Trưởng ấp bị chủ tịch xã ép ký khống để lấy tiền trả nợ
Chỉ vì sợ bị truy cứu trách nhiệm, các trưởng ấp đồng loạt “bật mí” về việc bị chủ tịch UBND xã yêu cầu ký khống hồ sơ chứng từ với tổng số tiền 180 triệu đồng.
Việc nhờ ký khống này do người tiền nhiệm để lại khoản nợ bên ngoài nhưng không có nguồn nào khác lấp vào nên yêu cầu các trưởng ấp ký khống để chứ không tư túi?!
Ông Võ Thành Ngộ, nguyên Trưởng ấp Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang cho biết khi còn là trưởng ấp, đầu năm 2018, ông Trần Minh Hòa – Chủ tịch UBND xã Tân Hội – mời ông cùng với 8 trưởng ấp khác lên trụ sở làm việc để nhờ ký một số hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản chi cho việc phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
“Chín trưởng ấp vào làm việc riêng và ông nhờ ký dùm để xã có chứng từ thanh quyết toán cho các mục của nông thôn mới. Không biết ký cái gì luôn. Giờ anh em cứ phập phồng hoài vì không biết mình ký cái gì”- ông Ngộ lo lắng.
Còn ông Hồ Thành Công, nguyên Trưởng ấp Tân Hồng, cho biết: Ông được chủ tịch xã mời vào phòng làm việc ký giùm hơn chục các loại giấy tờ mà không biết là giấy gì. “Xã có nhờ ký dùm và nghe nói là để xã quyết toán, mình cũng không biết số tiền là bao nhiêu”- ông Công nói.
Điều lạ là các trưởng ấp đều không biết rõ các hóa đơn, chứng từ này chi cụ thể cho những công việc gì và số tiền ký nhận là bao nhiêu nhưng nể cấp trên nên họ ký nhận 20 triệu đồng và mỗi vị trưởng ấp được nhận 1 triệu đồng gọi là hỗ trợ chi phí đi lại.
Đem những thông tin trên hỏi ông Trần Minh Hòa, đương kim chủ tịch UBND xã Tân Hộivà ông Hòa nhìn nhận có việc nhờ các trưởng ấp ký nhận vào các hóa đơn, chứng từ chi cho việc hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Video đang HOT
Ông Hòa Lý giải nguyên nhân là do nhiệm kỳ trước, UBND xã Tân Hội có thiếu nợ bên ngoài số tiền 150 triệu đồng. Khi ông về nhận chức chủ tịch UBND xã, không có nguồn nào để lấp vào nên ông mới nghĩ ra cách nhờ các trưởng ấp ký nhận để hợp thức hóa chứng từ nhằm lấy tiền để trả nợ chứ không phải lấy tiền tư túi riêng. “Cái này do trước để lại. Mấy ảnh nợ thì buộc tôi phải quyết toán nên phải hợp thức hóa chứng từ để trả cho trên”- ông Hòa nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang cho biết có nghe việc UBND xã Tân Hội bị thâm hụt ngân sách và thiếu nợ bên ngoài số tiền 150 triệu đồng và huyện đã chỉ đạo xã tiết kiệm chi tiêu để dành tiền trả nợ. “Tuy nhiên Chủ tịch xã Tân Hội cho các trưởng ấp ký khống như thế là sai nguyên tắc tài chính cũng như không tuân thủ theo chỉ đạo của cấp trên”, ông nói.
Cũng theo ông Đức, số tiền mà xã thâm hụt là do liên quan đến việc mua bán nền nhà ở khu dân cư Đập Đá của lãnh đạo xã giai đoạn trước. “Quan điểm của huyện là nếu anh thâm hụt, nợ thì phải tiết kiệm để trả. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại”. Ông Đức khẳng định sau khi tiếp nhận thông tin này, huyện sẽ cho lập đoàn đi kiểm tra và thanh tra đột xuất việc thu chi ngân sách của UBND xã Tân Hội nếu thấy có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
THẤT SƠN
Theo PLO
Vụ "tham ô tài sản" tại Trường THPT Chuyên Bạc Liêu: Nguyên kế toán "xin" hóa đơn, "mượn" tài khoản để... chiếm đoạt tiền
Liên quan đến vụ "tham ô tài sản" tại Trường THPT Chuyên Bạc Liêu, nguyên kế toán trường này được xác định đã "xin" hóa đơn, chứng từ và "mượn" tài khoản người thân để chuyển tiền thanh toán khống vào để thực hiện việc chiếm đoạt.
Từ số tiền "trên trời" rơi vào tài khoản người thuê mặt bằng...
