Trường đại học “như quán phở”?

Theo dõi VGT trên

Ông chủ quán phở chỉ có một mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận và để có lợi nhuận đó, ông ta phải nấu cho ngon, phục vụ cho tử tế. Trường ĐH vì lợi nhuận về bản chất là một doanh nghiệp và mục tiêu của nó cũng không khác.

Trong Đối thoại giáo dục tổ chức tại TPHCM mới đây, một diễn giả đã phát biểu nôm na là trường ĐH cũng như một quán phở, nấu ăn ngon thì người ta sẽ đến. Liệu chúng ta có quá nhấn mạnh đến tính chất dịch vụ của giáo dục ĐH mà bỏ quên sứ mạng xã hội của nó?

Nơi có thể bán và mua

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta đang chứng kiến 2 luồng ý kiến trái ngược: Một bên cổ vũ cho tính chất phi lợi nhuận của giáo dục ĐH, một bên chứng minh rằng đào tạo ĐH cũng là một dịch vụ. Cả 2 phía đều đang đi đến những quan niệm và nhận định cực đoan.

Trường đại học như quán phở? - Hình 1

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường ĐH trước kỳ thi ĐH, CĐ năm 2014. (Ảnh: Tấn Thạnh)

Trường phái phi lợi nhuận cho rằng giáo dục không phải là chỗ để kinh doanh, đầu tư vào giáo dục chỉ nên để lấy danh chứ không phải lấy tiền, tiêu biểu là ý kiến của GS Trần Văn Thọ (Báo Tuổi Trẻ ngày 12-8). Trường phái vì lợi nhuận thì cho rằng trường ĐH cũng như quán phở, miễn sao bán đúng giá, cung cấp món hàng có chất lượng thì chính là kinh doanh hợp đạo đức và đóng góp cho xã hội, tiêu biểu là nhận định của một diễn giả đã nêu ở trên.

Câu trả lời cho trường phái nào là đúng hay sai, đúng đến mức độ nào hay sai ở chỗ nào nằm trong vấn đề bản chất cốt lõi của trường ĐH là gì. Nếu tuyệt đối hóa sứ mạng xã hội và tính chất lợi ích công của giáo dục ĐH, chúng ta sẽ thấy trường phái phi lợi nhuận là đúng. Trong khi đó, nếu tuyệt đối hóa bản chất dịch vụ của đào tạo ĐH, chúng ta sẽ thấy trường phái vì lợi nhuận là đúng.

“Phi lợi nhuận” là một quan niệm truyền thống mà không mấy ai đặt dấu hỏi. Đã bao thê ky nay, trường ĐH được xem là nơi bảo toàn những giá trị tinh thần của xã hội và truyền lại qua nhiều thế hệ, là nơi kiến tạo tri thức mới và đào tạo nhân tài. Kinh tế tri thức và đại chúng hóa giáo dục ĐH đã khiến trường ĐH không còn là thánh đường tri thức tôn nghiêm mà biến thành một cái siêu thị – nơi người học chọn môn mình muốn, trả tiền cho từng môn không khác gì những món hàng. Tuy vậy, vẫn có nhiều người dị ứng với việc xem nhà trường như một cái chợ, nơi mọi thứ đều có thể bán và mua.

Trường ĐH và quán phở có gì khác?

Video đang HOT

Vậy trường ĐH và cac doanh nghiêp có gì khác nhau? Nếu như doanh nghiêp chỉ cần “giải trình trách nhiệm” với khách hàng về chất lượng dich vu hay san phâm ho đa mua và bảo đảm rằng san phâm hay dich vu ây co chất lượng xứng đáng với giá tiền mà họ đã trả, thi trách nhiệm giải trình của trường ĐH phức tạp hơn rất nhiều.

Trước hết, trường ĐH có trách nhiệm giải trình với sinh viên về chất lượng giáo dục nhà trường đã mang lại. Đồng thời, phải giải trình trước xã hội về kết quả đào tạo của mình, giải trình trước các tổ chức kiểm định chất lượng, các hiệp hội chuyên môn hay trước cơ quan quản lý nhà nước về quy trình hoạt động của mình. Điều đó cũng tương tự ông chủ quán phở phải giải trình trách nhiệm trước khách hàng, trước các cơ quan kiểm dịch, thuế, an toàn thực phẩm.

