Trường đại học nghiên cứu, sản xuất nước giải khát chứa “siêu vitamin E”
Nhóm nghiên cứu của trường đại học Nguyễn Tất Thành vừa nghiên cứu, sản xuất được nước giải khát chứa astaxanthin từ một loại tảo. Đây là sản phẩm nước giải khát đầu tiên trên thế giới chứa chất này.
Quy trình tạo ra toại “sieu vitamin E” do nhóm nghien cuu thực hiện
Sản phẩm từ công trình “Nghiên cứu sản xuất astaxanthin từ vi tảo Haematococcus pluvialis bằng công nghệ nuôi cấy cố định trên hệ thống quang sinh học màng đôi” do PGS.TS Trần Hoàng Dũng – Trưởng khoa Công nghệ sinh học trường đại học (ĐH) Nguyễn Tất Thành làm chủ nhiệm. Công trình thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì.
Với công nghệ nuôi cấy tảo cố định trên hai lớp màng – một công nghệ nuôi cấy vi tảo hoàn toàn mới trên thế giới, nhóm nghiên cứu của trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã sản xuất thành công astaxanthin từ vi tảo Haematococcus pluvialis và ứng dụng để sản xuất nước giải khát giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
PGS.TS Tran Hoàng Dũng gioi thiẹu ve sản pham
PGS.TS Trần Hoàng Dũng cho biết: “Astaxanthin có vai trò là một chất chống oxy hóa với hoạt tính cao hơn các carotenoid khác nhiều lần nên được gọi là một “siêu vitamin E”. Nó còn có vai trò thúc đẩy sự thành thục, tăng tỷ lệ thụ tinh sống sót của trứng và cải thiện sự phát triển của phôi. Do astaxanthin không hòa tan trong nước nên trước khi bổ sung vào nước giải khát, nhóm thực hiện phải thực hiện thêm một công đoạn chuyển astaxanthin sang dạng phức -cyclodextrin. Astaxanthin dưới dạng -cyclodextrin này được bổ sung cùng hương liệu vào nấu trong quá trình sản xuất nước giải khát”.
Bọt astaxanthin – “siêu vitamin E” đuoc tạo ra để ứng dụng vào lĩnh vực công nghiệp chế biến
Việc sản xuất được astaxanthin tại Việt Nam và ứng dụng trong sản xuất nước giải khát sẽ giúp người Việt Nam có cơ hội tiếp cận thêm một dòng sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là khi đây là sản phẩm nước giải khát đầu tiên trên thế giới chứa astaxanthin.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đã phối hợp với một doanh nghiệp sản xuất hàng trăm ngàn chai nước giải khát thể tích 250ml/chai từ nha đam có chứa astaxanthin.
Sản phẩm đã được kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, kim loại, độc tính vi nấm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn với người sử dụng. Sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn được đánh giá là một sản phẩm đầy tiềm năng để xuất khẩu ra các nước châu Âu và Bắc Mỹ.
Công trình cho tương lai
Theo BBC, các nhà nghiên cứu hiện đang thực hiện dự án có tên Seabed 2030 với sự hợp tác của hãng Nippon có trụ sở tại Nhật Bản và tổ chức liên chính phủ về Biểu đồ Độ sâu tổng quát của đại dương (GEBCO). Hiện nhóm nghiên cứu đã lập được bản đồ cho khoảng 1/5 diện tích đáy đại dương trên toàn thế giới. Mục tiêu là lập bản đồ toàn bộ đáy biển vào năm 2030.
Ảnh minh họa
Khoảng 14,5 triệu km dữ liệu về độ sâu dưới đáy biển đã được đưa vào mạng lưới bản đồ GEBCO vào năm 2019 nhưng con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với diện tích đáy đại dương trên toàn bộ hành tinh chúng ta. Giám đốc dự án Seabed 2030, ông Jamie McMichael-Phillips, cho biết: "Chúng tôi mới lập được khoảng 19%, còn tới 81% đại dương cần khảo sát và làm bản đồ. Đó là một bề mặt có kích thước gấp đôi sao Hỏa mà chúng ta cần chinh phục trong 10 năm tới. Chính vì vậy, chúng tôi kêu gọi sự cộng tác ở quy mô toàn cầu. Seabed 2030 sẽ tiếp tục tìm kiếm sự hợp tác và các tiến bộ công nghệ mới. Tất cả mọi người đều có thể đóng góp một phần công sức cho hành trình lập bản đồ đại dương của chúng ta. Hành trình sẽ giúp ích rất nhiều cho nhân loại".
Theo nhóm nghiên cứu, để đo đạc chi tiết đáy đại dương, một máy tạo tiếng vang đa âm thanh được gắn bên dưới các con tàu thực hiện nhiệm vụ sẽ gửi các xung âm thanh xuống đáy biển. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ dùng các công nghệ hiện đại để tính toán độ sâu cũng như hình dạng bề mặt đáy đại dương. Việc thu thập dữ liệu độ sâu có độ phân giải cao về địa hình đáy biển sẽ khó thực hiện đối với các vùng nước sâu. Một cách khác là dùng các vệ tinh được trang bị máy đo độ cao có khả năng tính toán địa hình đáy biển thông qua hình dạng của mặt nước bên trên đáy biển. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cho độ phân giải tốt nhất đối với những khu vực đáy biển sâu khoảng 1km và phải mất khoảng 350 năm để có thể khảo sát 93% các đại dương trên thế giới có độ sâu hơn 200ft. Trong tương lai, các công nghệ tiên tiến được triển khai có thể rút ngắn thời gian cũng như chi phí thực hiện dự án. Hiện tại, Seabed 2030 ước tính để thực hiện mục tiêu đúng hạn, dự án có thể sẽ tiêu tốn tới 3 tỷ USD.
Bản đồ đáy biển sẽ cung cấp những dữ liệu quan trọng cho các công ty viễn thông lắp đặt cáp quang dưới đáy biển. Đây là cẩm nang không thể thiếu đối với việc quản lý và duy trì nghề đánh bắt thủy hải sản bởi các loài sinh vật dưới biển có xu hướng tập trung tại những ngọn núi dưới đại dương, đây là những điểm nóng đa dạng sinh học. Những vùng đáy biển gồ ghề sẽ ảnh hưởng đến hoạt động các dòng hải lưu và sự thay đổi của mực nước biển. Đây cũng là những dữ liệu cần thiết để cải thiện các mô hình dự báo biến đổi khí hậu trong tương lai. Cuối cùng, một bản đồ hoàn chỉnh sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản dưới đáy biển.
Kỳ lạ loại vải thông minh có khả năng thay đổi chức năng theo thời tiết Các nhà khoa học tại Đại học Manchester (Anh) vừa phát triển thành công một loại vải thông minh có thể sử dụng để làm quần áo thích ứng với thời tiết giúp người mặc được mát mẻ khi trời nóng và ấm áp khi trời lạnh. Loại vải thông minh kể trên được phát triển từ công trình của một nhóm nghiên...