Trước tòa, học sinh kể lại phút hãi hùng trên phà Sewol
Ra làm chứng trước tòa, các em học sinh vẫn chưa ngớt ám ảnh về những giờ phút đầy hãi hùng bên trong chiếc phà Sewol xấu số, nơi hàng trăm bạn bè đã phải bỏ mạng oan uổng.
Ngày 28/7, sáu học sinh trung học thoát chết trong thảm họa đắm phà Sewol tồi tệ nhất trong lịch sử hàng hải Hàn Quốc đã ra trước tòa để kể về thời khắc hãi hùng khi các bạn học giúp họ thoát ra ngoài lúc chiếc phà ngập nước, bất chấp việc thuyền trưởng ra lệnh cho các em phải ngồi yên trong cabin.
Những học sinh được giấu tên để bảo vệ quyền riêng tư này đồng ý đứng ra làm chứng trước phiên tòa xét xử 15 thành viên thủy thủ đoàn phà Sewol bị truy tố với các tội danh giết người, cẩu thả và bỏ rơi hành khách lúc hoạn nạn, khiến hơn 300 người chết và mất tích.
Thuyền trưởng phà Sewol bị dẫn giải ra trước tòa
Một em học sinh bàng hoàng kể lại: “Chúng em cứ ngồi chờ đợi, và khi nước bắt đầu tràn vào, lớp trưởng bảo chúng em mặc áo phao vào. Lúc đó phà nghiêng đến mức cửa ra vào ở ngay trên đầu, nên lớp trưởng bảo chúng em bơi ra khỏi cửa để thoát ra ngoài. Những bạn đã thoát ra từ trước kéo chúng em lên.”
Chiếc phà Sewol nặng hàng ngàn tấn bị đắm hôm 16/4, khiến 304 người thiệt mạng, trong đó có 250 học sinh trung học đang tham dự một chuyến điền dã. Mười hai giáo viên của các em cũng thiệt mạng trong thảm kịch này.
Chiếc phà đang di chuyển theo lịch trình từ cảng Incheon tới đảo du lịch Jeju, chở theo hàng trăm học sinh và giáo viên trường trung học Danwon tới đây nghỉ mát. Trên phà còn có nhiều hành khách khác và một lượng lớn hàng hóa vượt trọng tải cho phép.
Một học sinh khác kể lại rằng thủy thủ đoàn đã yêu cầu hành khách, “đặc biệt là các học sinh trường trung học Danwon” phải ngồi nguyên tại chỗ trong cabin.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi nước bắt đầu tràn vào trong phà, một số học sinh đã cố giúp đỡ nhau để di chuyển ra ngoài, trong khi hàng trăm bạn khác vẫn tuân thủ mệnh lệnh của thủy thủ đoàn và ngồi bó gối trong cabin chờ chết.
Hình ảnh về giây phút cuối cùng của học sinh bên trong phà Sewol
Các học sinh khác cho biết khi lực lượng cảnh sát biển đến nơi, học chỉ đứng đợi ở bên ngoài phà và giục hành khách bơi ra ngoài mà không chịu chui vào bên trong để giải cứu họ. Một học sinh kể: “Họ chỉ đợi ở bên ngoài. Họ kéo chúng em lên xuồng nhưng không chui vào bên trong để giúp đỡ.”
Ngư dân nhiều hơn nhân viên cứu hộ
Một học sinh khác cho biết các ngư dân đổ tới hiện trường để cứu giúp nạn nhân còn nhiều hơn cả cảnh sát biển. Nữ sinh này cho rằng các thành viên thủy thủ đoàn cần phải bị trừng phạt nghiêm khắc với các hành động của họ.
Cô gái nói thêm: “Không những thế, em còn muốn biết lý do tại sao các bạn em phải chịu kết cục tức tưởi như thế này.”
Các nữ sinh sống sót sau thảm họa đắm phà Sewol
Cô gái khẳng định rằng các học sinh đã liên tiếp nhận được mệnh lệnh không được rời khỏi phòng. Mãi một lúc sau, các em mới được chỉ thị mặc áo phao, thế nhưng không ai đưa ra bất cứ lời giải thích nào, và cũng không ai cho các em biết điều gì đang xảy ra khi chiếc phà bị nghiêng hẳn sang một bên.
Đây là 6 nhân chứng đầu tiên trong số 75 học sinh sống sót trong thảm họa sẽ ra trước tòa án Gwangju, quận Ansan để tố cáo những hành động của các thành viên thủy thủ đoàn.
Khai trước tòa, các thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có thuyền trưởng đều cho rằng nhiệm vụ giải cứu hành khách là nghĩa vụ của cảnh sát biển, còn họ không phải chịu trách nhiệm gì trong thảm họa này.