Hơn nữa, trường ĐH không những có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội mà còn phải có trách nhiệm trước những tiêu chuẩn khoa học và đạo đức của chính mình. Sinh viên có thể muốn học thật ít, với chi phí thật thấp, ra trường thật nhanh, lấy tấm bằng một cách thật dễ dàng. Những tiêu chuẩn khoa học và đạo đức của nhà trường không cho phép họ chiều theo mong muốn ấy của “khách hàng”.

Trường ĐH còn phải bảo toàn những giá trị tinh thần kế thừa từ những thế hệ trước và trao lại cho thế hệ sau. Nó không được phép để cho sự thật lịch sử trong quá khứ bị chôn vùi. Nó phải hành động không chỉ vì lợi ích của hôm nay mà còn vì lợi ích của ngày mai. Đó là điều khiến trường ĐH không thể bị đối xử như một doanh nghiệp. Bởi lẽ, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm với khách hàng hiện tại của mình, hay rộng hơn là xã hội hiên tai mà mình là một bộ phận làm nên nó.

Sản phẩm của quán phở chỉ có tác dụng với khách hàng của quán ấy. Trong khi đó, sản phẩm của trường ĐH – con người mà nó đào tạo, kết quả nghiên cứu mà nó thực hiện – không chỉ tác động đến những người đã học ở trường ấy mà còn tác động đến toàn xã hội. Nếu ngươi hoc được đào tạo với một tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo, với sự hiểu biết sâu sắc về xã hội và con người, với những kiến thức chuyên môn vững chắc, họ sẽ đem những điều ấy vào nơi làm việc và làm cho xã hội trở thành tốt hơn.

Xét về mục tiêu, bản chất của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận. Ông chủ quán phở chỉ có một mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận và để có lợi nhuận đó, ông ta phải nấu cho ngon, phục vụ cho tử tế. Trường ĐH vì lợi nhuận về bản chất là một doanh nghiệp và mục tiêu của nó cũng không khác. Để có lợi nhuận, họ phải xây trường cho đẹp để thu hút sinh viên, mời thầy cho giỏi và đào tạo sao cho người có học khác với người không có học và ra trường thì tìm được việc làm. Về mặt này, trường vì lợi nhuận cũng đáng được hoan nghênh như mọi doanh nghiệp khác, vì họ tạo ra giá trị gia tăng cho người học và góp phần tích cực vào việc đào tạo lực lượng lao động có trình độ.

Không thể ăn xổi, ở thì

Tuy nhiên, nếu trường ĐH chỉ nhằm vào việc phục vụ khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận thì sẽ không có ai nghiên cứu về mặt trăng, sao hỏa, thiên thạch, về quá khứ, về những thứ “vớ vẩn” bởi nó tốn hàng núi tiền mà không có hy vọng gì lấy lại được ngay. Sẽ không ai đào tạo những ngành ít người học, chi phí đơn vị cao, khả năng hoàn vốn thấp. Sẽ không ai dạy những môn không giúp người học mài ra thành tiền được ngay nhưng lại là những món ăn tinh thần nuôi dưỡng lý tưởng, sự công chính, sự trưởng thành của lương tâm, là những thứ giúp bảo toàn cột trụ tinh thần của cả xã hội.

Chính vì lẽ ấy, với những trường đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên và coi đó là một dịch vụ, người ta thường gọi là “training providers” (các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo) thay vì trường ĐH. Chúng tôi thiết nghĩ sự phân biệt tên gọi đó là xác đáng. Cung kho ma xem la ĐH nêu cac trương chỉ đào tạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong một chuyên ngành rất hẹp, không trang bị cho người học một nền tảng kiến thức rộng rãi về các nền văn hóa và các thời đại, một sự hiểu biết đầy đủ về những sức mạnh lịch sử chi phối cuộc sống của con ngươi.

Trường ĐH không chỉ là trường nghề, nó giúp tạo ra những con người có hiểu biết và từng trải trong việc suy nghĩ một cách hệ thống về những vấn đề đạo đức và lương tâm. Với ý nghĩa đó, trường ĐH là cột trụ tinh thần của xã hội. Điều này làm cho trường ĐH khác với các doanh nghiệp.

