Trước khi phát minh ra giấy vệ sinh thì con người dùng gì?
Trong những ngày đầu của đại dịch Covid-19, giấy vệ sinh trở nên khó kiếm gần bằng một thiết bị bảo vệ cá nhân.
Giấy vệ sinh là mặt hàng được ưa chuộng những ngày đầu đại dịch Covid-19.
Mặc dù giấy vệ sinh đã tồn tại ở thế giới phương Tây từ ít nhất là thế kỷ XVI sau Công nguyên và ở Trung Quốc từ thế kỷ II trước Công nguyên, nhưng ngày nay vẫn có hàng tỷ người không dùng giấy vệ sinh hàng ngày. Thời sơ khai, giấy vệ sinh còn khan hiếm hơn nữa.
Vậy thì người cổ đại dùng gì để lau sau mỗi lần đi vệ sinh?
Nếu chỉ bằng cách phát hiện khảo cổ học thì thật khó có thể trả lời câu hỏi này. Hầu hết các nguyên liệu đều không còn vì chúng là nguyên liệu hữu cơ và tiêu hủy tự nhiên. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn có thể phục chế lại một số mẫu vật, trong đó có một số dấu vết của phân, và những mô phỏng về tiền thân của giấy vệ sinh trong một số tác phẩm nghệ thuật và văn học.
Video đang HOT
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, con người đã sử dụng tất cả mọi thứ từ những vật có trong tay cho đến lõi ngô, hay cả tuyết để lau chùi sau khi đi vệ sinh. Theo một nghiên cứu đã công bố vào năm 2016, một trong những vật liệu cổ nhất được nhắc đến là que vệ sinh, được sử dụng ở Trung Quốc cách đây 2.000 năm. Que vệ sinh, hay còn gọi là đồ vệ sinh bằng tre, là que bằng gỗ hoặc tre có quấn vải bên ngoài.
Trong giai đoạn Hy La từ năm 332 trước Công nguyên đến năm 642 trước Công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã lau vệ sinh bằng một loại que cuốn bùi nhùi xốp ở đầu. Chiếc que này được để ở nhà vệ sinh công cộng để dùng chung. Một số học giả cho rằng chiếc que này không phải dùng để vệ sinh cá nhân mà để cọ bồn vệ sinh. Que này được làm sạch bằng cách ngâm vào xô nước muối hoặc dấm hoặc xối dưới vòi nước chảy đặt phía dưới bồn vệ sinh.
Người Hy Lạp và La Mã còn dùng các mảnh gốm mài thành hình bầu dục hoặc hình tròn. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di tích của các mảnh gốm này có dính phân và một chiếc cốc uống rượu khắc hình một người đàn ông lau vệ sinh bằng mảnh gốm này. Dường như người Hy Lạp còn vệ sinh cá nhân bằng một loại mảnh gốm có khắc tên kẻ thù mà họ bầu vào diện phải tẩy chay. Sau đợt bầu, họ thường dùng các mảnh gốm này để lau vệ sinh. Tuy nhiên, vật liệu của các mảnh gốm này có thể gây xước hậu môn, làm viêm tấy da và trĩ ngoài.
Những mảnh vỡ của miếng gốm ostraka từ thế kỷ V trước Công nguyên ở Athens, Hy Lạp.
Ở Nhật Bản vào thế kỷ VIII sau Công nguyên, người ta dùng một loại que gỗ khác để làm sạch cả bên ngoài lẫn bên trong hậu môn. Mà mặc dù các loại que vẫn được dùng phổ biến để làm vệ sinh cá nhân trong suốt lịch sử, người cổ đại từng vệ sinh bằng nhiều loại vật liệu khác, như nước, lá, cỏ, đá, lông động vật và vỏ sò. Vào thời Trung cổ, con người còn dùng cả rêu, cói, rơm và các mảnh thảm dệt.
