Trường đại học hiện đại dạy nghề thủ công cổ xưa
Ba mươi năm trước, một cơn bão chết chóc xé nát thành phố Charleston xinh đẹp ở South Carolina, phá hủy nhiều ngôi nhà và tòa nhà cổ.
Do không đủ các nghệ nhân lành nghề, nên xây dựng lại thành phố sẽ phải mất nhiều năm. Giờ đây, một thế hệ nghệ sĩ nhiều hoài bão đang học các kỹ năng xây dựng truyền thống tại một trường đại học địa phương, nơi mà 100% người học nghề đều có việc làm. Julie Taboh của đài VOA đã đến thành phố ven biển phát triển nhanh này để tìm hiểu sinh viên và giảng viên tại trường đại học độc đáo này đáp ứng ra sao với nhu cầu ngày càng tăng và cấp bách.
Alex Fisher mài một tay nắm cửa sắt, Jeremiah Price dùng nhiệt để làm mềm kim loại. Steven Fancsali thích làm việc với gỗ…….hưng họ đều thích tận tay thực hành tại một ngôi trường đặc biệt ở South Carolina.
Steven Fancsali, sinh viên Đại học Nghệ thuật Xây dựng Hoa Kỳ, cho biết: “Tôi xem TV và thấy ngôi trường này và tôi nghĩ giá như tôi đã biết về trường cách đây 10 năm khi tôi còn đang tìm trường, và thế là tôi quyết định là phải thay đổi và đến đây.”
Đó là trường Đại học Nghệ thuật Xây dựng Hoa Kỳ tại thành phố cổ Charleston, nơi đào tạo rất kỹ cho sinh viên với nhiều thực hành về nghề thủ công truyền thống châu Âu.
Chương trình ra đời sau khi cơn bão Hugo xé tan thành phố ven biển này vào năm 1989, phá hủy vô số ngôi nhà và tòa nhà cổ.
Sau cơn bão, người ta cực kỳ cần đến các nghệ nhân giàu kinh nghiệm, những người biết cách xây dựng lại thành phố. Nhưng không có đủ các nghệ nhân.
Vì vậy, đó là một cơ hội hoàn hảo cho một trường nghệ thuật xây dựng truyền thống, đây là trường đại học bốn năm đầu tiên và duy nhất trrên cả nước có chương trình như vậy.
Colby Broadwater, Hiệu trưởng của Đại học Nghệ thuật Xây dựng Hoa Kỳ cho biết: “Nó khác biệt và độc đáo bởi vì chúng tôi đã pha trộn giáo dục khai phóng – phần tư duy phản biện của điều đó – với một bộ kỹ năng mà chúng tôi dạy về kỹ năng trong sáu lĩnh vực khác nhau, để khi sinh viên ra trường, họ nắm cả nghệ thuật lẫn khoa học bảo tồn, xây dựng chất lượng và các kỹ năng để có thể làm điều đó khi họ rời khỏi đây. “
Sinh viên cũng làm việc ngoài trường, trên các dự án cộng đồng địa phương.
Tại khu vườn phía sau trong khu dân cư, sinh viên đang xây dựng một nhà vui chơi cho trẻ em bằng vật liệu hoàn toàn tự nhiên.
April Magill, giảng viên Đại học Nghệ thuật Xây dựng Hoa Kỳ, nói: “Như vậy, chúng tôi đang xây dựng với phương pháp có tên là đất nén, là một phương pháp xây dựng bền vững có từ 7.000 năm trước. Lớp học này là một khóa học xây dựng thực hành, trong đó, chúng tôi cố gắng đền đáp cho cộng đồng”.
Hiệu trưởng Broadwater nói rằng ý thức về cộng đồng là điều quan trọng đối với trường đại học:
“Chúng tôi giúp cho nhiều nơi và nhiều người, làm các dự án công cộng giúp tăng vẻ đẹp của thành phố hoặc tiểu bang này. Các sinh viên tự hào vì thực sự làm ra cái này cái khác. Đó là lý do họ đến đây. Và vì vậy họ có thể ngồi đó và nói, ‘Tôi đã thực hiện cái đó!’ “
Simeon Warren đã giảng dạy tại trường đại học trong 18 năm. Ông nói:
“Đây là công việc với các di tích 250 năm tuổi. Giá trị định tính và định lượng của chúng cũng đồng nghĩa là không được phạm sai lầm. Tôi nghĩ rằng khi người ta ý thức về giá trị đó, họ cũng biết rằng công việc của họ sẽ tồn tại hàng trăm năm nữa”.
Có lẽ đó là lý do vì sao nhiều sinh viên đang được lời mời đi làm, ngay cả trước khi họ tốt nghiệp.
Leigh Yarbrough lâu nay làm việc tại nghĩa trang cổ này, giúp khôi phục và ổn định một số bia mộ bị đổ, vỡ. Cô cho biết thêm:
“Quả thực, tôi đã nhận được lời mời đi làm vào tuần trước. Và ông ấy nói, ‘Hãy cho tôi biết nếu có ai khác muốn tuyển dụng bạn, bởi vì tôi sẽ cạnh tranh. Như vậy, chắc chắn là có nhiều cơ hội sau này.”
Ba mươi năm sau cơn bão Hugo, Charleston đang phát triển mạnh.
Nếu lại xảy ra thảm họa, những thành viên trong cộng đồng nghệ nhân này đều sẵn sàng đối phó.
Theo voa
Loài kiến chạy nhanh nhất thế giới
Các nhà khoa học Đức ở Trường đại học Ulm vừa đưa ra một kết quả nghiên cứu gây kinh ngạc, khẳng định kiến chính là loài động vật chạy nhanh nhất thế giới.
Cụ thể, Giáo sư Tiến sĩ Harald Wolf và nữ đồng nghiệp Sarah Pfeiffer thuộc Đại học Ulm, đã quan sát loài kiến bạc có tên khoa học là Cataglyphis bombycina trong môi trường sống hoang dã của chúng ở sa mạc Sahara thuộc Tunisia, cho thấy trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời lên tới 60 độ C, kiến di chuyển với tốc độ mỗi giây đồng hồ là 0,855m, gấp 108 chiều dài cơ thể của chúng, trở thành loài chạy nhanh nhất thế giới.
Đồng thời hai nhà khoa học thuộc Đại học Ulm cũng cho biết, trong điều kiện phòng thí nghiệm thì tốc độ di chuyển của loài kiến này trong mỗi giây đồng hồ là 0,057m, tương đương các loài kiến bình thường khác.
Một điểm đặc biệt nữa, là trong khi nhiều loài vật cũng như côn trùng sinh sống ở sa mạc thường kiếm ăn vào ban đêm để tránh cái nắng gay gắt, thì loài kiến bạc Sahara lại đi kiếm ăn vào ban ngày, bằng cách này kiến đã giảm thiểu khả năng bị các đối thủ khác ăn thịt.
K.Dung
Theo antg.cand.com.vn/AFP
Campuchia: Phát hiện thành phố cổ đại của Đế chế Khmer Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng phương pháp quét laser trên không và khảo sát trên mặt đất để lập bản đồ thành phố cổ Mahendraparvata. Các nhà khảo cổ học đưa ra giả thuyết về cao nguyên Kulen ở phía Bắc Siem Riep Mahendraparvata - "Thành phố bị thất lạc" Đế chế Khmer là một nhà nước...