Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ: Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Thanh niên
Trong tháng thanh niên 2022, Đoàn Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Đại hội Đoàn các cấp và ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đầy ý nghĩa với thông điệp bảo vệ môi trường xanh.
Đoàn Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ tổ chức lễ kết nạp Đoàn viên trong tháng Thanh niên 2022.
Nhằm đẩy mạnh phong trào hoạt động Tháng thanh niên năm 2022, Đoàn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ra mắt mô hình “ Thế giới xanh cần tôi”. Điểm nhấn của mô hình là những thùng rác xanh.
Theo thầy Nguyễn Trọng Hiếu, Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ, hiện nay, vấn đề về giảm thiểu rác thải nhựa và rác thải sinh hoạt được rất nhiều người quan tâm. Những chiếc thùng rác thế này có ý nghĩa nhất định vì góp phần tác động vào ý thức chung tay bảo vệ môi trường của mọi người.
“Có thể bạn sẽ đi qua một chiếc thùng rác thông thường nhưng với một chiếc thùng rác có điểm nhấn như thế này sẽ làm bạn chú ý hơn và hơn hết là truyền đi thông điệp bỏ rác vào thùng, bỏ rác đúng nơi, góp phần bảo vệ môi trường”, thầy Hiếu nhấn mạnh.
Đoàn trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ ra mắt mô hình “Thế giới xanh cần tôi”.
Trong tháng 3 này, Đoàn trường đã kết nạp Đoàn viên cho hơn 150 thanh niên ưu tú tại khu tưởng niệm mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.
Bên cạnh đó, Đoàn Trường Cao đẳng Nghề cũng tổ chức Hội thao Sinh viên chào mừng Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội Đoàn trường nhiệm kỳ 2022-2024,lập thành tích chào mừng 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2022)
Hoạt động “ Ngày thứ 7 tình nguyện”, Đoàn trường phối hợp cùng các đơn vị thực hiện công trình “Vì trường đẹp cho em”
Các trận thi đấu được diễn ra từ 26/3 đến 30/4 và được đảm bảo trật tự, an toàn, giữ gìn kỷ luật, đoàn kết phát huy tin thần thể thao cao thượng.
Ngoài ra, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên các trường Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ, Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ phối hợp Quận đoàn Ô Môn, thực hiện công trình “Vì trường đẹp cho em” tại trường Tiểu học Nguyễn Thông trong các hoạt động “Ngày thứ 7 tình nguyện”.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu bao phủ vaccine ngừa COVID-19; tăng cường kiểm soát rác thải sinh hoạt của F0 điều trị tại nhà
Triển khai hiệu quả hơn nữa Chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022; bảo đảm an toàn cho việc mở cửa du lịch trong tình hình mới; tăng cường xử lý rác thải sinh hoạt của F0 điều trị tại nhà... là những nội dung đáng chú ý được quan tâm trong tuần qua.
Video đang HOT
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Ảnh: TTXVN
Không để chậm trễ việc mua, tổ chức tiêm vaccine
Tại Nghị quyết số 25/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tiếp tục chỉ đạo thực hiện đầy đủ, đồng bộ các quy định, phương châm, phương pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; triển khai hiệu quả hơn nữa Chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc tiêm chậm vaccine trên địa bàn.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, trình Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 3/2022; khẩn trương tiếp nhận vaccine, chỉ đạo thực hiện tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; khẩn trương xây dựng kịch bản ứng phó dịch bệnh; rà soát, kịp thời hỗ trợ, chi viện cho các địa phương có số ca nặng tăng nhanh; cập nhật, hoàn chỉnh các biện pháp về y tế đối với người bệnh sau điều trị COVID-19...
Ngày 17/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Chương trình được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 - 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Chương trình hướng đến mục tiêu bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19, đến hết quý I/2022, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9/2022; nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị... đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.
Theo Bộ Y tế, đến nay dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Số mắc tiếp tục tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron làm lây lan nhanh hơn, tuy nhiên ít tăng số ca nặng hơn. Do tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vaccine mũi 3; triển khai các biện pháp ưu tiên quản lý, bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao; tăng cường năng lực cách ly, chăm sóc, điều trị quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; nhất là thực hiện nghiêm thông điệp "5K vaccine thuốc điều trị công nghệ đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác" là rất quan trọng trong việc kiểm soát ca lây nhiễm, hạn chế bệnh tăng nặng, tử vong.
