Trước khi trúng gói thầu 3.200 tỷ, liên danh LILAMA 10 làm ăn như nào?
Liên danh LILAMA 10 cùng với Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Công ty cổ phần Xây dựng 47 vừa trúng gói thầu 1XL-HB hơn 3.200 tỷ đồng thi công xây lắp Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
Công ty cổ phần LILAMA 10 (LILAMA 10, JSC; doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty LILAMA Việt Nam) cùng với Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Công ty cổ phần Xây dựng 47 liên danh nhà thầu trúng gói thầu 1XL-HB hơn 3.200 tỷ đồng thi công xây lắp Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
Theo đó, dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 9.220 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn chủ đầu tư đối ứng chiếm 30%, vốn vay thương mại chiếm 70%.
Dự án có tổng công suất đặt 480 MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ có công suất 240 MW. Sản lượng phát điện bình quân khoảng 488,3 triệu kWh/năm.
Thời gian thực hiện gói thầu là 44 tháng. Sau khi hoàn thành, Thủy điện Hòa Bình mở rộng sẽ tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Bắc, đặc biệt là trong các giờ cao điểm. Đồng thời, dự án còn góp phần cải thiện chế độ làm việc của hệ thống điện, giảm chi phí sản xuất của hệ thống, cải thiện khả năng chống lũ và cấp nước cho khu vực hạ du sông Đà.
Hiện dư luận đang tò mò liên danh LILAMA 10 làm ăn lỗ lãi thế nào trước khi trúng gói thầu 1XL-HB hơn 3.200 tỷ đồng?
Thủy điện Hòa Bình.
Video đang HOT
Đầu tiên là với LILAMA 10, sau 9 tháng đầu năm 2020, LILAMA 10 ước tính giá trị sản lượng đạt 909 tỷ đồng. Doanh thu và lãi trước thuế ghi nhận ở mức 833 tỷ đồng và 15 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 2/12/2020, Hội đồng quản trị LILAMA 10 đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 với doanh thu 1,050 tỷ đồng và lãi trước thuế 19 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này lần lượt đi lùi 3% và 5% so với kế hoạch năm 2020.
Công ty này cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.067 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2019, vượt kế hoạch năm và tăng 36% so cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng, thực hiện 75% kế hoạch năm và giảm nhẹ so cùng kỳ.
Còn năm 2018, Công ty đã vượt nhẹ chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế với 20,3 tỷ đồng.
Tiếp đó là Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12), trong 5 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp vẫn đạt 39% kế hoạch về giá trị sản xuất kinh doanh (1.433 tỷ đồng/3.650 tỷ đồng), tăng 29 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 (năm 2019 đạt 1.404 tỷ đồng); đạt 35% kế hoạch giá trị nghiệm thu (1.273 tỷ đồng/3.680 tỷ đồng), tăng 299 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 (năm 2019 đạt 974 tỷ đồng).
Doanh thu đạt 35% kế hoạch (1.164 tỷ đồng/3.360 tỷ đồng), tăng 273 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 (năm 2019 đạt 891 tỷ đồng), thu nhập bình quân người lao động đạt 8.013.342 đồng/người/tháng.
Những tháng cuối năm 2020, Công ty phấn đấu đạt đạt 3.360 tỷ đồng doanh thu, đạt 20 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nộp Ngân sách Nhà nước đạt 65 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng.
Riêng kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Xây dựng 47, quý 3/2020 doanh thu thuần của Công ty đạt 447,3 tỷ đồng.
Trước đó, do lỗi nhập liệu khiến Công ty cổ phần Xây dựng 47 mất hơn 80% lãi ròng quý 2/2020.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 lập ngày 29/7/2020 của Công ty thì doanh thu và lãi ròng quý 2/2020 đạt hơn 210.5 tỷ đồng và 1.9 tỷ đồng. Còn theo báo cáo đính chính lập ngày 30/7/2020, doanh thu và lợi ròng quý 2/2020 của Công ty đạt 340.4 tỷ đồng và hơn 10.1 tỷ đồng.
Với điều chỉnh, con số kết quả của Công ty cổ phần Xây dựng 47 đã thay đổi mạnh. Doanh thu quý 2 năm nay của Công ty tăng trưởng hơn 93% so với cùng kỳ (trước đó tăng 82.3%); lãi ròng tăng tới gần 268.6% so cùng kỳ (trước đó chỉ tăng 29.5%).
