Trường bị nước lũ bao vây, thuê xe tải chở học sinh vào lớp
Gần 1.000 học sinh học không thể vào trường, ban giám hiệu cùng cán bộ ấp, công an và dân quân xã thuê xe khách, xe tải chở học sinh vào lớp.
Bị nước lũ dâng cao bao vây mọi ngả đường, trường THCS Phước Tân 1 đã thuê xe khách và xe tải đưa học sinh vào trường.
Trưa nay 16.9, ông Lê Văn Lành, Hiệu trưởng Trường THCS Phước Tân 1 (ấp Miễu, xã Phước Tân, TP.Biên Hòa, Đồng Nai), cho biết: “Trường thông báo bằng tin nhắn qua điện thoại đến tất cả phụ huynh, để cho gần 1.000 học sinh sẽ nghỉ học buổi chiều hôm nay”.
Trước đó, vào rạng sáng nay, nước lũ từ thượng nguồn sông Buông tràn về đã gây ngập lụt trên diện rộng ở ấp Miễu. Gần 1.000 học sinh học ca sáng đã không thể đến trường, trước tình hình này, trường THCS Phước Tân 1 cùng cán bộ ấp, công an và dân quân xã đã thuê xe khách, xe tải chở các em từ quốc lộ 51 vào trường.
“Tổng cộng hai chiếc xe đã chở trên 40 chuyến, bảo đảm cho các em vào kịp giờ học. Còn xe đạp thì được thầy cô mượn một bãi đất của nhà dân gửi tạm” ông Lành cho biết.
Người dân ở đây không thể di chuyển bằng xe máy, phải xách hàng hóa lội bộ vào nhà.
Video đang HOT
Đến gần trưa, trước tình hình mưa lũ tiếp tục có chiều hướng phức tạp nên ngay trong trưa nay 16.9, Ban giám hiệu trường đã ra thông báo khẩn cho học sinh của trường nghỉ học học buổi chiều cùng ngày.
Do thường xuyên bị ngập lụt, gia đình anh Nguyễn Xuân Linh (ấp Miễu) đã phải bỏ căn nhà hai tầng để xây một căn nhà kế bên cao hơn.
Cách đây 6 ngày, vào rạng sáng 10.9, do mưa lớn, nước lũ đã cuốn sập cầu Bà Cải bắc qua sông Buông, cây cầu là con đường duy nhất nối liền các tổ của ấp Miễu, thuộc xã Phước Tân (TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Bà Hoàng Thị Khánh Dương, Bí thư Chi bộ ấp Miễu (xã Phước Tân) cho biết cầu bị sập khiến hơn 2.000 học sinh không thể đến trường, buộc phải đi đường vòng xa gấp 5 lần.
Tin, ảnh: Lê Lâm
Theo Thanhnien
Ngồi cáp treo tự chế vượt suối dữ
Nhiều người dân ở khu vực suối Đôi thuộc xã Ia Dom, H.Đức Cơ (Gia Lai) hằng ngày vẫn bất chấp nguy hiểm, đi cáp treo tự chế qua suối để làm rẫy.
Nhiều hộ dân hằng ngày vẫn đi về bằng cách đi cáp treo tự chế vượt suối Đôi
Bước lên mảnh gỗ chồng chềnh, ba mẹ con chị Hoàng Thị Hoa bắt đầu thả tay để con lăn từ từ di chuyển trên sợi cáp nhỏ vượt suối Đôi. Bên dưới là dòng nước lũ hung dữ cuộn nước đỏ ngầu.
Chị Hoa cho biết: "Gia đình tôi làm điều (đào lộn hột) bên này nên thương qua lại bằng cáp treo. Lúc đầu sợ nhưng đi miết rồi quen. Mùa khô con suối này cạn lắm. Mùa mưa nước lên mới phải đi bằng cáp treo".
Nhìn hai sợi cáp mỏng manh được cố định vào hai đầu bờ suối, ai mới nhìn cũng rùng mình khi nghĩ đến điều xấu nếu sợi cáp bị đứt.
Nhưng không riêng gì chị Hoa, vì mưu sinh, nhiều người dân đã phó mặc tính mạng của mình, đi theo đường cáp vượt hơn 50 m để qua suối.
Ngoài người dân ở bên kia suối vẫn đi về, vận chuyển phân bón, lương thực bằng cách đu dây, có 5 học sinh hằng ngày cũng phải đu dây vượt suối đến trường.
Theo quan sát của chúng tôi, "cầu dây" được làm bằng một sợi cáp buộc cố định ở hai bên suối, dài hơn 50 m. Ròng rọc được đặt vào sợi cáp, cố định bên trên là một khung sắt, bên dưới là một khung sắt dài tầm 1,5 m, rộng gần 1 m, được treo bằng dây nối với ròng rọc. Một sợi dây dài bằng dây cáp được chuẩn bị sẵn, buộc vào gốc cây hai bên suối. Khi qua suối, người ngồi trên chiếc khung và được người đứng trên bờ suối kéo qua.
Ông Nguyễn Hữu Quế, Phó giám đốc Sở GTVT Gia Lai cho biết: "Chúng tôi đã đến tận nơi kiểm tra. Dĩ nhiên việc vượt suối bằng đường cáp treo như thế này là không đảm bảo an toàn tính mạng. Đường cáp này do Lâm trường Đức Cơ làm để phục vụ việc đi lại của những lao động làm việc cho lâm trường. Qua làm việc với UBND H.Đức Cơ, chúng tôi được biết Lâm trường Đức Cơ có trồng 100 ha điều. Họ đã tuyển lao động ở Cà Mau, Thanh Hóa đến để làm điều. Hiện bên kia suối có 15 hộ với 40 khẩu. Tất cả các hộ này đều tạm trú. Chúng tôi đang làm việc với Sở NN-PTNT Gia Lai để báo cáo lên UBND tỉnh Gia Lai xin ý kiến chỉ đạo về việc này".
Trao đổi với PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Võ Ngọc Thành cho biết: "Chúng tôi đã yêu cầu Sở GTVT báo cáo để chỉ đạo cụ thể vấn đề này".
Phụ nữ và trẻ em hằng ngày vẫn qua sông bằng cách ngồi lên khung sắt được đặt trên cáp treo tự chế
Người ngồi trên khung sắt sẽ được người bên kia bờ kéo để qua sông
Ra đến giữa dòng nước xoáy
Việc vượt suối bằng đường cáp treo như thế này là không đảm bảo an toàn tính mạng
Trần Hiếuthực hiện
Theo Thanhnien
Sạt lở bờ sông, hàng chục hộ dân bị đe dọa Mùa mưa bão đang cận kề, hàng chục hộ dân sống ven sông Son thuộc thôn Liên Thủy, xã Liên Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) lại sống trong thấp thỏm, lo sợ nhà cửa bị cuốn trôi. Bờ kè được người dân lấy đá từ trên núi về dựng bị nước lũ đánh vỡ - Ảnh: P.T Xã Liên Trạch là xã bãi...