Trường đại học hạn chế dần đào tạo cao đẳng

Theo dõi VGT trên

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về trường ĐH không được đào tạo CĐ, TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, khẳng định, đây là chuyện lớn, chứ chẳng phải không quản lý được thì cấm.

Trường đại học hạn chế dần đào tạo cao đẳng - Hình 1

TS Hoàng Ngọc Vinh

Thưa ông, tháng 7/2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) yêu cầu 45 trường ĐH không đào tạo CĐ. Nếu điều này xảy ra sẽ dẫn đến hệ quả gì?

- Thứ nhất, Điều 7, Luật GDNN đã quy định xã hội hóa GDNN bằng việc huy động mọi nguồn lực để đào tạo nghề. Vấn đề là do khâu quản lý hệ thống các cơ sở hoạt động GDNN. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước thấy khó quản lý các trường ĐH đào tạo CĐ mà cấm, cần phải xem lại. Bây giờ, thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, rất nhiều địa phương có trường trung cấp (TC), CĐ sáp nhập vào trường đại học (ĐH). Nếu trường ĐH không được đào tạo các ngành nghề trình độ CĐ, vậy đội ngũ giáo viên TC, CĐ đi đâu? Thứ hai, tại những địa bàn đó, thị trường lao động đang cần nhân lực TC, CĐ nhưng các trường ĐH lại không được đào tạo trình độ này. Chẳng lẽ, người dân cho con về TP học sẽ rất tốn kém tiề.n thuê nhà trọ, di chuyển, ăn uống.

Cũng có những ý kiến cho rằng, trường ĐH nên tập trung đào tạo ĐH và cao học, tiến sĩ?

-Về tương lai, các trường ĐH nên hạn chế dần đào tạo trình độ CĐ; nhất là trong trường hợp trên địa bàn đã có trường CĐ, TC đào tạo những nghề đó rồi. Không thể nhiều trường cùng đào tạo ngành Kế toán, lấy ai học, gây lãng phí. Trường hợp, đối với những lĩnh vực nhân lực rất quan trọng (chế tạo máy, công nghệ, chế biến…) đòi hỏi nhân lực lớn nhưng khối trường tư không đào tạo, trong khi các trường ĐH đào tạo trình độ CĐ có những nghề này, Tổng cục GDNN cho họ tiếp tục. Tuy nhiên, các trường ĐH phải thực hiện trên tinh thần đảm bảo chất lượng, đảm bảo trang thiết bị và đội ngũ giảng viên. Thực tế, tôi thấy các nước vẫn cho phép trường ĐH đào tạo các ngành nghề trình độ CĐ nhưng vẫn quản lý được, đảm bảo chất lượng.

Nhưng Luật GDNN cho phép các trường ĐH được hoạt động GDNN khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện?

-Đành rằng đáp ứng yêu cầu nhưng không thể “trăm hoa đua nở, gây lãng phí. Tổng cục GDNN cần có quy hoạch, xác định rõ thị phần đào tạo, chính sách cho trường ĐH được đào tạo CĐ, bảo đảm thực hiện xã hội hóa GDNN theo đúng quy định của Luật GDNN. Và thực hiện nguyên tắc rõ ràng, công khai, tránh trường hợp cho phép cơ sở giáo dục ĐH này đào tạo CĐ nhưng lại cấm cơ sở kia.

Tôi cho rằng, trường ĐH đào tạo CĐ là câu chuyện quản lý Nhà nước. Và đây không phải chỉ là mạng lưới các trường, mà bản chất những ngành nghề đào tạo đừng chồng chéo với nhau. Vì thế, Tổng cục GDNN cần có hướng dẫn, giải pháp cụ thể cho từng trường, chứ không thể soạn một văn bản gửi tới tất cả với yêu cầu giống nhau.

Xin cám ơn!

Theo kinhtedothi

Trường phổ thông thực hành gặp khó khăn gì khi tự chủ tài chính?

