Trường đại học ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Mới đây, một trường đại học đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của dư luận. Theo các chuyên gia, cần có hướng dẫn sinh viên và giảng viên sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh.
Trước những phức tạp khi sử dụng mạng xã hội, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Ảnh: NT
Khuyến khích những hành vi nên làm
Trong quá trình dạy học trực tuyến hay tham gia mạng xã hội thời gian qua đã xảy ra không ít ồn ào khi có những giảng viên, giáo viên đứng lớp có lời lẽ không phù hợp với học sinh, sinh viên và ngược lại.
Không thể phủ nhận những lợi ích của mạng xã hội mang lại nhưng cũng còn nhiều lo ngại nếu như sử dụng không đúng cách.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) cho biết, nhà trường đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, áp dụng đối với viên chức, người lao động, người học, đơn vị, tổ chức liên quan thuộc HUFI.
Bộ quy tắc đã đưa ra những quy định đối với các tổ chức, cá nhân thuộc trường như: Chỉ chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đã được xác thực, đã được kiểm chứng, đáng tin cậy; Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội…
Video đang HOT
Giảng viên, sinh viên cần sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh. – Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Bộ quy tắc khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước – con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh…
Những hành vi nên làm hay bị cấm khi sử dụng mạng xã hội cũng được hướng dẫn chi tiết tới sinh viên, học viên, giảng viên.
Chung tay thiết lập “vùng xanh”
Theo PGS. TS Vũ Văn Nhiêm – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật TPHCM chia sẻ, trong công cuộc phát triển cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, con người sống phụ thuộc vào các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… chiếm số lượng lớn. Bên cạnh đó khi tham gia vào các thế giới ảo là các trang mạng xã hội ngày càng nhiều cũng xuất hiện những hiện tượng lệch chuẩn đến mức đáng báo động.
Trung tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm – Giảng viên chính Khoa lý luận chính trị Trường Đại học An ninh Nhân dân nhận định hiện nay việc “sử dụng mạng xã hội như thế nào?” luôn là vấn đề thu hút dư luận và cũng là vấn đề mà luật pháp hiện đang quan tâm cũng như tìm cách can thiệp nhằm hạn chế những hậu quả, hệ lụy có thể xảy ra đối với người sử dụng. Chuyên gia này khẳng định: “Mạng xã hội là ảo nhưng hậu quả là thật”.
Muốn bảo vệ chính mình cũng như mọi người khi tham gia mạng xã hội, bên cạnh tuân theo những nguyên tắc, quy định mà luật pháp đưa ra cũng như tìm hiểu các chế tài xử phạt để chính cá nhân người sử dụng phải ý thức được hành vi của mình. TS Lâm đã đưa lưu ý những điều cần thiết khi sử dụng mạng xã hội như: tế nhị, tôn trọng và không làm phiền người khác; không đăng tải hình ảnh bản thân mọi lúc mọi nơi hay đặc biệt chú ý việc sử dụng điện thoại, mạng xã hội khi đi chung với trẻ em, khi đi đường;….
Trường Đại học Luật TPHCM đã tổ chức chuyên đề “Sử dụng mạng xã hội như thế nào cho an toàn, văn minh?”.
Vị giảng viên đưa ra sáng kiến về việc nên thiết lập “Vùng xanh” trên mạng xã hội với chuẩn quy tắc “5K” bao gồm: Không tin ngay; Không vội đăng tải, bình luận; Không thêm/bớt nội dung; Không kích động; Không vội chia sẻ.
TS Lê Hoàng Việt Lâm khuyên rằng các bạn sinh viên sẽ luôn “giữ được cái đầu lạnh” khi tiếp nhận các thông tin thông qua mạng xã hội cũng như làm chủ được ngôn từ, hành vi của bản thân để xây dựng một nền văn hóa ứng xử đẹp trên mạng xã hội một cách vững chắc nhất.
Tác giả chữ 4.0: Dự định dạy cho học sinh THPT, đại học và cả con ruột
Sau khi gây chú ý về việc phát minh và công bố công trình nghiên cứu chữ Việt mới, tác giả Kiều Trường Lâm tiếp tục có những chia sẻ về nghiên cứu này.
