Trước khi qua đời, chị dâu gọi tôi đến giao cho một số tiền lớn và nhắc nhở đừng bao giờ để anh trai tôi biết
Chị dâu tôi là con người tốt tính nhưng lại chẳng thể sống thọ được, khi biết cơ thể yếu đi, chị ấy đã gọi tôi đến và giao phó trách nhiệm nặng nề khiến tôi không biết mình có bảo vệ được thứ mà chị giao không nữa.
Hai anh chị lấy nhau đến nay đã 8 năm, có hai đứa cháu rất kháu khỉnh đáng yêu, mỗi lần đến chơi tôi mua rất nhiều quà cho các cháu.
Tôi coi chị dâu như người bạn tâm giao, những lúc buồn vui đều tìm chị để chia sẻ, đôi lúc chị bị bố mẹ tôi chê bai điều gì đó thì tôi luôn là người đứng ra bênh vực bảo vệ.
Chị hiền lành tốt tính là thế, vậy mà số lại không thọ, mới 34 tuổi mà đã mắc căn bệnh hiểm nghèo. Suốt một năm nay chị phải vật lộn chiến đấu với bệnh ung thư hạch. Nhiều lần tôi bảo chị đi bệnh viện để điều trị cho khỏi nhưng chị bảo hạch đã chạy khắp cơ thể rồi, có chạy chữa nữa thì cũng chỉ tốn tiền mà không khỏi bệnh.
Một ngày, chị dâu gọi tôi đến nhà có việc, chị đưa tôi cuốn sổ tiết kiệm trị giá 600 triệu đồng. Chị bảo là trong gia đình chỉ tin tưởng mỗi tôi, muốn tôi giữ lấy để sau này lo chuyện học hành cho các cháu.
Chị bảo tối hôm trước nghe thấy anh trai nói chuyện với ai đó, trong đó chị nghe được đoạn: “Vợ anh đang bị ung thư hạch, chắc cũng chẳng sống được bao lâu nữa, em có muốn về làm mẹ kế của các con anh không?”.
Anh bảo lần nào hỏi chị dâu cũng kêu đau vật vã nên không thể hỏi được. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Kể đến đây chị dâu bật khóc, chị bảo tin yêu chồng là vậy thế mà vợ chưa mất đã vội đi tán gái để lấp chỗ trống. Tôi cũng không ngờ anh trai mình lại là người vô tình đến thế. Chị đang bệnh nặng không lo chăm sóc lại vội đi kiếm vợ mới, tôi cũng chịu anh ấy.
Nếu số tiền đó mà để cho anh trai giữ thì cô vợ mới sẽ cuỗm hết và rồi các cháu sẽ khổ. Sau khi tôi đồng ý cầm sổ tiết kiệm, chị dâu bảo bằng mọi giá phải giữ số tiền đó cho các cháu đừng để anh trai biết, rồi chị đưa tôi đến ngân hàng để sang tên sổ tiết kiệm.
Khi chị mất được một tháng thì anh trai tôi mặt mày tức tối đến nhà bố mẹ trút giận. Anh bảo là toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình có lẽ bị vợ tuồn cho ngoại rồi, lục tung cả nhà cũng không thấy.
Mẹ tôi trách anh sao không hỏi số tiền ấy khi chị còn sống, anh bảo lần nào hỏi chị dâu cũng kêu đau vật vã nên không thể hỏi được. Trong khi mẹ và anh trai nghi ngờ chị dâu gửi tiền về cho bố mẹ đẻ thì tôi chỉ biết ngồi im lặng mà run sợ. Bởi anh ấy mà biết tôi đang cầm số tiền đó thì chắc sẽ đòi bằng được.
Mấy ngày nay anh tôi truy hỏi nhà vợ, đập phá đồ đạc rồi chửi mắng các con khiến bọn trẻ phải chạy sang nhà ông bà nội ở ké. Theo mọi người tôi có nên đưa cuốn sổ tiết kiệm trả lại cho anh ấy để được bình yên không? Chứ cứ thế này thì liên lụy tới nhiều người quá.
Cô bé 12 tuổi bật khóc cầu xin mẹ "Đừng gọi con là mày!"
Xưng hô không chỉ đơn giản là cách nói chuyện, mà đằng sau đó là cả tình cảm, sự trìu mến của ba mẹ dành cho con.
Và khi ba mẹ thường xuyên xưng hô "mày - tao" hay dạy bảo bằng cách đánh mắng con sẽ ẩn chứa hiểm hoạ khôn lường như chính câu chuyện của bé Thạch Thảo trong Điều con muốn nói.
Thạch Thảo là cô bé có vẻ ngoài xinh xắn, đáng yêu cùng chất giọng ngọt ngào khi hát nhạc bolero. Cô bé từng khiến nhiều khán giả bất ngờ với những ca khúc Xin trả lại thời gian, Không bao giờ quên anh trên kênh youtube cá nhân.
Trong Điều con muốn nói, cô bé 12 tuổi đặt vào Chiếc hộp bí mật một mẩu giấy với nội dung: "Mẹ ơi, đừng gọi con là mày nữa!". Em thổ lộ: "Mẹ con rất nóng tính. Nếu con không làm đúng ý, mẹ sẽ xưng "mày - tao" với con. Con nhiều lần nói mẹ thay đổi nhưng mẹ vẫn như vậy".