Khi thực hiện tự chủ tài chính, các trường phổ thông thực hành phải đối mặt với những khó khăn về tài chính, đội ngũ giáo viên, kế hoạch dạy học và tuyển sinh.

Trường thực hành nhiều cấp học trong các trường đại học địa phương đã tạo môi trường cho sinh viên rèn nghề, thực hành nâng cao tay nghề, tiếp nhận những đổi mới của giáo dục đang diễn ra thường xuyên ở các cấp học, bậc học.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các trường đại học địa phương thực hiện tự chủ tài chính, mô hình trường phổ thông thực hành nhiều cấp học gặp nhiều khó khăn.

Video đang HOT

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Phan Đăng Lưu (Trường Đại học Hải Phòng), khó khăn lớn nhất là về tài chính.

"Làm thế nào để thu hút học sinh theo học với mức học phí gấp 10 lần các trường công lập được ngân sách bảo đảm?

Đây là câu hỏi khó khiến lãnh đạo các trường thực hành nhiều cấp học trong trường đại học địa phương đang đau đầu tìm lời giải đáp", Thạc sĩ Nguyệt nói.

Trường phổ thông thực hành gặp khó khăn gì khi tự chủ tài chính? - Hình 1


Trong bối cảnh Trường đại học Hải Phòng thực hiện tự chủ tài chính, Trường phổ thông Phan Đăng Lưu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn (Ảnh: Nhà trường cung cấp)

Thạc sĩ Nguyệt cho rằng, muốn thực hiện được tự chủ, người đứng đầu các trường phổ thông thực hành phải loại bỏ tâm lý "sợ".

Khi bắt tay vào thực hiện tự chủ, tất cả các nguồn thu, chi đều không có sẵn công thức mà hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và sự năng động của người quản lý, đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Toàn bộ kinh phí chi thường xuyên của nhà trường đều từ nguồn thu học phí mà không nhận kinh phí từ ngân sách.

Chỉ cần 1 năm không tuyển sinh được thì nhà trường buộc phải dừng hoạt động. Do đó, thu hút được học sinh là vấn đề sống còn của nhà trường.

Trong khi đó, ở mô hình công lập được cấp ngân sách thì các trường không phải lo lắng bởi cách chi tiêu đã có công thức, không phải vất vả, suy nghĩ nhiều.

Hơn nữa, các trường công lập có lợi thế là học phí rẻ, không phải chứng minh năng lực nhiều mà vẫn thu hút được học sinh.

"Hiện nay, Trường Phổ thông Phan Đăng Lưu đang gặp bất lợi trong cạnh tranh giáo dục với các trường công lập được nhà nước cấp ngân sách đầy đủ.

Tại các trường công lập, hàng năm ngân sách cấp chi đầu tư cho mỗi học sinh khá lớn, nhưng các trường công lập tự chủ thì không có", Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Nguyệt chia sẻ.

Cũng theo Thạc sĩ Nguyệt, về nguyên tắc, muốn đẩy mạnh tự chủ thì Nhà nước phải đầu tư cho học sinh bất luận là học sinh đó học trong môi trường nào.

Sau đó, tùy thuộc vào sự phát triển mà nhà trường có thể cung cấp thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị hoặc dịch vụ giáo dục.

Nếu học sinh không học ở trường công lập mà sang học tại trường tư thục hoặc trường công lập tự chủ thì học sinh phải đóng mức học phí rất cao, bởi không đóng như vậy thì các trường không có kinh phí hoạt động.

"Các trường phải làm sao để tự chủ nhưng không bị đán.h đồng là thương mại hóa giáo dục.

Muốn như vậy, phải công khai minh bạch các nguồn thu, rõ mục đích chi và quyết toán cuối năm với phụ huynh, học sinh.

Công khai minh bạch là điều bắt buộc với tất cả các trường và phải có trách nhiệm giải trình nếu như các phụ huynh yêu cầu.

