Trước ‘Momo – trò chơi tự sát’, những trào lưu, thử thách nguy hiểm nào đã lan rộng khiến dân mạng lo sợ?
Rooftopping, Thử thách cá voi xanh và gần đây nhất là Trò chơi tự sát là những thử thách gây tác động tiêu cực, thậm chí đe dọa tính mạng người tham gia khiến dư luận không khỏi lo ngại.
Nhiều năm trở lại đây, mạng xã hội tại Việt Nam ngày càng phát triển và thu hút số lượng người tham gia cực lớn. Cùng với những lợi ích mà nó mang lại là những hệ luỵ nguy hiểm mà không phải ai cũng đề phòng được.
Còn nhớ một số phong trào nguy hiểm nổi lên trong giới trẻ và mạng xã hội đã góp phần lan rộng, đưa những cái nhìn có phần tiêu cực đến đông đảo mọi người.
Đó là các trào lưu như nhảy cầu, khoe tự tử… tự bản thân người tham gia gặp bế tắc, stress trong cuộc sống mà không thể giải toả, họ tự tìm đến các biện pháp được cho là giúp thúc đẩy tinh thần nhưng không ngờ chính là làm hại bản thân.
Một thời gian dài, nhiều học sinh, sinh viên đã bị kéo theo trào lưu quái gở này dẫn đến những kết quả nguy hiểm, thậm chí là tính mạng của bản thân.
Trào lưu rạch tay từng lan rộng trên mạng xã hội
Một trào lưu khác có tên rooftopping (chụp ảnh tự sướng tại những nơi có độ cao và nguy hiểm như nóc nhà chọc trời, đỉnh tháp, ống khói… mà không có bất kỳ phương tiện bảo hộ nào)… cũng một thời “làm mưa làm gió” trong cộng đồng mạng.
Những người tham gia thử thách này sẽ có những hành vi nguy hiểm như đứng trên mép của sân thượng, nhào lộn trên nóc nhà,… mà nếu chỉ một chút sơ sẩy là có thể mất mạng.
Biết là nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn thích thú, chứng minh bản thân và sống ảo với người khác. Thậm chí, một số người trẻ khi bị lâm vào bế tắc, khủng hoảng trong cuộc sống, đã dễ dàng lựa chọn cách giải quyết bằng việc tìm đến cái chết.
Điều này giúp lý giải việc xuất hiện các “diễn đàn tự tử” trên mạng, theo đó, người muốn tự tử tìm đến với nhau để được “chết tập thể”.
Video đang HOT
Trào lưu rooftopping (chụp ảnh tự sướng tại những nơi có độ cao và nguy hiểm)
Trào lưu này từng “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội
Chưa dừng lại, một trào lưu khác được đánh giá có mức độ nguy hại lớn, một thời từng được cảnh báo trên rất nhiều phương tiện truyền thông vì đã gây ra cái chết cho không ít người. Đó là Thử thách cá voi xanh (Blue Whale Challenge) xuất hiện trên Youtube.
Khi tham gia, người chơi được yêu cầu trong vòng 50 ngày phải thực hiện hàng loạt thử thách từ dễ đến khó, như: vẽ hình cá voi, trao đổi thông tin về cá voi xanh, xem phim kinh dị một mình, đi ra nghĩa trang một mình lúc nửa đêm, leo lên nóc nhà, dùng vật sắc nhọn như dao hoặc kéo tạo hình cá voi xanh trên cơ thể…
Đến ngày thứ 50, người chơi sẽ buộc phải tự kết liễu đời mình, lấy “cảm hứng” từ việc những con cá voi xanh lao lên bãi biển tự sát.
Khi đó người chơi sẽ được công nhận là người chiến thắng. Nếu không thực hiện yêu cầu, họ bị đe dọa phải trả giá bằng an toàn của bản thân, gia đình.
Thử thách cá voi xanh (Blue Whale Challenge) đã gây ra cái chết cho không ít người
Thử thách cá voi xanh là trò chơi được tạo ra bởi P. Budeikin (Bu-đêi-kin), một người Nga, sinh năm 1996, có lối sống khép kín và khá dị biệt.
Chỉ đến khi mức độ nguy hiểm ngà càng lan rộng thì nhiều phụ huynh mới bàng hoàng phát hiện và cảnh báo con em mình cũng như nhiều người tham gia mạng xã hội.
Thử thách cá voi xanh yêu cầu người chơi thực hiện hàng loạt thử thách từ dễ đến khó trong 50 ngày
Mới đây nhất, một kênh phim hoạt hình với thử thách tự sát cũng đang gây hoang mang trong cộng đồng mạng, đặc biệt là với những trẻ em thích xem phim hoạt hình.
Cụ thể, các trang mạng xã hội đưa ra cảnh báo: clip phim Peppa chứa nội dung kinh dị, xúi giục trẻ em tự sát.
Momo-hình ảnh kinh dị gây ám ảnh 1 thời xuất hiện ẩn bên trong các video hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em như Fortnite, Peppa Pig. Thậm chí, một số bậc phụ huynh phát hiện Momo còn hiển thị trên ứng dụng xem video an toàn cho trẻ em YouTube Kids.
