Trước thềm lên sàn chứng khoán, OCB báo lợi nhuận quý 3 lao dốc
Nhiều nguồn thu giảm, cộng thêm tăng trích lập dự phòng khiến OCB báo lợi nhuận sau thuế quý 3 giảm gần 22% về mức 517 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với nhiều khoản mục suy giảm. Trong đó, nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần giảm nhẹ 0,8% so cùng kỳ 2019, ở mức 1.087 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư lao dốc mạnh 77% về còn 78 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác đi lùi 7% về mức 39 tỷ đồng.
Ngược lại cũng có nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá. Cụ thể như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 25% lên 193 tỷ đồng. Lãi thuần kinh doanh ngoại hối 39 tỷ đồng, gấp 4,8 lần. Hay lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh gấp gần 86 lần khi đạt 46 tỷ đồng.
Theo đó, OCB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động là 1.483 tỷ đồng, giảm 8,7% so cùng kỳ.
Sau khi trừ chi phí hoạt động 554 tỷ (giảm hơn 9%) và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 282 tỷ (tăng 49%).
Do đó, OCB báo lợi nhuận sau thuế quý 3 giảm gần 22% về mức 517 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng, tổng doanh thu thuần của ngân hàng đạt 5.054 tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế 2.008 tỷ đồng, tăng 29% so cùng kỳ.
Tính tới 30/9/2020, tổng tài sản của OCB đạt 132.992 tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm ngoái.
Cho vay khách hàng đạt 79.178 tỷ đồng, tăng 11,3% so đầu kỳ. Tiền gửi khách hàng cũng tăng 11,7% khi đạt 77.287 tỷ đồng.
Video đang HOT
Về chất lượng nợ cho vay, nợ xấu của OCB tăng gần 30% lên mức 1.700 tỷ đồng. Trong đó tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ với 81% chiếm 409 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn cũng tăng hơn 11% lên 816 tỷ đồng; nợ cần chú ý tăng 35% với 474 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu của OCB tăng từ 1,84% của đầu kỳ lên tới 2,15%.
OCB đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết 876,7 triệu cổ phiếu lên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE).
Trước đó, Ngân hàng đã hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Aozora (AOZ, Nhật Bản). Tới đầu tháng 10, OCB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 8.767 tỷ đồng lên 10.959 tỷ đồng từ việc chia cổ tức.
Giao dịch chứng khoán chiều 29/4: Vui vẻ nghỉ lễ
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên giao dịch khá nhẹ nhàng trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày. Trong tháng 4, VN-Index có mức phục hồi khá ấn tượng hơn 16%.
Sự thận trọng của nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhất là sau khi thị trường đã có chuỗi hồi phục ấn tượng trong tháng 4 khiến các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ dao động trong biên độ hẹp trong phiên hôm nay. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận với sự đột biến trong giao dịch của VGC do khối ngoại bán ra, thanh khoản hôm nay cũng sụt giảm khá mạnh so với phiên trước đó.
Trong phiên chiều, dù có lúc VN-Index nỗ lực bất phá để bứt qua ngưỡng 770 điểm, nhưng vì lực cản mạnh từ VHM, VNM, đặc biệt là SAB khiến chỉ số này không thể chinh phục được ngưỡng cản trên trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ, dù số mã tăng chiếm áp đảo trên bảng điện tử.
Tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt 250 triệu đơn vị, giá trị 4.191 tỷ đồng, tăng 14% về khối lượng và 14,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Tuy nhiên, giao dịch thỏa thuận hôm nay tăng đột biến khi đóng góp 39,2 triệu đơn vị, giá trị 889,7 tỷ đồng, tăng 77,4% về khối lượng và 76% về giá trị so với phiên hôm qua.
Đóng góp vào sự tăng mạnh trong giao dịch thỏa thuận hôm nay đến từ VGC khi khối ngoại bán thỏa thuận tới 15,3 triệu cổ phiếu, giá trị 283,05 tỷ đồng. Đây cũng là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong phiên hôm nay.
Trong các mã lớn, VIC không thể giữ được mốc tham chiếu khi đóng cửa giảm nhẹ 0,11% xuống 91.900 đồng, VHM cũng giảm 1,55% xuống 63.600 đồng, VNM cũng nới đà giảm khi mất 1,49% xuống 99.000 đồng, MSN giảm 1,51% xuống 58.800 đồng, đặc biệt là SAB giảm mạnh 4,12% xuống 163.000 đồng.
Ngoài ra, giảm giá hôm nay còn có VPB giảm 2,38% xuống 20.500 đồng, EIB, TPB, PNJ giảm nhẹ dưới 1%.
Trong khi đó, CTG gây ấn tượng khi leo lên mức cao nhất ngày 20.000 đồng, tăng 4,99%, khớp 9,34 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE.
