Trước nhiều sức ép, Thụy Sỹ chấp thuận cho Tổng thống Ukraine phát biểu trước Quốc hội
Việc chấp thuận diễn ra trong bối cảnh chính quyền Thụy Sỹ đứng trước sức ép phải từ bỏ quan điểm trung lập vốn tồn tại hàng thế kỷ.
Quốc hội Thụy Sỹ đã chấp thuận đề nghị từ phía nhà chức trách Ukraine, qua đó cho phép Tổng thống Volodomyr Zelensky có bài phát biểu trước Quốc hội. (Nguồn: AFP)
Trong tuyên bố tối 5/5, Quốc hội Thụy Sỹ đã chấp thuận đề nghị từ phía nhà chức trách Ukraine, qua đó cho phép Tổng thống Volodomyr Zelensky có bài phát biểu trước Quốc hội.
Nhà lãnh đạo Ukraine dự kiến có bài phát biểu vào phiên họp mùa Hè của Quốc hội Thụy Sỹ bắt đầu từ ngày 30/5. Trong phiên họp này, các nghị sỹ sẽ cân nhắc cung cấp 5 tỷ Franc Thụy Sỹ (5,6 tỷ USD) để hỗ trợ Ukraine trong vòng 5-10 năm tới.
Video đang HOT
Hiện chủ đề bài phát biểu của Tổng thống Zelensky chưa được công bố.
Thụy Sỹ đưa ra lời chấp thuận nói trên trong bối cảnh chính quyền nước này đang phải chịu sức ép phải từ bỏ quan điểm trung lập vốn tồn tại hàng thế kỷ, cũng như chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang các khu vực chiến sự như Ukraine.
Cho tới nay, chính phủ Thụy Sỹ vẫn chưa nhất trí thay đổi chính sách này.
Tổng thống Zelensky thăm Tòa án Hình sự quốc tế ở The Hague, 'tìm công lý' cho Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 4/5 đã đến thăm Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague (La Haye), Hà Lan.
Nhà lãnh đạo Ukraine, Zelensky được Chủ tịch ICC, Thẩm phán Piotr Hofmanski, đón tiếp ngày 4/5 tại The Hague. Ảnh: Guardian
Theo hãng tin Reuters, tại trụ sở ICC, nhà lãnh đạo Ukraine, mặc bộ đồ kaki đặc trưng, được Chủ tịch Tòa án, thẩm phán Piotr Hofmanski, chào đón.
ICC hiện đang điều tra các cáo buộc về tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine và ngày 17/3 đã phát lệnh bắt Tổng thống Vladimir Putin và Ủy viên về quyền trẻ em của Liên bang Nga Maria Lvova-Belova với cáo buộc về những "tội ác được cho là đã thực hiện trên lãnh thổ Ukraine bị 'chiếm đóng' ít nhất từ ngày 24/2/2022". Nga đã bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc này.
Nga, quốc gia không phải là thành viên của ICC và từ chối quyền tài phán của ICC, cũng phủ nhận việc thực hiện các hành động tàn bạo trong cuộc xung đột với Ukraine, mà Moskva gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt".
Trong chuyến công du chính thức đầu tiên tới Hà Lan, Tổng thống Zelensky dự kiến sẽ có bài phát biểu vào buổi sáng ngày 5/5, cũng tại The Hague, với tiêu đề "Không có hòa bình nếu không có công lý cho Ukraine".
Kể từ khi cuộc xung đột với Nga bùng phát vào tháng 2/2022, nhà lãnh đạo Ukraine đã đến thăm một số thủ đô nước ngoài bao gồm London, Paris và Washington D.C.
Hà Lan là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, với việc Thủ tướng Rutte hồi tháng 2 nói rằng ông không loại trừ bất kỳ hình thức hỗ trợ quân sự nào cho Kiev miễn là điều đó không khiến NATO xung đột với Nga.
Tại Hà Lan, Tổng thống Zelensky, sau cuộc gặp gặp các nhà lập pháp Hà Lan vào sang 4/5, cũng sẽ có các cuộc gặp với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo.
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết vào tháng 2 năm nay rằng một trung tâm quốc tế truy tố các tội ác ở Ukraine sẽ được thành lập tại The Hague.
ICC có thể truy tố tội diệt chủng ở Ukraine nhưng không có thẩm quyền đối với các hành động "xâm lược" ở đó.
Một hành động "xâm lược" được Liên Hợp Quốc định nghĩa là "sự xâm lược hoặc tấn công của các lực lượng vũ trang của một quốc gia trên lãnh thổ của một quốc gia khác, hoặc bất kỳ sự chiếm đóng quân sự nào".
Nga đã tăng cường các cuộc tấn công trong bối cảnh Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc phản công nhằm cố gắng giành lại những vùng lãnh thổ đã mất kiểm soát ở phía nam và đông đất nước.
CNN: Mỹ theo dõi Tổng thống Ukraine khiến Kiev vô cùng thất vọng Một báo cáo tình báo bị rò rỉ cho thấy Mỹ đã giám sát nhà lãnh đạo Ukraine thông qua việc sử dụng tình báo tín hiệu. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở Warsaw, Ba Lan ngày 5/4/2023. Ảnh: AFP Đài CNN hôm 9/4 trích dẫn các báo cáo tình báo bị rò rỉ trực tuyến vào tuần trước cho biết Mỹ đã...