Trước sạ vung vãi 2-3 tạ lúa giống/ha, nay có cơ giới hoá, dân miền Tây sạ ít mà vẫn lãi cao
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa, giúp nông dân giảm giá thành và tăng lợi nhuận, mới đây Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) đã tổ chức tọa đàm “Ứng dụng cơ giới hóa để giảm lượng gieo sạ trong sản xuất lúa”.
Tọa đàm tổ chức tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, thu hút gần 40 nông dân huyện Tháp Mười tham dự.
Giảm lượng giống gieo sạ, nhiều cái lợi
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Đoan – Phó Trưởng Văn phòng phía Nam (Cục Trồng trọt) cho biết, ĐBSCL là vựa lúa lớn của cả nước. Những năm qua, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa, hoặc là phải nâng cao năng suất lúa, hoặc là phải hạ giá thành sản xuất.
Tuy nhiên hiện nay, năng suất lúa vùng ĐBSCL đã đạt bình quân rất cao, có thể coi như đã “kịch trần”. Vì vậy giải pháp áp dụng cơ giới hóa để giảm giá thành sản xuất là vô cùng quan trọng, nhất là trong công đoạn gieo cấy.
Khách mời tham gia tọa đàm tổ chức tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười. Ảnh: H.T
Ông Nguyễn Văn Đoan cho biết, mặc dù những lợi ích của việc gieo cấy bằng máy là rất rõ ràng, song tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong khâu này ở các tỉnh ĐBSCL cũng như nhiều địa phương còn rất thấp, nhất là việc sử dụng máy cấy trong canh tác lúa.
Qua khảo sát thực tế, lượng lúa giống gieo bình quân của nông dân ĐBSCL vào khoảng 150kg/ha, nhu cầu lượng giống hàng năm gần 600.000 tấn/vụ cho diện tích gieo cấy khoảng 4 – 4,2 triệu ha.
Điều ghi nhận là hiện nay, bà con nông dân trong vùng đã nhận thức được lợi ích của việc tiết kiệm giống lúa trong khâu gieo sạ.
Ông Nguyễn Văn Đoan so sánh, khoảng 5 năm trước, nông dân gieo sạ rất tốn lúa giống. Diện tích sử dụng từ 100-150kg lúa giống/ha chiếm khoảng 35-40%, còn lại lượng lúa giống gieo sạ bình quân trên 150kg/ha. Thậm chí có những nơi “ngốn” tới 2-3 tạ lúa giống/ha, rất tốn kém. Trong khi thực tế cho thấy, nếu gieo cấy bằng máy, nông dân chỉ tốn 40-50kg lúa giống/ha.
Video đang HOT
Việc giảm lượng hạt giống gieo sạ đem lại nhiều cái lợi. Đầu tiên là lúa được gieo mật độ phù hợp sẽ giúp ruộng thông thoáng, cây lúa có môi trường phát triển thuận lợi, qua đó giảm sâu bệnh, tăng hiệu suất sử dụng phân bón, lượng nước tiêu tốn cho sản xuất cũng ít hơn.
Do sử dụng lượng hạt giống ít hơn nên bà con sẽ có điều kiện mua hạt giống tốt nhất cho sản xuất. Quan trọng nhất là chất lượng hạt gạo được nâng lên và giá bán tốt hơn.
Lợi nhuận tăng 5-6 triệu đồng/ha
Gieo cấy bằng máy, nông dân chỉ tốn 40-50kg lúa giống/ha. Ảnh: H.T
Thực tế cho thấy, sau 4 năm ngành khuyến nông thực hiện chương trình giảm lượng giống gieo sạ, đến năm 2019, lượng giống gieo sạ từ 80 – 100kg/ha chiếm khoảng 10 – 15% diện tích; lượng giống gieo sạ 100 – 150kg/ha đạt tỷ lệ 50 – 70%; gieo sạ trên 150kg/ha đã giảm đáng kể.