Ở đoạn giữa nội dung phim hoạt hình Peppa Pig, hình ảnh Momo xuất hiện và yêu cầu chú heo này tự sát. Những cảnh kinh dị này chỉ xuất hiện thoáng qua trong video vì vậy rất khó để các bậc cha mẹ và cả YouTube phát hiện.
Clip phim hoạt hình chứa nội dung kinh dị, xúi giục trẻ em tự sát
Trong trò chơi, một người phụ nữ đầu người mình gà với mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi sẽ hướng dẫn người dùng cách tự làm hại bản thân. Hiện vẫn chưa thể xác định rõ chính xác nguồn gốc của “trò chơi tự sát” Momo, ai là người đứng sau trò chơi được lan truyền này.
Tính đến thời điểm hiện tại, “trò chơi tự sát” Momo đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước Châu Âu, Mỹ, khu vực châu Mỹ Latinh. Điều khó hiểu là tại sao những trò chơi dẫn đến cái chết cho con người lại thu hút số đông như vậy.
Đối với các thử thách như cá voi xanh hay rooftopping thu hút đa phần giới trẻ, những người mang tâm lý ưa mạo hiểm, khám phá, tìm đến những trào lưu như một sự giải toả căng thẳng và stress trong cuộc sống.
Còn với trò chơi tự sát nhắm vào bộ phận trẻ em chưa hiểu biết nhiều, chỉ đơn giản là làm theo, bắt chước gây nên những hậu quả khôn lường mà chính chúng không biết. Với những trường hợp này, cần sự lưu tâm của các bậc phụ huynh để không xảy ra tình huống đáng tiếc với con em mình.
Theo Sao Star
Trào lưu #Thử thách 10 năm đang hot trên Facebook tưởng chừng vô hại nhưng nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Trào lưu này có thể là một cơ hội tốt để cho các mạng xã hội thu thập thông tin người sử dụng để phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong những ngày qua, cư dân mạng thế giới cũng như Việt Nam đang "phát cuồng" với trào lưu được hiểu đơn giản là "tôi đã thay đổi thế nào trong một thập kỷ qua". Người tham gia chỉ cần đăng lên trang cá nhân bức ảnh chụp cách đây 10 năm ngay bên cạnh hình ở hiện tại để so sánh sự thay đổi của chính mình ngày ấy và bây giờ. Những bài đăng được gắn kèm các hashtag như #2009vs2019challenge, #10YearChallenge, #10yearAgoChallenge hay #TenYearChallenge.
Tuy nhiên, theo Kate O'Neill, người sáng lập KO Insights và là tác giả của quyển Tech Humanist and Pixels and Place: Kết nối trải nghiệm của con người qua các không gian vật lý và kỹ thuật số, chia sẻ với tờ Wired việc làm này không hề vô hại.
Kate O'Neill nhận định, trào lưu này có thể là một cơ hội tốt để cho các mạng xã hội thu thập thông tin người sử dụng để phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Cụ thể là dùng để đào tạo máy móc về sự lão hóa của người dùng.
Trào lưu #10YearChallenge cũng thu hút người nổi tiếng tham gia như @charlieputh và @kevinhart4real.
Mặc dù, nhiều ý kiến cho rằng dữ liệu đó đã có sẵn và Facebook đã có tất cả các hình ảnh hồ sơ về cá nhân người sử dụng. Tuy nhiên, Kate O'Neill khẳng định, Facebook có thể tận dụng cơ chế trào lưu, hay thách thức mới này để thu được một số lượng lớn dữ liệu tương đồng thay vì phải nhặt nhạnh, phân loại và so sánh từng bức ảnh đăng của một người trong thời gian dài. Điều này rõ ràng tiện lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, không phải ai cũng sử dụng ảnh thật của mình làm ảnh đại diện Facebook. Có rất nhiều người dùng ảnh phong cảnh, thú cưng hay đơn giản là những hình ảnh trừu tượng... để làm avatar. Thế nhưng khi tham gia trào lưu, bạn đã vô tình 'đóng góp' cho Facebook những bức ảnh vô cùng chân thật về bản thân và được dán sẵn hashtag #10YearChallenge giúp thu thập dữ liệu chính xác hơn.
Dẫu vậy, Kate cũng chỉ ra rằng việc thu thập nhận diện khuôn mặt không phải là một điều quá đáng lo ngại, có thể các nhà mạng sẽ áp dụng tính năng này nhằm phát triển sản phẩm của mình, tăng tính tiện lợi và phục vụ sử dụng.
Tuy nhiên cô vẫn muốn nêu rõ các nguy cơ có thể xảy ra để mọi người cân nhắc trước khi tham gia vào trào lưu này hay bất kỳ trào lưu nào khác trong tương lai.
Theo Saostar
Thế hệ 10x đi học: Quậy phá lầy lội khác biệt 8x, 9x ngày xưa, nghĩ ra đủ trò chẳng giống ai Không thua kém gì cư dân mạng, suốt năm 2018 vừa qua, tụi học trò 10x luôn có những sáng tạo của riêng mình và nghĩ ra vô số thử thách, trào lưu "không giống ai". Những "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" luôn thể hiện sự sáng tạo không ngừng, liên tục nghĩ ra các trò mới để làm cuộc...