Người ta dùng quá nhiều thứ đến nỗi tiểu thuyết gia người Pháp Franois Rabelais vào thế kỷ XVI đã viết một bài thơ châm biếm về vấn đề này. Bài thơ của ông lần đầu tiên đề cập đến giấy vệ sinh trong thế giới phương Tây, nhưng ông gọi đó là thứ không hiệu quả. Thay vào đó, ông kết luận rằng dùng cái cổ của một con ngỗng là cách tốt nhất. Mặc dù tác giả này chỉ đùa vui thôi, rằng “lông ngỗng cũng hiệu quả chẳng kém bất cứ thứ nguyên liệu hữu cơ nào khác”.
Cứ cho là như vậy, thì thậm chí ngày nay không phải ở đâu cũng dùng giấy vệ sinh. Ví dụ một tờ báo của cộng đồng người Ấn Độ ở Úc SBS Punjabi đã chế giễu người phương Tây đi gom giấy vệ sinh hồi đầu đại dịch và khuyên họ nên dùng nước rửa chứ đừng chùi.
Giải mã bí ẩn cung điện của người Canaan cổ xưa bị lãng quên 3.700 năm
Năm 2009, các nhà khảo cổ đã khai quật một cung điện của người Canaan tại địa điểm khảo cổ Tel Kabri.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, tòa nhà tuyệt đẹp rất có thể từng là trung tâm chính trị quan trọng. Tuy nhiên, cung điện cổ xưa này đã bất ngờ bị bỏ hoang.
Người Canaan là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các nhóm dân cư bản địa khác nhau sống trên khắp các khu vực của nam Levant, nơi ngày nay là Israel, Jordan và các vùng lãnh thổ thuộc về người Palestine. Từ năm 500 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại cũng đã sử dụng tên này để mô tả những người sau này được gọi là người Phoenicia.
Trở lại với cung điện bí ẩn bị lãng quên của người Canaan, các nhà nghiên cứu mô tả đó là một công trình lớn hơn một trung tâm mua sắm hiện đại, có đầy những bức tranh treo tường, có phòng tiệc và các phòng chứa hơn một trăm chum rượu.
Tuy nhiên, vào thế kỉ XVIII trước Công nguyên, ngay sau khi nó được cải tạo, cung điện đã bất ngờ bị bỏ hoang và trong nhiều năm sau này các nhà khảo cổ học đã rất vất vả tìm kiếm câu trả lời cho những gì cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế từ Mỹ và Israel mới đây tuyên bố rằng họ đã tìm ra câu trả lời cho bí ẩn. Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One, các nhà khảo cổ đã kiểm tra địa điểm để tìm xem liệu một thảm họa tự nhiên như lũ lụt hay hạn hán đã dẫn đến việc cung điện bị bỏ hoang. Các nhà nghiên cứu cũng tìm kiếm các dấu hiệu của vũ khí, lửa hoặc các thi thể chưa được chôn cất để tìm hiểu xem các trận chiến hoặc vấn đề bạo lực có xảy ra tại địa điểm này hay không.
Trong quá trình khai quật, các nhà nghiên cứu nhận thấy các đặc điểm bên trong cung điện trông có vẻ kỳ lạ như một số bức tường bị bù lại, một số tầng dốc ở những góc khác thường, được cho là hơi gợn sóng và trông như thể chúng đã bị va chạm.
Bên cạnh đó, họ cũng phân tích các hạt trầm tích mịn bao phủ sàn cung điện và phát hiện ra rằng chúng có chứa thạch cao cùng vật liệu dùng để xây tường.
Sau khi thực hiện các nghiên cứu cần thiết, nhóm khảo cổ kết luận rằng điều này chỉ có thể được gây ra bởi một trận động đất. Họ tiếp tục phân tích thêm các hồ sơ trầm tích từ Biển Chết và phát hiện ra rằng, có một chấn động đã xảy ra trong khu vực vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên, thời điểm cung điện bị bỏ hoang.
Bí ẩn hài cốt nhiều trẻ em chôn cất với tiền xu trong miệng ở Ba Lan Xác chết của 115 trẻ em đã được phát hiện bởi các công nhân xây dựng đường S19 mới ở Jeowe gần thị trấn Nisko, thuộc tỉnh Podkarpackie, đông nam Ba Lan. Phát hiện kỳ lạ này đã xác nhận một niềm tin địa phương có từ lâu đời về sự tồn tại một nghĩa địa trẻ em bị lạc được đặt ở...