Trước thềm đại hội cổ đông, ngân hàng rộn ràng tin chia cổ tức
Thông tin về việc chia cổ tức ngân hàng đang được cổ đông đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng vẫn ăn nên làm ra trong suốt năm qua, bất chấp đại dịch COVID-19.
Tài liệu dự thảo cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết, ngân hàng sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ chia là 25%. Thời gian dự kiến hoàn thành trong quý III năm nay, nâng vốn điều lệ từ 27.019 tỷ đồng lên trên 33.700 tỷ đồng.
ACB cũng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng 25% lên 15.018 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Trong báo cáo mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI ước tính ACB sẽ đạt 14.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái), nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 16% và 7%.
Trong khi đó, kế hoạch kinh doanh năm 2022 của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25-30%, duy trì mức cổ tức từ 20-25% cho cổ đông.
Năm 2021, OCB đã thực hiện tăng vốn từ 10.959 tỷ đồng lên 13.699 tỷ đồng thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Gần 274 triệu cổ phiếu đã được phát hành ra thị trường, nâng tổng số cổ phiếu đang lưu hành lên gần 1,4 tỷ cổ phiếu.
Còn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB từng chia sẻ sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021. Các kế hoạch liên quan tăng vốn sẽ được MSB trình Đại hội đồng cổ đông thông qua và triển khai trong năm 2022.
Lãnh đạo MSB cũng cho biết mục tiêu lợi nhuận năm 2022 của ngân hàng đặt ra ở mức 6.800 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 30%, quy mô tài sản đạt 230.000 tỷ đồng; tín dụng tăng 20-25% tùy vào phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước; nợ xấu kiểm soát ở mức dưới 1,5%.
Trong đại hội cổ đông thường niên tới đây, dự kiến kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 15% cũng sẽ được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) trình đến cổ đông.
Năm 2021, SHB đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 với tỷ lệ 10%, năm 2020 với tỷ lệ 10,5% và phát hành thành công cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá ưu đãi 12.500 đồng/cổ phiếu, qua đó tăng vốn điều lệ lên 26.674 tỷ đồng.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Video đang HOT
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới đây đã phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 27,6%. Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng thêm 10.236 tỷ đồng, lên hơn 47.325 tỷ đồng.
Trong cuộc họp cuối tháng 4 sắp tới, Vietcombank dự kiến trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ năm 2022. Được biết, Vietcombank còn có kế hoạch phát hành gần 308 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 6,5% vốn điều lệ cho tối đa 99 nhà đầu tư. Vốn điều lệ qua đó nâng lên hơn 50.401 tỷ đồng
Tương tự tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25,7%, nâng vốn điều lệ lên 50.585 tỷ đồng vừa được hoàn thành. BIDV còn có kế hoạch phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới, tương đương 8,5% vốn điều lệ qua chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.
Tính đến thời điểm này, mới có Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên và đã thông qua phương án nâng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. Trong đó, VIB sẽ chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên (ESOP) từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Không khó để nhận thấy nhiều ngân hàng “chuộng” phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng 2022 của Công ty chứng khoán MBS ước tính có khoảng 75% hoạt động tăng vốn đến từ việc chia tách cổ phiếu, 22% thông qua hoạt động phát hành riêng lẻ và phát hành quyền chọn mua cổ phiếu và khoảng 3% đến từ phát hành ESOP.
Theo giới chuyên gia, các ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư công nghệ, cấp tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022. Trong đó, Thống đốc chỉ đạo một trong những nhiệm vụ của các ngân hàng trong năm nay là phải giảm chi phí hoạt động, tiết giảm lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền để dành nguồn lực giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Ngành ngân hàng đẩy mạnh kích cầu tín dụng cuối năm
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 29/10, tăng trưởng tín dụng bất ngờ ghi nhận mức tăng 8,72% so với cuối năm 2020, cao hơn so với mức tăng 6,5% ở cùng kỳ năm trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tác động đến nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp trong nhiều tháng.
Tuy vậy, tại TP Hồ Chí Minh là nơi chịu tác động nặng nề nhất trong đợt dịch vừa qua thì tín dụng phục hồi vẫn còn rất chậm.
Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Phục hồi còn chậm
Báo cáo gần đây của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho biết, với mức tăng trưởng tín dụng 8,72% đã có khoảng 77.700 tỷ đồng tín dụng mới được bổ sung cho nền kinh tế trong tháng 10, gần gấp đôi so với tháng 9.
Trong đó, lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, với 34.900 tỷ đồng được cấp vay mới trong tháng 10 và lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng được bổ sung 15.600 tỷ đồng. Dữ liệu cho thấy, tín dụng đã có mức tăng trưởng tích cực hơn so với kỳ vọng và thể hiện sự hồi phục của nền kinh tế sau giãn cách.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 10/2021, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn đạt khoảng 6,7%. Dù mức tăng này cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên so với tháng trước đó thì nhìn chung tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phục hồi vẫn còn khá chậm sau một tháng "mở cửa".