Nếu sản phẩm của quán phở chỉ có tác dụng với khách hàng của quán ấy thì sản phẩm của trường ĐH – con người mà nó đào tạo, kết quả nghiên cứu mà nó thực hiện – không chỉ tác động đến những người đã học ở trường ấy mà còn tác động đến toàn xã hội.

Ngày càng phức tạp, đa diện Trương công, trương tư vi lơi nhuân hay không vi lơi nhuân không noi lên điêu gi vê chât lương. Co trương tư la nơi ban băng nhưng cung co trương tư đat đên đinh cao như Harvard. Co trương công nôi tiêng thê giơi như ĐH Quôc gia Singapore, cung co trương công mua điêm ban băng. Môi loai trương đêu co sư mang khac nhau, đăc điêm khac nhau va bô sung cho nhau đê tao ra môt hê thông đa dang nhăm đap ưng nhưng nhu câu đa dang cua cuôc sông. Thị trường giáo dục ĐH là một thị trường hàng ngàn tỉ USD sôi động trên toàn cầu. Đó là một thực tế mà dù chúng ta có thừa nhận hay không thì nó vẫn tồn tại. Chúng ta nên công nhận rằng trường ĐH là một thực thể ngày càng phức tạp và đa diện. Trường vì lợi nhuận, thuộc sở hữu tư nhân, là một doanh nghiệp và chúng ta cần thiết lập hành lang pháp lý thích hợp để nó đóng góp tích cực cho xã hội. Trường phi lợi nhuận thuộc sở hữu cộng đồng và trường công thuộc sở hữu nhà nước là những tổ chức được tạo ra để phục vụ lợi ích công. Một sự phân biệt dứt khoát như thế sẽ giúp cho mọi loại trường cùng phát triển và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của xã hội. Khuyến nghị chính sách của chúng tôi là thiết lập một hành lang pháp lý rõ ràng cho tất cả loại trường dựa trên đặc điểm sở hữu, sứ mạng của nó và tạo điều kiện cho mọi loại trường phát triển. Ngay cả trường vì lợi nhuận cũng cần được một sự ưu đãi có mức độ nhất định. Quan trọng nhất là cần bảo đảm trách nhiệm giải trình của tất cả các trường, dù là công hay tư, vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, trước cơ quan quản lý, trước xã hội và trước công chúng.

Theo Phạm Thị Ly

Người Lao Động

Tìm hiểu "ván cờ" của Trung Quốc ở Biển Đông

Một kịch bản Trung Quốc có hành động khiêu khích ở Biển Đông từng được dự báo cách đây 20 năm và lý do dẫn đến các hành động này xuất phát từ mối quan hệ bất cân xứng. Điều này đã được nhiều học giả quốc tế nghiên cứu và công bố trong những năm gần đây...

Trung Quốc sẽ khiêu khích ở Biển Đông-dự báo từ 20 năm trước

Kịch bản Trung Quốc có hành động khiêu khích ở Biển Đông thực ra đã được giới quân sự và chính trị Mỹ dự tính từ lâu. Nhà văn Tôm Clan-xi (Tom Clancy), người có nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về tàu ngầm và các mối quan hệ với lãnh đạo hải quân Mỹ, từng viết tác phẩm SSN về đụng độ ở biển Đông từ năm 1996. Cách tiếp cận dễ hiểu nhất vào "ván cờ" mà Trung Quốc đã sắp đặt suốt hàng chục năm qua trên Biển Đông là thử chơi trò đánh tàu ngầm SSN dựa trên tác phẩm của Tom Clancy.

Trong giới học thuật, năm 1996 giáo sư chính trị học trường Harvard, ông Xa-mu-en Hăn-tinh-tơn (Samuel Huntington), đã đưa ra một kịch bản về sự thay đổi của cục diện địa lý chính trị quốc tế sẽ dồn ép tạo ra căng thẳng ở khu vực Biển Đông. Những hành động của Trung Quốc bành trướng xuống Biển Đông thực sự không phải là quyết định nhất thời, hay các đối sách ngắn hạn vì lợi ích kinh tế. Tất cả khi được xâu chuỗi lại sẽ hoàn toàn ăn khớp với những gì mà các nhà quan sát phương Tây từng ghi nhận và dự báo từ 20 năm trước.