Cảnh sát biển Hàn Quốc giải cứu các nạn nhân phà Sewol
Chính phủ Hàn Quốc đang phải hứng chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận vì phản ứng chậm chạp và thiếu hiệu quả của lực lượng cứu hộ trong thảm họa phà Sewol, khiến thủ tướng Hàn Quốc phải từ chức trong khi chưa tìm được ứng cử viên khác thay thế.
Thảm họa này cũng dẫn đến một cuộc truy nã lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc đối với tỉ phú Yoo Byung-un, người đứng đầu gia tộc sở hữu chiếc phà Sewol xấu số. Thi thể đã phân hủy của ông Yoo được tìm thấy từ tháng trước, song nó chỉ mới được nhận dạng cách đây một tuần.
Mặc dù vậy, cơ quan pháp y Hàn Quốc cũng đã phải bó tay bất lực trong việc xác định nguyên nhân cái chết của ông Yoo, làm dấy lên nhiều lời đồn thổi trong dư luận nước này, thậm chí có người còn cho rằng tỉ phú lắm tiền nhiều của trên đã chơi trò “đánh tráo xác” để có thể dễ bề chạy trốn.
Theo Khampha
Tổng thống Hàn Quốc chỉ định thủ tướng và giám đốc tình báo mới
Ngay 10-6, Tổng thống Han Quôc Park Geun-hye đa chi đinh một cựu nhà báo lam thủ tướng và đại sứ tai Nhật Bản lam giám đốc tình báo mới, môt bước đi đầu tiên trong kế hoạch cải tổ nội cac nhăm lấy lại niềm tin của công chung sau thảm họa chim pha hôi giưa thang 4.
Theo phát ngôn viên tổng thống Min Kyung-wook, Tông thông Park Geun-hye đa chi đinh ông Moon Chang-keuk, 66 tuổi, cựu trương ban biên tập cua bao JoongAng Ilbo, một trong những tờ báo lớn ở Hàn Quốc, thay thế Thủ tướng Chung Hong-won.
Ông Chung Hong-won, người đa xin tư chưc sau thảm họa chim phà, vân sẽ tiêp tuc đam nhiêm chưc vu thu tương cho đến khi ông Moon Chang-keuk được quốc hội phê chuân.
Tông thông Park Geun-hye cũng đa chi đinh đai sư Hàn Quốc tai Nhật Bản, Lee Byung-kee, lam giám đốc mới của Cơ quan tình báo quốc gia. Ông Lee Byung-kee, 67 tuổi, đa tưng đam nhiêm chưc vu phó giám đốc Cơ quan tình báo quôc gia Han Quôc. Ông Lee Byung-kee cũng cần phải vươt qua phiên điều trần phê chuân của Quốc hội.
Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích vụ chìm phà Sewol
Viêc đê cư nay diên ra khoảng hai tuần sau khi ông Ahn Dai-hee, ngươi vưa đươc tông thông lựa chọn lam thủ tướng, đa rút lui do bi chỉ trích rằng ông đã kiêm quá nhiều tiền chỉ trong khoảng 5 tháng sau khi mở văn phòng luât sư vào năm 2013, khi con đương chưc chanh an tòa án tối cao.
Hôm 22-5, sau khi ông Chung Hong-won từ chức vì vụ chìm phà Sewol khiến hơn 300 người thiệt mạng, bà Park Geun-hye đã chỉ định ông Ahn Dai-hee cho vị trí thủ tướng nhằm cải tổ chính phủ để khôi phục lòng tin của công chúng. Nên viêc ông Ahn Dai-hee xin rut lui đa giang môt đon năng vao nô lưc cua Tông thông Park Geun-hye.
Đang cầm quyền Saenuri đã bày tỏ hy vọng rằng ưng viên thủ tương nay có thể mang lại sư hòa giải cho đất nước vôn đa bi chia rẽ sâu sắc vê tư tương va khu vưc sau vu chim pha Sewol.
Tai Han Quôc, thu tương la chưc vu cao thư 2 sau tông thông, nhưng chưc vu nay bi giơi han ơ vai tro nghi lê la chinh vi quyên lưc tâp trung hêt vao tông thông.
Theo An ninh thủ đô
Hàn Quốc bắt đầu xét xử thủy thủ phà Sewol Hôm qua 10-6, Hàn Quốc bắt đầu mở phiên xét xử thuyền trưởng và 14 thành viên thủy thủ đoàn của chiếc phà Sewol bị chìm hồi tháng 4 vừa qua, khiến 292 người thiệt mạng và 12 người vẫn mất tích. Thuyền trưởng Lee Joon-seok bị dẫn giải đến tòa ngày 10-6 Các công tố viên cho biết, thuyền trưởng Lee Joon-seok,...