Theo ông Nguyễn Văn Đoan, nếu chỉ sử dụng khoảng 80kg lúa giống cho 1ha, bà con nông dân sẽ tiết kiệm được một khoản tiền mua lúa giống so với trước đây, qua đó có điều kiện sử dụng giống lúa có chất lượng cao ở cấp xác nhận từ 70% trở lên; chi phí đầu tư giảm từ 3 – 4 triệu đồng, lợi nhuận tăng thêm 5 – 6 triệu đồng/ha.
Tham gia tọa đàm, thạc sĩ Ngô Văn Đây – Phó Văn phòng Thường trực tại Nam Bộ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa hiện nay ở ĐBSCL đã đạt được nhiều kết quả lớn, tuy nhiên việc ứng dụng cơ giới hóa trong khâu xuống giống hiện mới chỉ đạt 5%.
Trong thời gian gần đây, có nhiều sản phẩm cơ giới có thể hỗ trợ trong việc gieo sạ lúa như máy cấy, thiết bị bay không người lái, bình phun xịt tự động, máy sạ hàng, máy sạ theo khóm… Trong đó máy cấy, máy sạ theo khóm có thể giảm được từ 60 – 70% khối lượng lúa giống, giảm 15 – 20% phân bón, giảm từ 30 – 40% thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất từ 10 – 12% (tương đương từ 5 – 7 tạ/ha). Đặc biệt, việc cấy lúa bằng máy sẽ góp phần tăng khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu cực đoan như hiện nay.
Ông Đây cũng lưu ý rằng, hiện nay, nông dân ưu tiên lựa chọn các giống lúa ngắn ngày, nhưng khi sử dụng máy cấy cần chọn giống lúa sinh trưởng trên 95 ngày. Tuổi mạ cấy lý tưởng là 10 – 13 ngày tuổi; bình quân khay mạ sử dụng từ 180 – 200gram lúa. Mật độ cấy từ theo giống lúa và điều kiện thâm canh nhưng cần đảm bảo bụi cách bụi trên hàng từ 16 – 18cm trở lên, 18 – 25 khóm/m2.
Về mặt phân bón, cần tuân thủ “nặng đầu, nhẹ cuối”, theo đó 70% lượng đạm tập trung vào ngày 12 – 20 ngày sau cấy.
Nhà nông đau đầu lo giữ đàn gia cầm mùa nóng
Dù mới bước vào đầu mùa hè, song thời tiết những ngày qua đã có nắng nóng gay gắt khiến nhiều chủ trang trại vất vả lo chống nóng cho đàn vật nuôi.
Mới đây, việc đàn gà công nghiệp (gà trắng) tại một trại nuôi bị sốc nhiệt và chết hàng vạn con đã khiến nhiều chủ trang trại thêm lo lắng...
Sốc nhiệt, gà chết la liệt
Chia sẻ với chúng tôi, anh Phạm Minh - chủ một trại nuôi gà công nghiệp ở Thái Nguyên cho biết, hệ thống điện 3 pha của gia đình anh bị chập đã dẫn đến hậu quả gần 10.000 con gà lông trắng (hơn 1 tháng tuổi) chết la liệt giữa trưa nắng ngày 20/5 mới đây.
Nông dân phường Đoàn Kết, TP.Lai Châu chăm sóc đàn gà. Ảnh: Hồng Ngọc - B.L.C
Bà Hạ Thúy Hạnh khuyến cáo, người nuôi cần cách ly gia cầm ốm, những cá thể yếu vào ô riêng để theo dõi, chăm sóc riêng. Cùng với đó, người dân cũng cần thực hiện các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
"Dù chúng tôi đã chuẩn bị dự phòng máy phát điện và giàn phun nước chống nóng cho đàn gà nhưng do sự việc xảy ra vào buổi trưa nắng, cả gia đình đi ngủ nên mất cảnh giác. Do quạt chạy yếu nên đàn gà sốc nhiệt chết la liệt, gia đình trở tay không kịp" - anh Minh cho hay.
Hơn 5 năm tham gia chăn nuôi và cũng từng gặp thất bại, nhưng chưa năm nào anh Minh lại phải gánh chịu cảnh "trắng tay" như lần này. "Toàn bộ tài sản đổ vào nuôi gà, giờ sắp đến ngày thu hoạch lại tuột khỏi tay, đau xót quá" - anh Minh buồn rầu nói.