Điều quan trọng là các nguồn thu của phụ huynh, học sinh phải phục vụ chất lượng giáo dục, phục vụ trực tiếp cho việc dạy và học", Thạc sĩ Nguyệt đưa ra lời khuyên.

Khó khăn thứ 2 đối với các trường phổ thông thực hành khi thực hiện tự chủ là đội ngũ giáo viên.

Đối với trường Phổ thông Phan Đăng Lưu, từ khi thành lập đến nay, số cán bộ, giáo viên diện biên chế chiếm 70% đội ngũ; còn lại là cán bộ, giáo viên thỉnh giảng, hợp đồng.

Trong các năm học đều có sự luân chuyển giáo viên từ các khoa sư phạm về trường, trong khi các giáo viên này thiếu giờ giảng, hoặc họ sẽ được rút về khoa khi đủ tiết dạy định mức trong năm học.

Số giáo viên này không gắn bó lâu dài hoặc không thể yêu cầu họ lo cho công việc của nhà trường giống như giáo viên cơ hữu được.

Trường phổ thông thực hành gặp khó khăn gì khi tự chủ tài chính? - Hình 2


Các trường phổ thông thực hành trong trường đại học địa phương đang gặp khó khăn khi tự chủ tài chính (Ảnh: LT)

Nếu trường được tự chủ biên chế và tổ chức sẽ rất thuận lợi vì trường là đơn vị trực tiếp sử dụng người lao động nên họ biết cần tuyển giáo viên có năng lực, phẩm chất thế nào là phù hợp với hoạt động giáo dục, năng lực học sinh nhà trường.

"Hiện nay, nhà trường đang tự chủ một phần nhưng vẫn bị ràng buộc quá nhiều bởi các quy định vốn chỉ phù hợp với trường được bao cấp.

Ví du, lẽ ra trường tự chủ phải được chủ động mời thầy giỏi, được phép chấm dứt hợp đồng với giáo viên không đáp ứng yêu cầu.

Nhưng hiện nay còn nhiều quy định cứng cả trong quản lý chuyên môn khiến trường tự chủ nhưng chưa được tự chủ", thạc sĩ Nguyệt trăn trở.

Khó khăn nữa là khi nhắc đến tự chủ, nhiều người đều hiểu đơn giản là bị cắt một khoản tiề.n chi thường xuyên từ ngân sách.

Nhưng ở bậc phổ thông, muốn tự chủ trước hết phải tự chủ về kế hoạch dạy học.

Kế hoạch dạy học phải xây dựng phải bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, phù hợp với điều kiện nhà trường;

Không giảm bớt số giờ và đầu điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm tính logic của mạch kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học, trải nghiệm sáng tạo...

Quá trình này hiện nay buộc giáo viên phải nỗ lực hết mình những vẫn băn khoăn với việc thi cử.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng cho phép các trường trung học phổ thông thực hiện tự chủ chương trình song vẫn không thể xa rời mục tiêu "thi Trung học phổ thông quốc gia" và chịu một số chỉ đạo khác.

Có lẽ đây cũng là một đặc thù mà các trường tự chủ phải khéo léo, bởi thế, tìm sự đồng thuận từ phụ huynh và đi đúng là 2 yếu tốt các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học luôn phải ghi nhớ.

Nhưng khó khăn nhất vẫn là công việc của "tổng công trình sư". Chương trình nhà trường đáp ứng đa mục tiêu: đáp ứng yêu cầu của phụ huynh, yêu cầu của cá nhân học sinh, phát huy tối đa những khả năng, sở thích của học sinh.

Vì vậy, chương trình giáo dục được xây dựng dựa trên những nguyên tắc bảo đảm chương trình giáo dục hiện hành, còn có những chuyên đề dạy học dự án, dạy học trải nghiệm liên môn, đơn môn, những chuyên đề tự chọn cho học sinh.

