Trước ngày xử phạt, mũ bảo hiểm “rởm” đại hạ giá
Chỉ còn vài ngày nữa là tới hạn xử phạt người đội mũ bảo hiểm “rởm”, nhưng hiện nay, trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội, mũ bảo hiểm kém chất lượng vẫn được bày bán tràn lan.
Mũ “rởm” vẫn ngập phố
Ngày 1/7 tới đây, lực lượng chức năng sẽ xử phạt người đội mũ bảo hiểm (MBH) “rởm” khi tham gia giao thông, nhưng theo ghi nhận của PV, trên những tuyến phố ở Hà Nội như: Thái Hà – Chùa Bộc; Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, đường Láng, Phố Huế, Khâm Thiên… vẫn còn nhiều gian hàng bán mũ bảo hiểm kém chất lượng, người bán cứ bán, người mua cứ mua.
Ông Nguyễn Văn Tuấn – chủ cửa hàng bán mũ bảo hiểm trên đường Láng – cho biết: “Đa số người dân có tâm lý thích mua mũ rẻ tiền, kiểu dáng thời trang. Chúng tôi cũng theo nhu cầu của người mua nên bán những loại mũ như thế này”.
Mũ bảo hiểm “rởm” được bày bán công khai. (Ảnh chụp trên đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, HN)
Tiếp tục tìm đến một cửa hàng bán MBH trên đường Phạm Văn Đồng, chủ cửa hàng treo biển đại hạ giá MBH với nhiều loại mũ được quảng cáo là mũ “xịn”, nhưng cũng chỉ có giá cao nhất là 50.000đ, những loại khác có giá từ 20.000-30.000đ.
Video đang HOT
Trao đổi với PV, chủ cửa hàng nói: “Khi chưa đến thời hạn phạt MBH ‘rởm’, mình tranh thủ bán nốt số mũ còn tồn lại. Bao giờ phạt thì mình bán loại mũ khác”.
Chưa có hướng dẫn xử phạt mũ bảo hiểm rởm
Theo kế hoạch 69 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, kể từ ngày 1/7 tới đây, lực lượng chức năng sẽ xử phạt người đi xe máy đội mũ không đủ 3 bộ phận (gọi là 3 lớp). Ba bộ phận gồm: vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ. Loại mũ này thường là bằng nhựa dạng mũ lưỡi trai, mũ cối,… Bằng mắt thường, chúng ta có thể nhận biết được đó là mũ không đủ 3 lớp, không phải là mũ bảo hiểm cho người đi xe máy. Không cần thiết bị đo đếm đối với những chiếc mũ này.
Ngoài ra, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng tổ chức ký cam kết sản xuất kinh doanh và sử dụng MBH đúng quy chuẩn đối với các doanh nghiệp; tổ chức các điểm đổi MBH đạt chuẩn có trợ giá vào giữa tháng 6 đến hết tháng 7/2014.
Theo tìm hiểu của PV, hằng ngày, tại một số chốt trong khu vực nội thành, lực lượng CSGT vẫn nhắc nhở người dân về việc đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, cài quai theo đúng nguyên tắc khi tham gia giao thông, đảm bảo đúng luật giao thông đường bộ. Một số CSGT cho biết, đến thời điểm này, họ vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn xử phạt người đội MBH “rởm”.
“Hiện tại, chúng tôi vẫn nhắc nhở người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, cài quai theo đúng cách để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường. Về kế hoạch xử phạt MBH “rởm” vào ngày 1/7 sắp tới, chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn thực hiện” – một CSGT đóng tại chốt Láng – Lê Văn Lương cho biết.
Theo Khám phá
Tai nạn kinh hoàng khi sử dụng xe đạp điện rởm
Sự trà trộn của các loại xe đạp điện kém chất lượng đang làm cho dòng sản phẩm tiện ích này trở thành thảm họa giao thông mới của Việt Nam với những tai nạn kinh hoàng còn hơn cả tai nạn xe máy.