Mức tăng 6,7% trong 10 tháng, tín dụng ở TP Hồ Chí Minh cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng tín dụng chung của cả nền kinh tế. Tuy vậy, với lịch sử tín dụng qua các năm, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong 2 tháng cuối năm.
"Việc tín dụng ở TP Hồ Chí Minh tăng trưởng chậm không phải do các ngân hàng thiếu vốn. Ngành ngân hàng thành phố cam kết cung ứng đủ vốn cho nhu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Thực tế, trong tháng 10, trên địa bàn ghi nhận nhiều hồ sơ đăng ký tín dụng phát sinh, nhưng đang trong quá trình thẩm định triển khai cho vay nên chưa được tính vào dư nợ tín dụng tháng. Với các tín hiệu gần đây, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thành phố sẽ phục hồi mạnh hơn trong 2 tháng cuối năm", ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, hiện ngành ngân hàng thành phố đang tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt là triển khai hiệu quả Thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 7/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ước tính, dư nợ hỗ trợ có thể lên tới 1 triệu tỷ đồng với 400.000 lượt doanh nghiệp trên địa bàn sẽ được hỗ trợ.
Song song đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh sẽ giám sát chặt chẽ việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, khi các ngân hàng đã đồng thuận giảm bình quân 1 điểm % trên dư nợ hiện hữu tính từ đầu tháng 7/2021 đến nay. Đây được xem là chính sách hỗ trợ rất thiết thực cho doanh nghiệp, vì giúp doanh nghiệp giảm được chi phí tài chính, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp
Mới đây, trả lời chất vấn của đại biểu tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu. Vì thế, cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tại TP Hồ Chí Minh, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố cho rằng, trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa nới lỏng điều kiện vay vốn, ngành ngân hàng thành phố đã trao đổi, thống nhất phương án xử lý đối với các phương án sản xuất kinh doanh không có tài sản thế chấp. Bởi, đây là một trong những điểm nghẽn lớn nhất khiến các doanh nghiệp chưa tiếp cận được với vốn tín dụng từ ngân hàng.
Cụ thể, thay vì cần tài sản thế chấp thường là bất động sản, người dân, doanh nghiệp có thể thế chấp dòng tiền bán hàng, cho ngân hàng quản lý nguồn thu... để làm cơ sở thu hồi nợ, tạo điều kiện cho ngân hàng thẩm định, giải ngân vốn tín dụng cho các phương án sản xuất kinh doanh.
Như vậy, chỉ cần người dân, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, minh bạch dòng tiền... thì khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng sẽ cao hơn. Đây được xem là giải pháp khá hiệu quả vừa đảm bảo cung ứng vốn cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo tính pháp lý cho các hợp đồng cấp tín dụng của ngân hàng trong bối cảnh ngành này cũng đang đối mặt với rủi ro nợ xấu tăng cao.
Giải pháp này được ngành ngân hàng thành phố triển khai trong khuôn khổ chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng, để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với vốn tín dụng của ngân hàng một cách thuận lợi và ưu đãi nhất.
Về phía các ngân hàng thương mại, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, nhiều ngân hàng đã tung các gói, chương trình ưu đãi nhằm kích cầu tín dụng trong giai đoạn này.
Chẳng hạn, tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank), ngân hàng này đã dành nguồn vốn hơn 5.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh tham gia chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 0,5-1,5%/năm.
Đồng thời, từ tháng 10, Sacombank triển khai nguồn vốn 20.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,5%/năm cho kỳ hạn vay đến 3 tháng, 5,5%/năm với thời hạn lên đến 6 tháng và từ 4%/năm dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nguồn vốn được ngân hàng áp dụng đến hết ngày 31/12/2021.
Mới đây, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đã dành 5.000 tỷ đồng và 150 triệu USD với mức cho vay với lãi suất từ 5,1%/năm đối với VND và 2%/năm đối với USD cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, thời gian vay vốn lên đến 9 tháng tùy thuộc vào từng điều kiện cấp tín dụng.
Ngoài việc dành một lượng vốn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch, ngân hàng này cũng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ; giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ; hạ lãi suất cho vay đối với các khách hàng bị ảnh hưởng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Còn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), đại diện ngân hàng cho biết, đã triển khai nhiều giải pháp gói giải pháp tài chính dành riêng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp SME. Cụ thể, từ nay đến hết ngày 19/3/2022, SCB triển khai chương trình ưu đãi lãi vay dành cho các khách hàng tham gia sản phẩm "Vay vốn siêu tốc, phát lộc kinh doanh" với lãi suất ưu đãi, chỉ từ 6,99%/năm.
Các ngân hàng kỳ vọng, thông qua các gói kích cầu này, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong 2 tháng cuối năm. Qua đó, giúp doanh nghiệp, người dân khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh chóng hơn sau thời gian dài "đóng băng" để phòng chống dịch.
Lãi suất ngân hàng tiếp tục điều chỉnh Khảo sát trong tuần đầu tháng 11/2021, một số ngân hàng tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động. Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN Trong đó, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hệ thống đang được áp dụng tại các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Á...