Cô bé 12 tuổi tổn thương vì mẹ thường xưng hô "mày - tao" khi nổi giận
Ngoài ra, Thạch Thảo còn tiết lộ những lúc tức giận, mẹ sẽ đánh cô bé bằng móc treo quần áo hay bằng bất kì vật gì mẹ nắm được. Cô bé kể: "Trước đây, da mặt con dễ dị ứng, vì ngứa nên con thường đưa tay lên mặt gãi. Mẹ thấy và mẹ đánh con. Một lần, mẹ gọi nhưng con ở trên tầng mải xem tivi, mẹ tực giận mang một cây kéo lên phòng, cắt luôn dây điện. Sau mỗi cơn giận của mẹ, con chạy lên phòng nằm khóc. Có nhiều buổi ăn sáng, mẹ xưng "mày tao" và la mắng con trước mặt các cô, dì trong nhà".
Thạch Thảo cũng nói thêm, nhiều lần em giận mẹ và tủi thân vì mẹ luôn xưng hô nhẹ nhàng với anh trai cô bé. Mẹ tuy là người hiểu Thạch Thảo nhất trong nhà nhưng em mong mẹ bớt nóng nảy và dịu dàng với em hơn.
Chị dù thương con, biết con tổn thương nhưng chị chưa sửa được
Ngồi phía sau "căn phòng bí mật" lắng nghe những lời con gái tâm sự, chị Kim Xuyến kể về lần đầu tiên cãi nhau của hai mẹ con cách đây hơn 1 năm. Khi chị bột phát cơn giận và gọi con gái là "mày", cô bé xin mẹ đừng gọi con như thế! Chị dù thương con, biết con tổn thương nhưng chị chưa sửa được
Riêng ba của Thạch Thảo - anh Ngọc Vinh kể, từ lúc kết hôn, anh biết vợ có tính "nóng như lửa": "Cô ấy thực tâm rất tốt nhưng lại không biết dùng lời ngon ngọt, nói khéo mà luôn nói thẳng, mất kiểm soát trước những cơn giận". Anh tiết lộ, bản thân anh ngày xưa vốn là người nóng tính nhưng sau này anh dần tiết chế, lắng nghe các con, và tập nói lời xin lỗi để trở nên trầm tính như hiện tại.
Người lớn chúng ta đi làm vất vả, lại tự tạo thêm áp lực cho chính mình nên thường trút giận lên con cái
"Người lớn chúng ta đi làm vất vả, lại tự tạo thêm áp lực cho chính mình nên thường trút giận lên con cái. Thạch Thảo là cô bé có cá tính, dám nói ra những điều chưa đúng của cha mẹ. Dù khó mở lời nhưng nếu người lớn nhìn vào ánh mắt buồn bã của con để nói xin lỗi, con cái mới dám gần gũi, chia sẻ mọi điều. Lần đầu tiên, tôi nói xin lỗi con trai đã rất bối rối", anh tâm sự.
Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A nhận định, tính khí của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: gia đình, hoàn cảnh sống...và không thể thay đổi "một sớm một chiều". Nhưng Thạch Thảo bước vào lứa tuổi dậy thì rất dễ tổn thương, nếu ba mẹ hành xử thiếu kiểm soát sẽ gây tổn thương đến tâm lý trẻ nhỏ: "Chúng ta phải để các con cảm thấy được yêu thương, an toàn trong chính gia đình của mình. Tôi buồn cho Thạch Thảo và thương mẹ vì thâm tâm mẹ muốn thay đổi sự nóng tính nhưng vẫn chưa làm được. Trở thành cha mẹ, chúng ta phải học mỗi ngày, đối thoại với con bằng tinh thần cầu thị".
Nữ tiến sĩ tâm lý cũng mong Thạch Thảo có thể trở thành một người bạn giúp mẹ làm dịu cơn nóng giận. Chuyên gia tâm lý còn đưa ra mẹo nhỏ cho chị Kim Xuyến là tập thở để giải phóng năng lượng tiêu cực và ưu tiên nói với con cái những lời lẽ, từ ngữ tích cực, yêu thương.
MC Ốc Thanh Vân thì cho rằng, các bậc phụ huynh sẽ tốt hơn mỗi ngày nếu biết khắc phục những sai lầm trong việc dạy dỗ con cái: "Tôi xót xa khi đôi mắt của Thạch Thảo chứa nhiều nỗi buồn, mà lý ra ở tuổi này con sẽ rất hồn nhiên, vui tươi. Trong quá trình nuôi dạy con, nếu chúng ta mang đến cho con những "vết hằn" sẽ ảnh hưởng suy nghĩ, cách con nhìn nhận các vấn đề trong tương lai. Nói lời xin lỗi rất khó nhưng bố đã làm được, tôi tin mẹ cũng sẽ làm được nếu như trong lòng mẹ thực sự mong muốn", cô khẳng định.
Khi chị dâu ngủ say, anh trai ôm mặt bật khóc Khi biết nguyện vọng cuối đời của chị dâu mà tôi thương anh trai quá và thầm trách chị dâu sao chẳng nghĩ đến hai đứa con đang sống cực khổ với ông bà nội, đến sữa chẳng có mà uống. Vợ chồng anh trai tôi lấy nhau đã 8 năm, hai đứa con nhỏ đang học cấp một, gia đình anh chị...