Tìm hiểu ván cờ của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 1

Giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam )

Theo Giáo sư An-tô-ni Rết (Anthony Reid), Đại học quốc gia Xin-ga-po, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác chính là định chế quan trọng nhất đang gìn giữ trật tự thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay, bắt đầu được thiết lập từ sau Hiệp ước Westphalia năm 1648. Đặc biệt là Hiến chương thành lập Liên hợp quốc sau ngày kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ngay Điều 2 đã nhắc nhở rằng cơ sở hoạt động chính là "chủ quyền và bình đẳng" của tất cả các nước thành viên. "Chủ quyền" được hiểu và thực thi như là chủ quyền của nhà nước và toàn vẹn lãnh thổ. Trong Chiến tranh Lạnh, nguyên tắc này lại được tiếp tục nâng lên thành những cam kết của các nước lớn không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ. Giáo sư An-tô-ni Rết nhận định, Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt và vô cùng khôn khéo áp dụng những nguyên tắc đó để làm lợi cho mình.

Chủ trương "phát triển hòa bình" hiện nay của Trung Quốc chính là chiến lược sử dụng "ngoại giao mềm" để giành ngôi vị cường quốc. Trung Quốc đã dày công xây dựng thế cờ bá quyền từ hàng chục năm qua, bắt đầu bằng các cải tổ hệ thống giáo dục nhằm gia tăng tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan "Đại Hán".

Mối quan hệ bất cân xứng

Để độc giả có thể nhanh chóng nắm bắt một số nghiên cứu, bài viết này xin trình bày cuốn sách về vị trí của Trung Quốc ở châu Á đạt được nhờ chủ trương ngoại giao bất cân xứng (Negotiating Asymmetry - China's Place in Asia), do Đại học quốc gia Xin-ga-po xuất bản bằng tiếng Anh năm 2009. Đây là công trình nghiên cứu được tiến hành từ năm 2002 và do các học giả nhiều nước tham gia, trong đó Giáo sư An-tô-ni Rết là người chủ trì. Tất cả các học giả đều đi đến một kết luận chung là bất kể nhìn từ góc độ của quốc gia nào trong khu vực, hay mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc với quốc gia đó, thì điểm nổi bật vẫn là chính sách nước lớn và thái độ ép buộc trong trao đổi qua lại. Tùy theo thời điểm cũng như mức độ phản đối của các nước nhỏ mà Trung Quốc sẽ chấp nhận các vị trí khác nhau, nhưng luôn mang tính chất bất cân xứng.

Theo phân tích của Tiến sĩ Alexander L.Vuving (Vũ Hồng Lâm), hình tượng của mối quan hệ gia đình thường được Trung Quốc đem ra áp đặt để giữ thế bề trên với các nước trong khu vực, nhưng mỗi nước lại có đối sách riêng. Ví dụ như trước đây, các vương quốc Đông Nam Á thường chỉ chấp nhận Trung Quốc làm "bố vợ" của mình, thể hiện qua các đám cưới giữa các triều đình. Về lịch sử ngoại giao của Trung Quốc với Việt Nam từ những năm 1800 đến nay, Tiến sĩ Alexander L.Vuving cũng chỉ ra mối quan hệ "anh-em", về cơ bản đã là bất cân xứng.

Tương tự như vậy là quy định triều cống. Có những giai đoạn Việt Nam mặc dù áp dụng hệ thống tổ chức nhà nước giống như Trung Hoa, nhưng khẳng định rõ vai trò khác biệt và tách riêng của mình.

Tìm hiểu ván cờ của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 2

Giáo sư An-tô-ni Rết. (Ảnh: Www.britac.ac.uk)

Khi cố gắng đặt mình vào vị trí ngang hàng với Trung Quốc, Việt Nam sẽ được các nước Đông Nam Á nể phục, giống như xưa kia Hàn Quốc đã từng dứt khoát thoát khỏi cái bóng gia đình của Trung Hoa, mặc dù vẫn duy trì truyền thống Khổng giáo. Khi nỗ lực xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chắc chắn Việt Nam sẽ được châu Á kính nể và công nhận vị trí ngang hàng, đánh giá bằng tư cách của một nền văn minh. Hơn vậy, tích cực đòi quyền bình đẳng trong ngoại giao và quyền lợi biển đảo với Trung Quốc đồng nghĩa với việc ủng hộ cho tiêu chí nền tảng nhất của Liên hợp quốc, mà cũng là nguyên tắc sống cơ bản nhất hiện nay của cộng đồng quốc tế.

