Trường cao đẳng sư phạm 43 năm tuổi bị xóa sổ
Trường CĐ Sư phạm Gia Lai sẽ chuyển đổi thành phân hiệu của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
UBND tỉnh Gia Lai và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa thống nhất phương án chuyển đổi Trường CĐ Sư phạm Gia Lai thành phân hiệu của Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
UBND tỉnh Gia Lai và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa thống nhất phương án chuyển đổi Trường CĐ Sư phạm Gia Lai thành phân hiệu của Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Báo Gia Lai)
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 159-QĐ-UB-TC ngày 2/11/1979 của UBND tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Tháng 3/1990 trường được Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 97-HĐBT ngày 27/03/1990 công nhận Trường CĐ Sư phạm Gia Lai – Kon Tum nay là Trường CĐ Sư phạm Gia Lai.
Từ năm đầu tiên, trường chỉ có 4 khoa đào tạo: Toán – Lý, Hoá – Sinh, Văn và Sử – Địa đến nay Trường CĐ Sư phạm Gia Lai: Khoa khoa Tự nhiên, Khoa khoa Xã hội, Khoa Thể dục – Nhạc – Hoạ, Khoa Tiểu học, Khoa Anh văn, Khoa Giáo Dục Mầm non, Khoa Bồi dưỡng cán bộ quản lý. Trường đóng vai trò đào tạo hệ CĐSP đào tạo giáo viên phổ thông THCS, hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học, hệ trung học sư phạm đào tạo giáo viên mầm non…
Cũng như hàng loạt trường cao đẳng sư phạm khác, Trường CĐ Sư phạm Gia Lai gặp nhiều khó khăn vì thiếu nguồn tuyển. Đặc biệt, sau khi Luật Giáo dục có hiệu lực (1/7/2020), giáo viên tiểu học buộc phải có trình độ đại học, giáo viên mầm non phải có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Hiện cả nước thiếu hơn 90.000 giáo viên các cấp, trong đó phần lớn là giáo viên mầm non và tiểu học.
Video đang HOT
Nhiều sinh viên tiếc nuối vì không được tổ chức lễ tốt nghiệp
Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, trường ĐH Sư phạm TP.HCM quyết định không tổ chức buổi lễ tốt nghiệp.
Nhiều sinh viên tỏ ra tiếc nuối khi không được khoác áo cử nhân ngày ra trường.
Vừa qua, trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã tổ chức nhiều đợt phát bằng đại học (ĐH) cho sinh viên (SV). Mỗi đợt phát đều giới hạn số lượng SV để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.
Không tổ chức lễ tốt nghiệp để phòng chống COVID-19
Thầy Đỗ Đinh Linh Vũ (giảng viên khoa Ngữ văn) cho biết mọi năm trường ĐH Sư phạm TP.HCM đều tổ chức lễ tốt nghiệp (TN) đợt đầu, những đợt còn lại sẽ chỉ phát bằng. Tuy nhiên, năm nay vì dịch bệnh nên trường không tổ chức lễ TN mà chỉ tổ chức phát bằng. SV nào không có mặt tại TP.HCM sẽ được nhận bằng vào các đợt sau.
Thầy Vũ được phân công phát bằng ĐH và bảng điểm cho SV khoa Ngữ văn. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
"Thường thì buổi lễ TN sẽ được tổ chức trang trọng ở hội trường lớn. Riêng năm nay dịch bệnh phức tạp, trường cố gắng phân công giảng viên (GV) phát bằng ĐH và bảng điểm để SV kịp tiến độ ra trường xin việc làm" - thầy Vũ cho hay.
Thầy Vũ chia sẻ buổi lễ TN mang nhiều ý nghĩa đối với SV và GV, đó cũng là cơ hội để SV tri ân thầy cô, đánh dấu cột mốc quan trọng trong bước trưởng thành và lưu giữ những kỷ niệm khó quên.
SV xếp hàng ký tên và nhận bằng ĐH. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
"Buổi lễ TN cũng là dịp để thầy cô nói lời tạm biệt và gửi những lời chúc đến SV của mình. Không được dự buổi lễ TN là điều rất đáng tiếc, nhà trường không mong muốn nhưng như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của SV và thầy cô. Tôi cảm thấy hơi tiếc cho các SV sau bốn năm học lại không có cơ hội dự một buổi lễ TN đúng nghĩa. Hy vọng sau khi TN, các SV sẽ có nhiều may mắn về công việc trong tương lai. Sau này nếu có điều kiện thuận lợi, khoa Ngữ văn sẽ cố gắng tổ chức một buổi lễ kỷ niệm cho SV" - thầy Vũ tâm sự.