Dự báo số ca mắc thời gian tới sẽ tiếp tục tăng do mầm bệnh đã lây lan rộng trong cộng đồng; biến chủng BA.2 của biến chủng Omicron vẫn là biến thể chủ đạo; việc triển khai các hoạt động dỡ bỏ hạn chế đối với vận chuyển hành khách, mở cửa du lịch, mở cửa lại trường học và các sự kiện thể thao, văn hóa, xã hội, cùng với đó là tâm lý chủ quan, lơ là của một bộ phận người dân làm tăng nguy cơ gia tăng số nhập viện tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền).
Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm) trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các trẻ dưới 5 tuổi...
Tăng cường thanh, kiểm tra việc quản lý thuốc điều trị và thiết bị y tế phòng, chống dịch
Thuốc kháng virus điều trị COVID-19 có thành phần hoạt chất chứa Molnupiravir. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Văn phòng Chính phủ có Công văn số 1669 ngày 17/3 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 8/10/2021, Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 30/1/2022 và Văn bản số 65/TB-VPCP ngày 2/3/2022 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá liên quan đến việc tăng cường thanh tra, kiểm tra không để lợi dụng tình hình dịch bệnh tăng giá bất hợp lý đối với thuốc, vật tư y tế, bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19.
Đồng thời, chủ động theo dõi, giám sát biến động giá các mặt hàng trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 để có biện pháp quản lý, bình ổn giá theo quy định.
Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng, tăng cường công tác nắm tình hình trên tất cả các tuyến, địa bàn, làm tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh đối với nhóm mặt hàng sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế và các loại thuốc phòng, chống dịch COVID-19; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, ngày 17/3, Bộ Y tế ban hành Công điện số 365/CĐ-BYT về việc tiếp tục thanh, kiểm tra, tăng cường quản lý về thuốc điều trị COVID-19 gửi UBND các tỉnh, thành phố. Đây là lần thứ 3 trong tháng 3/2022, Bộ Y tế đã có văn bản về vấn đề này gửi các địa phương.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Y tế về mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19; lấy mẫu kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng thuốc.
Các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 tại các cơ sở kinh doanh dược theo nội dung tại Công văn số 976/BYT QLD ngày 01/3/2022 của Bộ Y tế; chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, thành phố như Ban chỉ đạo 389, Quản lý thị trường, Công an tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng khác tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong sản xuất, kinh doanh thuốc điều trị COVID-19, các hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 tại các địa điểm kinh doanh không được cấp phép theo quy định hoặc trên các nền tảng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, các hoạt động mua, bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các địa phương chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong mua, bán thuốc nói chung và thuốc điều trị COVID-19 nói riêng; niêm yết giá và bán theo đúng giá thuốc đã niêm yết, kê khai; hướng dẫn đầy đủ cho người dân về sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.
Mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường
Đông đảo du khách đến tham quan Khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) trong ngày đầu tiên mở cửa trở lại. Ảnh: TTXVN phát
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3, miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italy, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na Uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Belarus.
Cụ thể, Chính phủ quyết nghị miễn thị thực cho công dân các nước trên khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu trên được thực hiện trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày 15/3/2022 đến hết ngày 14/3/2025 và sẽ được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tại hội nghị triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả, bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối điểm cầu tới một số địa phương trong nước và 94 Đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng cột mốc 15/3 không chỉ dừng ở mở cửa du lịch, bản chất là Việt Nam chính thức mở lại giao lưu, giao thương quốc tế như trước khi có dịch COVID-19, nhưng kèm theo một số giải pháp với tinh thần quản lý, kiểm soát rủi ro và bảo đảm an toàn cho tất cả mọi người.
Việc Việt Nam quyết định mở cửa du lịch quốc tế không phải là một "sự chạy đua" sau khi một số nước có động thái tương tự trước đó. Quyết định chính thức mở cửa lại cho khách du lịch quốc tế là một lộ trình rất thận trọng. Khi mở cửa du lịch quốc tế, quá trình phục hồi ngành du lịch sẽ không diễn ra một cách nhanh chóng trong một vài ngày, hay vài tuần, sẽ cần phải mất vài tháng hoặc lâu hơn.
