Trước thềm sáp nhập vào HDBank, PGBank báo tín dụng tăng trưởng âm quý 1
Cho vay khách hàng quý 1 của PGBank tăng trưởng âm, đồng thời lợi nhuận cũng sụt giảm 11% về còn 60,5 tỷ đồng. Nhưng đây là kết quả khả quan hơn quý 4/2019 khi lỗ gần 59 tỷ đồng.
Trong quý 1/2020, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) ở mức 193 tỷ đồng; hoạt động dịch vụ mang về 5,4 tỷ đồng lãi thuần; kinh doanh ngoại hối là 10 tỷ đồng; mua bán chứng khoán đầu tư ở mức 36 tỷ đồng; hoạt động khác gần 9 tỷ đồng.
Sau khi trừ 164 tỷ đồng chi phí hoạt động và 14 tỷ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận sau thuế của PGBank ở mức 60,5 tỷ đồng, giảm 11% so cùng kỳ 2019. Đây là một kết quả khả quan bởi tính chung cả năm 2019, PGBank cũng chỉ lãi ròng 74,6 tỷ đồng do quý 4/2019 lỗ gần 19 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/3/2020, tổng tài sản có của PGBank ở mức 31.373 tỷ đồng, giảm 200 tỷ đồng so với đầu kỳ. Trong đó cho vay khách hàng sụt giảm 1,6% xuống mức 23.315,8 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng lại tăng 3,1% lên mức 26.189 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nợ xấu của PGBank ở mức 767 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,4% so đầu kỳ. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 3,15% lên 3,29%.
Tập đoàn Petrolimex hiện nắm giữ 40% cổ phần tại PGBank và là cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này. Hồi tháng 11/2019, lãnh đạo tập đoàn kỳ vọng sẽ nhận được phê duyệt cuối cùng đối với đề xuất sáp nhập PGBank và HDBank vào tháng 6/2020.
Sau khi hợp nhất, Petrolimex sẽ sở hữu 5,8% cổ phần của HDBank, đồng thời ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường khoảng 730 tỷ đồng, giúp lợi nhuận năm 2020 tăng thêm khoảng 15%.
Việc sáp nhập giữa hai ngân hàng sẽ được thực hiện thông qua phương thức hoán đổi cổ phiếu. HDBank sẽ phát hành cổ phiếu để hoán đổi lấy toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành của PGBank.
Ước tính và lượng hóa những lợi ích mang lại từ việc sáp nhập, hai ngân hàng sẽ trình ĐHĐCĐ chấp thuận tỷ lệ hoán đổi là 1:0.621 (1 cổ phiếu PGBank đổi lấy 0.621 cổ phiếu HDBank).
Minh An
Fitch hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam về mức 3,3%
Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay có thể chỉ tăng 3,3% do tác động của dịch Covid-19.
Fitch hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam về 3,3%.
Fitch dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm từ mức 7% vào năm 2019 hạ xuống còn 3,3% năm 2020, do tác động của dịch Covid-19. Đây có thể là tốc độ chậm nhất của Việt Nam kể từ giữa thập niên 80.
Fitch cho rằng tăng trưởng năm nay khó đoán và chịu áp lực giảm, tùy thuộc vào diễn biến của đại dịch ở cả Việt Nam và các thị trường xuất khẩu lớn. Việt Nam đến nay vẫn ghi nhận số ca nhiễm tương đối thấp, nhưng có thể tăng, và hoạt động kinh tế tại nhiều khu vực đang chững lại để ngăn dịch bệnh lây lan.
Fitch Ratings cũng điều chỉnh triển vọng Nhà phát hành nợ (IDR) dài hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam từ Tích cực sang Ổn định, đồng thời giữ nguyên mức xếp hạng BB.
Việc điều chỉnh triển vọng phản ánh tác động của đại dịch với nền kinh tế qua du lịch, xuất khẩu và nhu cầu nội địa. Dù vậy, việc giữ nguyên xếp hạng cho thấy triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn vẫn vững mạnh, vĩ mô tiếp tục ổn định, nợ chính phủ giảm và nguồn tài chính từ bên ngoài tốt hơn so với các nước cùng xếp hạng. Dự trữ ngoại hối cũng được tích trữ vài năm gần đây khi điều kiện kinh tế ổn định hơn.
Cũng theo đánh giá từ Fitch Ratings , tốc độ củng cố tài khóa năm nay có thể bị trì hoãn do các biện pháp kích thích kinh tế. Fitch dự báo thâm hụt ngân sách nới rộng lên 6,5% GDP năm nay. Tổng nợ chính phủ lên 42,5% GDP. 2 số liệu này có thể tăng nếu dịch bệnh kéo dài hơn dự báo.
Fitch giả định dịch sẽ được ngăn chặn vào nửa cuối năm nay và ngành du lịch toàn cầu bắt đầu phục hồi dần. Fitch kỳ vọng động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% khi nhu cầu bên ngoài và trong nước dần hồi phục theo xu hướng toàn cầu. Xuất khẩu và du lịch có khả năng tăng trở lại và vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất sẽ tăng.
Ngày 31/3, hãng nghiên cứu thị trường Fitch Solutions cũng điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay. Theo đó, tốc độ tăng trưởng có thể chỉ đạt 2,8% - thấp nhất 34 năm. Tốc độ này giảm so với dự báo trước đó là 6,3%, do cả 3 lĩnh vực chính - sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ đều chịu tác động từ Covid-19.
Hà Thanh
Ngân hàng của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo báo lãi kỷ lục hơn 5.000 tỷ đồng Lợi nhuận HDBank liên tục tăng trưởng hai chữ số những năm gần đây. Ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (HDBank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019. Theo đó, tổng thu nhập của HDBank đạt gần 11.400 tỷ đồng trong năm 2019, tăng trưởng 20% so với năm trước, chủ yếu nhờ thu nhập lãi thuần...