Theo Tiến sĩ LÊ THANH HẢI (Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan)

Báo Quân đội nhân dân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024
Cô bạn thân "như hình với bóng" của con gái Donald Trump: Mỹ nhân gợi cảm đình đám với khối tài sản gần 40.000 tỷ
06:38:30 08/11/2024
Bắt cóc, cưỡng ép người mẫu, ca sĩ nổi tiếng quan hệ tình dục rồi quay clip phát tán tại Mỹ
07:24:48 08/11/2024

Tin mới nhất

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Có thể bạn quan tâm

Top những điểm tham quan, trải nghiệm khi du lịch Quảng Nam

Du lịch

08:37:52 08/11/2024
Phố cổ Hội An, đảo Cù Lao Chàm, thánh địa Mỹ Sơn là những địa điểm nổi bật mà du khách không thể bỏ qua khi đến Quảng Nam.

Đi quãng đường 600km đến thăm chồng đột ngột, nhìn bức ảnh treo trên tường mà tôi bàng hoàng, lập tức bảo mẹ dừng việc sang tên sổ đỏ

Góc tâm tình

08:35:40 08/11/2024
Nếu không có chuyến thăm lần này, không biết tôi sẽ bị dắt mũi kéo đi đến khi nào nữa? Tôi và Kiệt là bạn bè từ thời cấp 3.

Đa số nghị sĩ Quốc hội Đức ủng hộ nghị quyết chống chủ nghĩa bài Do Thái

Thế giới

08:29:32 08/11/2024
Trong trường hợp có hành vi bài Do Thái ở trường học và trường đại học ở Đức, nghị quyết kêu gọi loại bỏ những người để xảy ra tình trạng này hoặc thậm chí đuổi việc họ.

Phim Hàn đẹp ngoài sức tưởng tượng khiến netizen mê mẩn, mỗi khung hình đều đậm chất nghệ thuật

Phim châu á

08:09:21 08/11/2024
Năm 2024 là một năm lên ngôi của dòng phim tâm lý tội phạm xứ Hàn khi sau tiếng vang lớn của Black Out, khán giả lại được thưởng thức một siêu phẩm khác là Doubt (tựa tiếng Việt: Nghi Phạm Cận Kề).

1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài

Hậu trường phim

08:06:56 08/11/2024
Theo Sina, dẫu Lộc Hàm và Quan Hiểu Đồng đã công khai tình cảm được 7 năm, nhưng người hâm mộ của cả hai vẫn không hoàn toàn chấp nhận mối quan hệ này.

Một nhân tố mới gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam, thì ra là "người quen" của dàn Anh Trai Chông Gai

Nhạc việt

08:01:41 08/11/2024
Mới đây, SpaceSpeakers Label công bố nghệ sĩ độc quyền mới - APJ. Nam nghệ sĩ gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam với vai trò Music Producer/Singer/SongWriter.

Sao Hàn 8/11: Cuộc sống thượng lưu của 'tình đầu quốc dân', Jennie gợi cảm

Sao châu á

07:58:14 08/11/2024
Tình đầu quốc dân Park Yoo Mi khiến công chúng ngưỡng mộ bởi cuộc sống làm dâu nhà giàu, Jennie gợi cảm khó cưỡng trong loạt ảnh hậu trường.

Đi về phía lửa - Tập 1: Lính mới gây chuyện, lính cũ đầy những "vết sẹo"

Phim việt

07:42:49 08/11/2024
Những thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy đều mang theo mình những vấn đề riêng, trong đó có cả nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Vụ Trương Mỹ Lan: SCB đề nghị được xử lý hàng loạt bất động sản

Pháp luật

07:36:07 08/11/2024
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, phía bị hại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị tòa phúc thẩm cho ngân hàng này được xử lý dự án 6A, căn nhà số 24 Lê Lợi Q.1...