6 tháng đầu năm 2020, Xây dựng 47 báo doanh thu và lãi ròng lần lượt đạt 550.9 tỷ đồng và 12 tỷ đồng, tăng 89% và 185% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nửa đầu năm, doanh thu của Công ty chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng, chiếm gần 92% tỷ trọng doanh thu. So với cùng kỳ, doanh thu từ hợp đồng xây dựng của Công ty gấp hơn 2.3 lần. Phải thu ngắn hạn khách hàng tại thời điể
Cổ phiếu 'họ' Lilama: Người lên đỉnh cao, kẻ rơi vực sâu
Trong khi mã L10 của Lilama 10 tăng phi mã gần 40% trong tuần qua thì Lilama 61 lao dốc tới 25%.
Tuần 7 - 11/12, chứng khoán tiếp tục nối dài chuỗi phiên tăng điểm. Khép lại ngày giao dịch cuối tuần, VN-Index dừng ở mức gần 1.046 điểm tăng 2,4%. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng hơn 6,4%, còn UPCOM-Index tăng 0,16%.
Cổ phiếu Lilama 69-1 liên tục lao dốc từ đầu năm. (Ảnh: L61)
Xuôi theo đà của thị trường, đa số các cổ phiếu có mức tăng khá trong tuần. Tuy nhiên, cũng có nhiều mã đi ngược, lao dốc mạnh. Đáng chú ý, sự phân hóa diễn ra sâu sắc với hai cổ phiếu "họ" Lilama là L10 và L61.
Theo đó, chốt phiên cuối tuần, mã L10 của Công ty cổ phần Lilama 10 (Lilama 10) đứng mức 18.650 đồng/cổ phiếu, tăng 6,88%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 1.200 đồng. Thống kê cho thấy mã L10 tăng trần liên tiếp từ ngày 3/12. Riêng trong tuần qua, mã L10 tăng 39,2%.
Tính chung sau 8 ngày giao dịch, cổ phiếu Lilama 10 tăng 48,6% từ 12.550 đồng lên 18.650 đồng, tức mỗi cổ phiếu L10 có thêm 6.100 đồng. Với hơn 9,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của L10 tăng thêm gần 60 tỷ đồng.
Quan sát diễn biến thị trường có thể thấy cổ phiếu Lilama 10 tăng trần liên tục sau khi Hội đồng Quản trị phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh 2021 với lãi trước thuế 19 tỷ đồng.
Cụ thể, ngày 2/12, Hội đồng Quản trị L10 thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 với doanh thu 1.050 tỷ đồng và lãi trước thuế 19 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này lần lượt đi lùi 3% và 5% so với kế hoạch 2020.
Báo cáo cho thấy, 9 tháng đầu năm, L10 ước tính giá trị sản lượng đạt 909 tỷ đồng. Doanh thu và lãi trước thuế ghi nhận ở mức 833 tỷ đồng và 15 tỷ đồng. Lilama10 cho biết đã điều chỉnh giảm diện tích đất đang quản lý tại phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội xuống còn 7.187 m2 do đã hoàn thành việc bàn giao đất thuê cho UBND quận Nam Từ Liêm.
Ở chiều ngược lại, mã L61 của Công ty cổ phần Lilama 69-1 chốt phiên cuối tuần mức 6.900 đồng, tăng 1,5% so phiên liền trước. Tuy nhiên, tính từ đầu tuần 7/12 - 11/12, mã L61 đã giảm 25% từ 9.200 đồng về mức này.
Đà giảm cổ phiếu Lilama 69-1 diễn ra từ đầu năm. Tính từ 1/1 - 13/12, cổ phiếu L61 giảm 11,5%, tức mỗi cổ phiếu mất 900 đồng.
Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2020, L61 lỗ 771 triệu đồng, giảm 264% so cùng kỳ năm trước. Đáng nói, theo báo cáo tự lập, L61 ghi nhận lãi 528 triệu đồng. Theo giải trình của L61, nguyên nhân là doanh nghiệp điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế theo Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/4/2020 đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Hàng chục tấn cá lồng chết trên sông Bốn ngày sau khi thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy, hơn 20 tấn cá lăng nuôi lồng bè ở huyện Thanh Thủy bị chết. Trưa 5/10, chị Hà Thị Loan, 38 tuổi xã Xuân Lộc (huyện Thanh Sơn) cầm vợt lưới đi dọc dãy bè vớt những con cá lăng nặng hơn 5 kg bơi lờ đờ. "Sáng qua, khi vừa...