việc thông báo chiêu sinh các lớp học chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đặc biệt là chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Giáo viên bị vây giữa rừng thông báo (Ảnh tác giả)
Mặc dù trong các công văn không có câu chữ nào bắt buộc, có thông báo còn ghi là tự nguyện nhưng với việc giáo viên liên tục nhận được những yêu cầu chiêu sinh như thế sao không khỏi lo âu?
Ngoài những thông báo mở lớp, có những hiệu trưởng còn nói trong cuộc họp, nhắn tin về việc thăng hạng, trụ hạng, về việc không đủ chứng chỉ theo quy định sẽ ảnh hưởng đến việc hưởng lương, nâng lương...
Giáo viên thiếu thông tin về việc thăng hạng, giữ hạng, về những chủ trương của Bộ Giáo dục, cộng với luôn bị vây hãm bởi những thông báo nhiệt tình đi học chứng chỉ như vậy từ cơ quan chuyên môn, từ cấp trên của mình, hỏi sao không thấy hoang mang để ùn ùn kéo nhau đi đăng ký học.
Để rồi khi có tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ sửa đổi Nghị định số 101 về việc thay đổi chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để khỏi làm khổ giáo viên, nhiều đồng nghiệp của chúng tôi chỉ còn biết thở dài tiếc nuối.
Đề nghị của Bộ Giáo dục gửi Bộ Nội vụ có nội dung mà nhiều thầy cô giáo đang rất hy vọng:
"Đối với viên chức ngành Giáo dục, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được thay thế bằng các chứng chỉ bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (trong trường hợp không thể thay thế tất cả thì chỉ yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp).
"Chứng chỉ thay thế" sẽ là chứng chỉ chứng nhận bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp' ông Đặng Văn Bình Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trả lời phóng viên Giáo dục Việt Nam.[1]
Nhiều giáo viên lỡ nộp tiền đi học chứng chỉ khó đòi lại
Cô giáo N. giáo viên thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Phan Thiết cho biết: "Nhận được công văn thông báo của phòng giáo dục về việc mở lớp học lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên tụi em khá lo nên đăng ký đi học.
Tin nhắn của một giáo viên khi trót nộp tiền học chứng chỉ xin rút lại nhưng không được (Ảnh tác giả)
Sau khi đọc một số bài viết trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam và biết được Bộ Giáo dục vẫn đang đề nghị được thay chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nên tụi em không muốn đi học nữa và chờ đợi xem sao?
Thế nhưng tiền nộp vào thì dễ còn xin rút lại quá khó. Người ta nói hồ sơ đã chuyển ra Đà Nẵng hết rồi. Cho tụi em số điện thoại liên lạc nhưng gọi hoài chỉ nghe tiếng ồ í e".
Nói rồi cô N. cho biết khá nhiều giáo viên trong tình cảnh của mình. Một số giáo viên khác lại hồ hởi vì thấy may chưa đăng ký kẻo lại mất tiền oan.
Học kiểu gì mà chỉ 1 buổi là có ngay chứng chỉ?
Chúng tôi nhận được lời mời chào học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trực tuyến của cán bộ chiêu sinh ở một trường đại học tận ngoài Hải Phòng.
Người này cho biết: "Giáo viên chỉ cần gửi hồ sơ, kinh phí là được cấp mã để học".
Khi nghe chúng tôi nói không có thời gian tham dự lớp học thì người này cho biết: "Trong lịch học ghi là 4-5 buổi nhưng chỉ cần có mặt một buổi là gửi bài thu hoạch (bên em sẽ in và nộp dùm cho các thầy cô) là có ngay chứng chỉ.
Một đồng nghiệp của chúng tôi đã tham dự lớp học lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cho biết: "Học cái gì đâu, giáo viên đến lớp học thưa thớt, giảng viên giới thiệu nội dung sẽ học và cho địa chỉ để giáo viên học trên online.
Phần học ở lớp, giảng viên đọc chép một số nội dung, hết buổi ra về cho câu hỏi để làm bài thu hoạch. Do có google hỗ trợ nên ai cũng hoàn thành bài viết của mình dù thế cũng chẳng ai quan tâm rằng trả lời như thế là đúng hay sai. Hết khóa học, ai cũng nhận được chứng chỉ theo quy định".
Rõ ràng, một thực trạng đang diễn ra việc bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hiện không có chất lượng. Điều được là làm giàu cho một số trường đại học đang liên kết với các cơ sở giáo dục và điều mất lại lớn hơn rất nhiều.
Giáo viên không chỉ mất tiền đi học (từ 2.5 triệu đến 3.5 triệu đồng) mà điều mất lớn hơn chính là trực tiếp tiếp tay cho sự gian dối (điều mà giáo viên phải cương quyết nói không).
Trong lúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang chủ trương thay thế hình thức học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cho nhà giáo để trách việc mất tiền oan thì các địa phương cũng nên dừng việc liên tục ra thông báo chiêu sinh lớp học để tránh cho nhà giáo khỏi hoang mang, lo lắng.
Khao khát lúc này của nhiều thầy cô giáo chính là Bộ Nội vụ chấp nhận đề nghị của Bộ Giáo dục, chuyển đổi việc học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mất học phí thành học miễn phí bằng cách cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu và viết bài thu hoạch như hình thức học bồi dưỡng thường xuyên hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-giao-duc-de-xuat-thay-chung-chi-chuc-danh-nghe-nghiep-bang-chung-chi-gi-post211251.gd
Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: 'Tôi mong đời sống người thầy được cải thiện' "Tiếng nói của người thầy, sự tôn trọng, đánh giá, ghi nhận với người thầy cần được nâng lên xứng với nghề và đáng với những gì họ phải được hưởng", tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ với Tuổi Trẻ Online. Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Ảnh:...