Các mã ngân hàng khác cũng tăng tốt là VCB tăng 1,49% lên 68.000 đồng, BID tăng 1,28% lên 35.600 đồng, TCB tăng 0,58% lên 17.200 đồng, MBB tăng 0,95% lên 15.950 đồng, HDB tăng 0,49% lên 20.650 đồng.
Ngoài ra, nhóm hàng không cũng tăng mạnh hôm nay với VJC tăng 2,3% lên 115.500 đồng, HVN tăng 3,07% lên 26.900 đồng.
Trong khi đó, POW vẫn duy trì được đà tăng tốt với 2,43% lên 10.550 đồng, khớp 7,6 triệu đơn vị, đứng thứ 3 sau ITA (7,73 triệu đơn vị).
Các mã vừa và nhỏ cũng có sự phân hóa với ITA, KBC, QCG, HAG, DLG... giảm giá, thậm chí FIT giảm sàn, còn HHS, FLC, HQC, AMD, TSC... tăng giá, thậm chí OGC tăng trần.
Trên sàn HNX sau ít phút nới rộng đà giảm đầu phiên chiều, chỉ số chính của sàn này đã quay đầu và tăng vọt lên mức cao nhất ngày trong đợt ATC.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,57 điểm ( 0,54%), lên 106,84 điểm với 82 mã tăng và 68 mã giảm. Trong tháng 4, HNX-Index tăng 15,33%.
Tổng khối lượng giao dịch hôm nay đạt 52,2 triệu đơn vị, giá trị 364 tỷ đồng, tăng 25,6% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,3 triệu đơn vị, giá trị 34 tỷ đồng.
KLF vẫn là điểm nhấn chính trên HNX trong phiên hôm nay khi tăng trần lên 2.400 đồng, khớp 18,76 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần và ATC tới 11,7 triệu đơn vị.
Cùng với người anh em, ART cũng nổi sóng trong phiên chiều khi leo lên mức trần 2.600 đồng, khớp 3,92 triệu đơn vị và cũng còn dư mua giá trần.
Cũng có mức tăng trần hôm nay còn có một số mã khác là HUT lên 1.800 đồng, khớp 2,26 triệu đơn vị, khối ngoại bán ròng 1 triệu đơn vị. PLC tăng trần lên 17.000 đồng, khớp 1,3 triệu đơn vị và cũng còn dư mua giá trần.
Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu lớn, VCB đảo chiều tăng 0,99% lên 20.500 đồng, khớp gần 1,2 triệu đơn vị, SHB vẫn giảm 0,63% xuống 15.900 đồng, khớp 1,36 triệu đơn vị, PVS tăng 2,65% lên 11.600 đồng, khớp 1,45 triệu đơn vị, NVB giảm 1,25% xuống 7.900 đồng, khớp gần 3 triệu đơn vị.
Ngoài ra, VCG tăng 1,57% lên 25.900 đồng, VCS tăng 3,83% 62.300 đồng, VIF tăng 6,18% lên 18.900 đồng...
Trên UPCoM, chỉ số chính của thị trường này giao dịch lình xình trong suốt phiên chiều và đóng cửa giữ được sắc xanh nhạt.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm ( 0,2%), lên 52,22 điểm với 108 mã tăng, 68 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13,5 triệu đơn vị, giá trị 190 tỷ đồng, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,35 triệu đơn vị, giá trị 22,9 tỷ đồng.
Ngoài BSR, phiên chiều có thêm LPB khớp trên 1 triệu đơn vị. Cụ thể, BSR khớp 2,2 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,45% lên 6.000 đồng, LPB khớp 1,75 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,45% lên 7.000 đồng.
Trên thị trường phái sinh, diễn biến các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 lại trái ngược với chỉ số này. Cụ thể, trong khi VN30-Index giảm nhẹ 0,06% xuống 715,33 điểm, thì cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng điểm, trong đó hợp đồng có thời hạn đáo hạn gần nhất là VN30F2005 tăng 1,22% lên 702,5 điểm với 223.231 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 34.172 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, số mã tăng có phần ưu thế hơn với 21 mã, trong khi có 17 mã giảm, số còn lại đứng giá tham chiếu. Trong đó, mã CMWG2001 có thanh khoản nhất với 452.650 đơn vị, đóng cửa giảm 16,67% xuống 50 đồng.
Cẩn trọng tạm ứng tiền từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn dài và để khắc phục khó khăn tài chính cho người đóng, có rất nhiều sự "linh hoạt" được áp dụng, nhưng rủi ro hợp đồng mất hiệu lực cũng hiện hữu. Ảnh Shutterstock. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm các công ty bảo hiểm nhân thọ đã...