Cũng trong ngày 15/3, Bộ Y tế đã có Công văn số 1265 gửi các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam. Theo đó, Bộ hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam về xét nghiệm; khai báo y tế và kiểm dịch y tế tại cửa khẩu; theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng bệnh COVID-19.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản công bố phương án mở cửa lại hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới.
Văn bản nêu rõ: Từ ngày 15/3/2022, nước ta mở cửa mở cửa lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa trong điều kiện bình thường mới thông qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch COVID-19 dành cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound); khách du lịch ra nước ngoài (outbound) và khách du lịch nội địa.
Cụ thể, với hoạt động du lịch quốc tế, thực hiện chính sách thị thực theo Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022; Công văn số 1606/VPCP-QHQT ngày 15/3/2022 khôi phục chính sách xuất nhập cảnh của Việt Nam và các chính sách thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài theo quy định của Chính phủ. Đối với hoạt động du lịch nội địa thì triển khai theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và các văn bản hướng dẫn liên quan đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; triển khai
Chương trình kích cầu, phục hoạt động du lịch nội địa trên toàn quốc; tổ chức xúc tiến, quảng bá điểm điến, xây dựng sản phẩm trải nghiệm du lịch đa dạng, hấp dẫn.
Trong công văn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nêu rõ các quy định dành cho ba loại khách du lịch; đề nghị các Bộ Y tế, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao; các thành phố trực thuộc Trung ương; các doanh nghiệp du lịch trong việc mở cửa du lịch.
Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh do rác thải của F0
Một buổi thu gom rác thải F0 điều trị tại nhà từ 13h đếm 18h các ngày trong tuần. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Ghi nhận tại một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ngãi, Đắk Lắk... thời gian qua cho thấy, chất thải phát sinh từ sinh hoạt của F0 điều trị tại nhà chưa được quản lý, phân loại, thu gom riêng như chất thải lây nhiễm, bỏ chung với rác thải sinh hoạt thông thường... Điều này tạo nguy cơ lây nhiễm rất cao đối với công nhân vệ sinh môi trường cũng như khả năng bùng phát dịch trên diện rộng. Ngoài ra, việc xử lý rác thải tại địa phương gặp nhiều khó khăn do lực lượng làm công tác này rất mỏng, chưa được đầu tư xe chuyên dụng chuyên chở rác thải lây nhiễm, thiếu trang thiết bị bảo hộ, kinh phí dành cho việc thu gom, xử lý rác thải tại địa phương còn hạn hẹp...
Để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về chất thải liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để hỗ trợ, hướng dẫn trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải để phòng tránh dịch bệnh và an toàn môi trường. Trước mắt, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm việc phân loại riêng biệt, thu gom chất thải y tế lây nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để lẫn với chất thải sinh hoạt.
Các cơ quan tại địa phương phối hợp chặt chẽ với đơn vị công ích, thu gom chất thải để xây dựng, điều chỉnh, cập nhật phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh đối với các trường hợp F0 đang cách ly tại nhà trên địa bàn, trong đó có phương án bố trí đơn vị thu gom chất thải từ các gia đình, địa điểm lưu trú có ca F0 đang cách ly để đưa đến nơi lưu giữ, chuyển giao kịp thời cho cơ sở xử lý theo quy định, giảm thiểu nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.
Mặt khác, đề phòng trường hợp các gia đình có người mắc COVID-19 nhưng không phát hiện ra hoặc gia đình có người nhiễm nhưng không phân loại chất thải đúng theo quy định, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý có biện pháp hạn chế tiếp xúc với rác thải trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, đặc biệt là liên quan đến công đoạn thu gom các chất thải nhựa tái chế dùng một lần như bát, đũa, thìa, cốc nhựa nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch.
Đắk Lắk: Nguy cơ lây mắc COVID-19 từ rác thải sinh hoạt của F0 Tính đến ngày 17/3, toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 36.600 ca mắc COVID-19 đang điều trị tại nhà. Tuy nhiên hiện nay, rác thải sinh hoạt của F0 đang điều trị tại nhà được thu gom, xử lý chung với rác thải thông thường. Ảnh minh họa: Trung Nguyên/Báo Tin tức Điều này làm tăng nguy cơ lây mắc COVID-19 trong cộng...