Với rất nhiều ưu thế: Rẻ, tiện dụng, không cần xăng, không cần bằng lái... đã khiến dòng xe đạp điện đang được rất nhiều gia đình lựa chọn và ngày càng xuất hiện dày đặc trên đường phố. Một chiếc xe đạp điện có giá dao động từ 7 triệu đồng đến 16 triệu đồng. Những dòng xe do Trung Quốc sản xuất, giá chỉ khoảng 3-4 triệu đồng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại về xe đạp điện là sự lộn xộn về nguồn gốc xuất xứ, gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Anh Quân - một người có kinh nghiệm lâu năm trong việc kinh doanh xe đạp điện (hiện nay đã chuyển nghề) cho biết: Thực tế, thị trường xe đạp điện hiện nay có tới 90% là hàng Trung Quốc được nhập vào Việt Nam với giá chỉ 2- 3 triệu đồng. Rất nhiều chủ cơ sở kinh doanh đã gắn mác quảng cáo là hàng chính hãng, sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông để đội giá cao hơn. Khi đến tay người tiêu dùng, những loại xe này thậm chí có giá lên đến 10 triệu đồng và hơn thế nữa. Nếu xe hỏng, cần bảo hành họ lại dễ dàng "hóa trang" với đủ mọi lý do, vì với họ quan trọng nhất là xe bán được giá, tiền đã vào túi.
Cẩn trọng với xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chúng tôi đề cập đến lý do tại sao anh lại ngừng kinh doanh mặt hàng này trong khi lợi nhuận thu về lớn như vậy, anh Quân chia sẻ: Ban đầu, khi dòng xe đạp điện mới nổi, việc buôn bán rất thuận lợi, lãi thu về cũng rất lớn. Nhưng hiện nay, nhu cầu của người dân đang giảm dần, tỉ lệ cạnh tranh ngày một cao và quan trọng hơn là vấn đề liên quan đến chất lượng. Xe đạp điện tuy rẻ nhưng rất dễ xuống cấp, đặc biệt là dòng xe nhập từ Trung Quốc. Sau khi mua về sử dụng, chất lượng không đảm bảo, liên tục hỏng hóc, nguồn cung cấp phụ tùng thay thế, sửa chữa cũng gặp nhiều khó khăn. Khách hàng thường xuyên đến phàn nàn khiến việc buôn bán không ổn định.
Qua khảo sát của phóng viên tại một số cửa hàng chuyên bán xe đạp điện, các chủ cửa hàng liên tục giới thiệu hàng của mình là chính hãng, hàng nhập ngoại "xịn" do Honda, Yamaha sản xuất,... Tuy nhiên, các dòng chữ trên xe lại là chữ của Trung Quốc. Hỏi về vấn đề này, chúng tôi đều nhận được câu trả lời tương tự nhau: Chúng tôi nhập từ các đại lý chính hãng, có thể họ liên doanh sản xuất với đối tác Trung Quốc, làm sao chúng tôi biết được.
Một số người bán hàng còn thẳng thắn chia sẻ với phóng viên: Đây là hàng Trung Quốc nhưng là hàng chính hãng Trung Quốc (không phải hàng nhập lậu) nên giá cũng cao hơn. Đặc biệt, để tìm mua được một chiếc xe đạp điện do Việt Nam sản xuất tại các cửa hàng này là rất khó bởi "mẫu mã kém bắt mắt, ít cạnh tranh về giá nên chúng tôi không bán", một chủ cửa hàng khẳng định.
Vận tốc "siêu khủng"
Không chỉ dừng lại ở việc nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng , hiện nay, xe đạp điện còn trở thành "hung thần" đường phố với hàng loạt vụ tai nạn kinh hoàng.