Tương tự, mới đây trại gà của gia đình anh Phạm Trọng Phương ở Lương Sơn (Hòa Bình) cũng bị thiệt hại hơn 3.000 con vì sốc nhiệt. Dù trang trại nuôi gà được xây dựng trong vườn cây lâu năm, không gian thoáng mát, nhưng do anh Phương thả gà với mật độ dày nên khi nhiệt độ ngoài trời lên cao, gà vẫn bị sốc nhiệt.
Sau khi phát hiện sự việc, anh Phương đã gọi điện thoại cầu cứu các "đồng nghiệp" và tìm được phương án khả thi ngay. Theo đó, anh Phương đã nhanh chóng dựng lán tạm để di tản, tách đàn nên đã kịp thời cứu được số gà còn lại của gia đình.
"Lần thiệt hại này không quá lớn nhưng cũng là bài học đắt giá cho vợ chồng tôi thời gian chăn nuôi về sau" - anh Phương nói.
Cả vạn con gà chết vì sốc nhiệt ở một trang trại tại huyện Phú Lương (Thái Nguyên). Ảnh: H.Đ
Bí quyết chống nóng cho gia cầm
Riêng khu vực Hà Nội có khả năng xảy ra 8-10 đợt nắng nóng (từ hai ngày trở lên); trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất có thể đạt hơn 41 độ C, tập trung vào cuối tháng 5, 6, 7.
Chia sẻ phương pháp chống nóng hiệu quả cho đàn gia cầm, bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) cho hay: Ở nước ta vào mùa hè thời tiết oi bức, nóng nắng nhiệt độ thường lên cao 36-38 độ C gây bất lợi cho chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, mật độ cao. Gia súc, gia cầm thường ăn kém, ốm yếu, sức đề kháng bị suy giảm mạnh, năng suất thịt, trứng giảm.
Các loại dịch bệnh như tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng... dễ phát sinh, lây lan gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Theo bà Hạnh, để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng, người chăn nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp chống nóng cho từng loại vật nuôi khác nhau. Riêng đối với nuôi gia cầm chuồng trại kín, do có hệ thống làm mát, khi chạy tối đa công suất theo thiết kế, nhiệt độ chuồng nuôi có thể giảm được 5 - 7 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.
Với chuồng thông thoáng tự nhiên, bà con cần giữ chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ. Nên làm chuồng hướng đông - nam, lợp mái ngói hoặc mái lá cọ. Nên có phên che chống nắng xung quanh, những ngày nhiệt độ cao có thể phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.
"Bà con chú ý nên hạn chế năng chiếu xiên vào chuồng bằng cách che chắnn hay dùng lưới đen hoăc trồng cây xanh, giàn cây leo che mái và hướng nắng. Bên cạnh đó, người nuôi nên cho gà ăn vào sáng sớm và tối, đêm mát, khi ăn xong mọi người nên treo máng ăn lên cho thoáng chuồng nuôi nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi" - bà Hạnh cho biết.
Bên cạnh đó, vào ngày hè, bà con cũng nên giảm độ dày đệm lót (nếu quá dày vì đệm lót sinh nhiệt nhiều) và giảm mật độ nuôi. Cụ thể, đối với gà con nên úm 50 - 60 con/m2; Đối với gà 0,5 - 1kg: nhốt 20 - 30 con/m2; Đối với gà 2 - 3kg: nhốt 7 - 10 con/m2.
Gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao, do đó bà con nên tránh để gà quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh. Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải... cho ăn các loại cám chất lượng tốt, phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vaccine Newcastle, cúm, dịch tả vịt, tụ huyết trùng...
Nuôi cá chạch lạ, ăn no nằm phơi trên mặt nước, cứ 1ha bắt 40-60 tấn Sau nhiều năm gắn bó với con tôm nhưng hiệu quả không bền vững, hiện nhiều nông dân xã Viên Bình (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã chuyển hướng sang nuôi cá chạch quế. Bởi cá chạch quế là loài dễ nuôi và mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp điều kiện tự nhiên tại địa phương. Theo...