Mới đây, anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi, Hà Nội) đã tiếp tục có những chia sẻ với truyền thông về dự định quảng bá nghiên cứu chữ Việt Nam song song 4.0 và "Chữ Hình Thể 4.0". Thậm chí, anh cho biết đã dày công vạch ra kế hoạch chinh phục độc giả cả nước trong vòng 30 năm.
Anh Kiều Trường Lâm là tác giả của công trình nghiên cứu chữ mới gây xôn xao mạng xã hội hiện nay. (Ảnh: Thanh Niên)
Cụ thể, anh tiết lộ sẽ thực hiện các bước như in sách, thiết kế phần mềm dùng trên điện thoại, máy tính, tổ chức lớp học, đưa chữ vào các trường trung học, đại học dưới danh nghĩa một môn học " bổ túc tự chọn ",...
Vốn là một người đã lập gia đình, có 2 con nhỏ. Khi được hỏi liệu có muốn dạy chữ mới này cho con, anh chia sẻ: "Hiện tại các con mình còn nhỏ, rất thông minh và đáng yêu. Đến khi các bé 5 tuổi thì mình cũng sẽ dạy chữ. "
Nguyên nhân anh đưa ra cho quyết định này chính là loại chữ mới do anh nghiên cứu sẽ giúp trẻ động não hơn trong việc phân tích ngôn ngữ, tương lai có thể góp phần giúp trẻ học tốt thêm môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ. Ở khía cạnh toán học thì cấu tạo của chữ Việt Nam song song 4.0 có cấu tạo mang tính móc xích cao. Do đó, anh cho biết cũng muốn dạy trẻ đồng thời chứng minh sản phẩm của anh là sản phẩm có ích cho giáo dục tương lai.
Kiểu chữ mới gây tranh cãi trong một thời gian dài nhưng anh Trường Lâm vẫn vô cùng kiên trì phát triển dự án này. (Ảnh: Pinterest)
Trong vòng 1 năm trở lại đây, anh Kiều Trường Lâm đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi công bố nghiên cứu chữ mới của mình. Tính ứng dụng thực tiễn của kiểu chữ này đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi dữ dội.
Dù vậy, anh Trường Lâm vẫn rất nỗ lực trong việc quảng bá nghiên cứu mới của mình, tổ chức cuộc thi liên quan và "treo giải" cao. Trước phản ứng trái chiều của cộng đồng mạng, anh Kiều Trường Lâm vẫn cảm ơn vì đã quan tâm đến chữ 4.0 của anh và cho biết thành công của chữ cũng phụ thuộc rất nhiều vào những khách hàng có phần khó tính này và anh sẽ tiếp tục cố gắng để chinh phục.
Anh Kiều Trường Lâm tiết lộ rất nhiều người đã thay đổi quan điểm ban đầu và ủng hộ chữ mới của anh. (Ảnh: Nhịp Sống Mới)
Anh chấp nhận vì cho rằng trên đời không có chuyện gì đơn giản. Song, anh khoe bản thân đã bắt đầu thay đổi được góc nhìn của một số độc giả khi nhiều người từ chỗ căm ghét đã ủng hộ anh phát triển bộ chữ, thậm chí còn trầm trồ thốt lên: " Chữ 4.0 thật vi diệu. " Nhiều người không ngại "thức đêm thức hôm" để học theo chữ của anh và nhắn tin cho anh bằng kiểu chữ mới này.
Hiện tại, sự việc vẫn đang là chủ đề nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Còn bạn, bạn nghĩ sao về những chia sẻ mới nhất của tác giả chữ 4.0? Hãy bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận ngay dưới phần bình luận bạn nhé!
Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: 'Tôi mong đời sống người thầy được cải thiện' "Tiếng nói của người thầy, sự tôn trọng, đánh giá, ghi nhận với người thầy cần được nâng lên xứng với nghề và đáng với những gì họ phải được hưởng", tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ với Tuổi Trẻ Online. Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Ảnh:...