Theo tài liệu của PV Dân trí có được, qua công tác thanh tra quản lý tài chính tại Trường THPT Chuyên Bạc Liêu cho thấy, trước tháng 1/2015, người thuê mặt bằng bán văn phòng phẩm (gọi là người thuê) trong Trường THPT Chuyên Bạc Liêu phát hiện trong tài khoản phát sinh số tiền hơn 3 triệu đồng.
Đến tháng 2/2015, người thuê lại phát hiện trong tài khoản phát sinh số tiền 8 triệu đồng, nhưng người thuê không biết số tiền là của ai chuyển. Tuy nhiên, cả 2 lần, bà N.T.M.L. (lúc này là kế toán trường) có gặp người thuê và nói là có người chú chuyển tiền cho bà L. nên nhờ rút hộ.
Thấy vấn đề trên có sự bất thường nên cả 2 lần người thuê đã báo cáo cho bà Phú Thị Cẩm (thời điểm này là Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Bạc Liêu) biết.
Sau khi biết sự việc, lãnh đạo Trường THPT Chuyên Bạc Liêu cho rà soát lại thì phát hiện có một số khoản chi với số tiền lớn, trong khi thực tế không có phát sinh.
Trong đó, có một số chứng từ chuyển khoản thanh toán được cho là "chữ ký không phải của Hiệu trưởng" như: Thanh toán tiền trồng hoa sân trường 12,6 triệu đồng; thanh toán tiền làm bảng meca chữ nổi 14,6 triệu đồng; thanh toán tiền sơn, sửa phòng học 18,7 triệu đồng; thanh toán tiền mua tập học sinh 18,2 triệu đồng;...
Vụ việc này được cho là bà Phú Thị Cẩm có báo cáo trực tiếp (không có văn bản) đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu.
Trường THPT Chuyên Bạc Liêu, nơi xảy ra vụ việc.
... đến chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Theo kết quả kiểm tra công tác thu, chi tài chính từ năm 2014 đến năm 2015, bà N.T.M.L. đã lập tổng số 32 chứng từ khống, giả mạo chữ ký của Hiệu trưởng để ký các hồ sơ, chứng từ khống (như ký hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, bảng kê chứng từ thanh toán,...), ký chuyển khoản tiền thanh toán từ tài khoản dự toán, tài khoản tiền gửi của trường tại Kho bạc vào tài khoản cá nhân người thân bà L. mở tại ngân hàng, sau đó bà L. nhờ rút ra cho bà sử dụng.
Trong đó, có 17 chứng từ sai phạm với tổng số tiền hơn 203 triệu đồng; có 14 chứng từ sai phạm với tổng số tiền hơn 248 triệu đồng; có 1 chứng từ sai phạm với số tiền gần 5 triệu đồng.
Kết luận nêu rõ, theo biên bản làm việc, bà N.T.N.L. cho biết chứng từ, hóa đơn thanh toán khống là do bà L. "xin" của cơ sở buôn bán trên địa bàn; còn tài khoản của người thân (như: chồng, chú, dì, em, bạn...) là do bà L. mượn để chuyển tiền thanh toán khống vào để thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Thanh tra xác định, trong khoảng thời gian từ 2014 đến năm 2015, lợi dụng nhiệm vụ được giao là quản lý tài sản và thu, chi tài chính của Trường THPT Chuyên Bạc Liêu, bà N.T.M.L. đã cố tình vi phạm nhiều lần và vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tài chính, chiếm đoạt kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và nhiều nguồn thu khác của trường, kinh phí hoạt động của Hội Phụ huynh học sinh,...
Tính đến thời điểm 31/12/2015, bà N.T.M.L. đã chiếm đoạt tổng số tiền hơn 457,542 triệu đồng; trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước cấp qua dự toán hơn 190 triệu đồng; nguồn thu dạy thêm, học thêm hơn 35 triệu đồng; nguồn chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh hơn 54 triệu đồng; nguồn quỹ hoạt động của Hội Phụ huynh học sinh hơn 176 triệu đồng.
"Đối chiếu với quy định của pháp luật, hành vi sai phạm nêu trên của bà N.T.M.L. là hành vi tham nhũng tài sản của Nhà nước và của Hội Phụ huynh học sinh được quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005", kết luận nêu rõ.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Bạc Liêu: Khởi tố vụ "tham ô tài sản" tại Trường THPT Chuyên Bạc Liêu Ngày 20/10, theo nguồn tin của PV Dân trí, Công an TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) đã có thông báo ra quyết định khởi tố vụ án "tham ô tài sản" xảy ra tại Trường THPT Chuyên Bạc Liêu. Trường THPT Chuyên Bạc Liêu (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), nơi xảy ra vụ việc. Theo nguồn tin của PV Dân trí,...