Theo tiêu chuẩn, xe đạp điện có vận tốc tối đa không quá 25km/h, nhưng thực tế có không ít loại xe đạt vận tốc tới 30 - 40km/h, thậm chí với những dòng xe đời mới thì tốc độ cao nhất đạt được là 60km/h, ngang với tốc độ trung bình của xe máy. ông Nam- chủ cửa hàng xe đạp điện trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: "Đồng hồ đo công tơ mét của xe đạp điện ghi tối đa là 50km/h nhưng thực tế lại không thể chạy quá 25km/h vì đã có bộ điều chỉnh khống chế tốc độ và đã được thử nghiệm, dán tem kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu khách hàng muốn đi nhanh hơn vẫn chúng tôi có thể điều chỉnh được".
Các bác sĩ bệnh viện Việt Đức đang điều trị cho bệnh nhân đi xe đạp điện bị tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Với kinh nghiệm bán hàng lâu năm của mình, anh Quân cho biết: Bất kỳ dòng xe nào cũng vậy, an toàn hay không phụ thuộc vào người điều khiển nó. Không phải cứ đi xe đạp điện mới là an toàn. Thực tế, khi di chuyển với vận tốc cao, tốc độ ngang với xe máy nhưng xe đạp điện lại có trọng lượng rất nhẹ nên khi xảy ra tai nạn, độ văng của xe điện mạnh hơn nhiều so với xe máy, khiến người điều khiển bị chấn thương nặng hơn. Hơn nữa, di chuyển bằng xe đạp điện thường không gây ra tiếng động nên không cảnh báo được người tham gia giao thông tránh đường.
Nói về mức độ nguy hiểm của xe đạp điện, anh Quân cũng cho biết thêm: Tốc độ của xe đạp điện ngang với xe máy nhưng không an toàn bằng xe máy do hệ thống phanh, còi chỉ tương đương xe đạp. Hơn thế, người sử dụng hầu như không đội mũ bảo hiểm, dẫn đến nguy cơ chấn thương nặng nếu tai nạn xảy ra, đặc biệt là chấn thương sọ não.
Với việc tốc độ cho phép quá cao như vậy, những người điều khiển xe đạp điện (chủ yếu là giới trẻ) lại đang rất thờ ơ, coi thường quy định pháp luật và sự an toàn của bản thân cũng như người tham gia giao thông: Ngang nhiên chở ba, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, từ đó đã gây nên những vụ tai nạn thương tâm, đau lòng.
Tuy xe đạp điện có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng tìm mua được một chiếc xe đạp điện hợp lý vẫn là bài toán khó, thách thức người tiêu dùng. Từ chất lượng tù mù cho đến nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, nhiều hàng giả - hàng nhái, hàng kém chất lượng đang khiến xe đạp điện ngày càng mất điểm trong mắt người tiêu dùng.
Mẹo nhỏ giúp bạn chọn xe đạp điện đúng cách Khi mua xe, trước hết phải chọn hãng có thương hiệu và đại lý có uy tín. Những hãng sản xuất lớn bao giờ cũng có chế độ bảo hành rõ ràng và độ tin cậy cao. Riêng việc chọn hàng có thương hiệu chúng ta sẽ tránh được hàng giả, hàng nhái, đồng thời đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý. Để chọn được chiếc xe đạp điện tốt, khi cầm tay lái rung, lắc mà cảm thấy vẫn chắc chắn, không phát ra tiếng kêu lọc xọc là xe tốt. Đặc biệt cảnh giác với những chiếc xe bề ngoài có vẻ hào nhoáng nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy nhiều lớp sơn bong thành từng mảng. Xe chính hãng bao giờ cũng có nước sơn bền, chỉ có thể bị xước do va chạm chứ không thể bị bong.
Theo Nguoiduatin
Mánh "phù phép" nấm linh chi Trung Quốc thành Hàn Quốc Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại nấm linh chi khác nhau với giá cả "thượng vàng hạ cám". Hầu hết, các sản phẩm linh chi này đều được chủ cửa hiệu "phù phép" nhãn mác, khiến người mua rất khó có thể phân biệt được đâu là nấm linh chi Hàn Quốc đâu là nấm linh chi Trung Quốc....