Khó khăn thứ là công tác tuyển sinh bởi áp lực đóng góp cho học sinh đi học là rất lớn đối với các trường trung học phổ thông thực hành trong trường đại học địa phương.

"Việc đóng góp phải đáp ứng 2 tiêu chí: phụ huynh, học sinh phải tự nguyện và nhà trường phải bảo đảm chất lượn cao.

Nếu là trường tư thục, việc đóng học phí cao là đương nhiên nhưng đây là trường công lập, lại thu học phí cao hơn cũng không dễ.

Tâm lý của các bậc phụ huynh cho rằng, đã là trường công lập thì trách nhiệm của Nhà nước, nhưng thu tiề.n học phí cao thì đấy là vấn đề cần thỏa thuận để đạt được sự đồng thuận và tự nguyện.

Nhưng nguyên tắc của sự phát triển là không đều, do đó trong giáo dục, muốn phát triển thì không thể các trường đều như nhau được.

Có những trường phải tiên phong theo mô hình chất lượng cao hơn", thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Nguyệt khẳng định.

LÃ TIẾN

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Con gái 19 tuổ.i của NSƯT Võ Hoài Nam: Tôi biết mẹ rất buồn
08:04:17 01/10/2024

Tin mới nhất

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Có thể bạn quan tâm

WEAN LE: "Hồi nhỏ tôi là thằng mập đến nỗi không có cái cổ, nhưng điều đó không thể ngăn tôi điệu!"

Sao việt

13:04:05 01/10/2024
Lớn lên với nhiều bình luận tiêu cực nhưng WEAN LE cho biết những điều đó là may mắn vì có như vậy mới khiến nam rapper cứng cáp hơn.

Muốn 'trẻ hóa' ngoại hình, nàng nhất định phải chăm diện đồ balletcore

Thời trang

13:03:55 01/10/2024
Chất liệu mềm mại, đứng phom với đường nét cắt may tỉ mỉ, cùng những thiết kế hết sức đáng yêu ngọt ngào. Tất cả những thiết kế balletcore hiện đại đều được chăm chút để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho phái đẹp.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Pu xúc động vì được Chải bảo vệ

Phim việt

12:50:50 01/10/2024
Thấy Pu đang bị Bảo Anh bắt nạt, Chải lập tức đứng ra xưng là chồng của Pu và bảo vệ cô. Nhìn sự mạnh mẽ của Chải khi bảo vệ mình, cô nàng cũng không khỏi ngưỡng mộ và tự hào.

Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy

Netizen

12:26:36 01/10/2024
Sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1 (TP.HCM) đã thông tin tới báo chí các nội dung lãnh đạo quận thống nhất chỉ đạo đối với trường hợp xảy ra ở Trường tiểu học Chương Dương

Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt

Góc tâm tình

12:19:07 01/10/2024
Vì muốn kiếm được nhiều tiề.n nên tôi đã đầu tư với bạn bè để đầu tư kinh doanh. Chẳng may công việc không thuận lợi, tôi phá sản, nợ nần lên đến 500 triệu.

Cách trồng kim ngân khổng lồ, có thể cao chạm trần

Sáng tạo

11:49:31 01/10/2024
Nhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?

Courtois bị ném bật lửa, derby Madrid gián đoạn trong gần 20 phút

Sao thể thao

11:47:45 01/10/2024
Hành động ăn mừng khiêu khích của thủ môn người Bỉ khiến người hâm mộ Atletico Madrid nổi giận ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng 30/9 (giờ Hà Nội).

Game hay nhất năm 2024 phát sinh biến cố, người chơi mâu thuẫn cực nặng với NPH chỉ vì một lý do

Mọt game

11:47:21 01/10/2024
Helldivers 2 cho tới nay vẫn đang là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý nhất của làng game thế giới trong năm 2024. Xuất phát sau Palworld, thế nhưng Helldivers 2 lại đang duy trì được sự phát triển rất bền vững