Bà Khanh (bên phải) đề nghị được chở con gái đi nhận bằng để cùng con chụp vài tấm hình kỷ niệm. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Bà Lê Thị Tố Khanh (50 tuổi), phụ huynh SV Nguyễn Hoàng Lê Tú Trân (khoa Ngữ văn) đã chở Tú Trân đến nhận bằng để cùng con chụp tấm hình lưu niệm. Bà cho biết trước giờ cứ mong chờ ngày cả gia đình cùng đi dự lễ TN của con gái. Bà mong muốn được nhìn thấy con gái khoác chiếc áo cử nhân ngày ra trường. Nào ngờ Tú Trân cho biết vì để đảm bảo an toàn mùa dịch nên nhà trường chỉ phát bằng cho SV mà không tổ chức buổi lễ.
"Tôi thấy rất tiếc nhưng đâu còn cách nào khác, làm như vậy là để bảo vệ được sức khỏe cho mọi người trong mùa dịch. Tôi đề nghị được chở con gái đi nhận bằng để cùng con chụp vài tấm hình kỷ niệm. Dù sao đây cũng là một trong những khoảnh khắc quý giá nên cần có gì đó để lưu giữ" - bà Khanh bày tỏ.
Tiếc vì không được khoác áo cử nhân ngày tốt nghiệp
Nguyễn Kim Ý Nhi (SV khoa Giáo dục Mầm non) chia sẻ cô vẫn luôn tưởng tượng về một buổi lễ tốt nghiệp hoành tráng, tràn ngập niềm vui, có hoa, có áo cử nhân, có gia đình bạn bè đến chúc mừng và có những cái ôm tạm biệt đầy tình cảm. Cô rất mong chờ vì TN ĐH là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi SV.
Nhi chụp hình cùng bạn bè ở khuôn viên trường để lưu giữ kỷ niệm. Ảnh: NVCC
"Vì dịch bệnh mà trường chỉ tổ chức phát bằng chứ không có buổi lễ TN, tôi thấy rất buồn và nuối tiếc. Ngày đến nhận bằng tôi cũng vui vì cuối cùng mình đã được tốt nghiệp, bao nhiêu dự định về tương lai đều hiện lên trong đầu. Tôi cũng được chụp vài tấm hình cùng bạn bè ở khuôn viên trường để lưu giữ kỷ niệm" - Nhi tâm sự.
Quỳnh tiếc nuối vì không được khoác áo cử nhân khi nhận bằng TN. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Giống như Ý Nhi, Lê Như Quỳnh (SV khoa Ngữ văn) cũng bày tỏ mong muốn được khoác áo cử nhân khi nhận tấm bằng TN sau hành trình bốn năm ĐH.
"Nếu như không có dịch và được dự lễ TN thì tôi sẽ mời người thân bạn bè đến dự. Mọi người ai cũng mong chờ được dự lễ TN của tôi, nhất là ba mẹ. Khi biết không có lễ TN mà chỉ lên nhận bằng thì tôi hơi buồn một chút, nhưng không sao vì quan trọng nhất vẫn là đảm bảo sức khoẻ cho mọi người trong thời điểm dịch bệnh phức tạp" - Quỳnh nói.
Thảo đã bế thú cưng cùng đi nhận bằng TN để đỡ buồn. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Còn Bùi Thị Phương Thảo (SV khoa Ngữ văn) kể ba mẹ cô ở quê chưa từng được vào Sài Gòn lần nào. Cô từng hứa rằng dịp TN đại học sẽ mời ba mẹ vào Sài Gòn tham gia buổi lễ. Trong tưởng tượng, buổi lễ TN của cô sẽ có đầy đủ người thân và bạn bè nên khi biết trường không thể tổ chức buổi lễ hoành tráng như trong tưởng tượng của mình, cô khá buồn và tiếc.
"Tôi chỉ lên nhận bằng trong khoảng 15 phút, sau đó tranh thủ chụp vài bức ảnh để lưu niệm và gửi cho ba mẹ xem. Buổi lễ TN của tôi đơn giản như vậy thôi nhưng sẽ khiến tôi nhớ mãi vì nó chưa từng xảy ra và thực sự đặc biệt" - Thảo tâm sự.
Bất ngờ với khảo sát 'học sinh làm gì trong giờ học trực tuyến' Một cuộc khảo sát cho thấy 76% học sinh làm việc khác trong những lớp học trực tuyến và 64% học sinh từng nhắn tin hay chat để bàn luận về hình ảnh thầy cô. Kết quả phỏng vấn học sinh, sinh viên học trực tuyến được chia sẻ tại tọa đàm - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Kết quả cuộc khảo sát "Học...